Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo thời gian tại Sacombank CN Đồng Tháp
3.2.4. Đổi mới cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
> Cơ sở của giải pháp:
Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực tập trung nhiều đối tượng khách hàng lớn tiềm năng, nhưng cơ chế cho vay đối với khu vực này vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc vay vốn của các doanh nghiệp trong khu vực này, cụ thể là: thủ tục cho vay rườm rà, thời gian xét duyệt hồ sơ chậm, cơ chế đảm bảo tiền vay còn quá chú trọng vào tài sản cố định, chỉ gói gọn trong phương thức cho vay từng lần...
> Mục đích của giải pháp:
Nâng cao doanh số cho vay khu vực ngoài quốc doanh, gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh, tạo được hình tượng thân thiện với các doanh nghiệp vì đó là khu vực đầy tiềm năng và đang trên đà phát triển.
> Thực hiện giải pháp:
về thủ tục cho vay:
- Đơn giản hóa thủ tục cho vay: Tùy vào đối tượng khách hàng mà Chi nhánh có thể đưa ra các khung thủ tục cho vay khác nhau để tạo điều kiện cho khách hàng có thể vay vốn
một cách nhanh chóng.
- Rút ngắn thời gian xét duyệt vốn: khách hàng luôn mong muốn được vay nhanh chóng, vì vậy CBTD phải hoàn tất hồ sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất nhưng phải đảm
về cơ chế bảo đảm tiền vay:
- Đối với đơn vị được bảo lãnh tín dụng một phần và đủ tài sản thế chấp phần còn lại thì yêu cầu đơn vị thực hiện bảo đảm thu nợ theo yêu cầu.
- Đối với những đơn vị được bảo lãnh tín dụng một phần và tài sản thế chấp không đủ để đảm bảo phần còn lại thì yêu cầu đơn vị dùng tài sản hình thành từ vốn vay tiếp tục bảo đảm phần còn lại.
- Đối với những đơn vị không đủ điều kiện để thực hiện như 2 dạng trên thì ngân hàng cần phải chú trọng thẩm định dự án, phương án vay vốn thông qua hợp đồng tín dụng trong đó có các chuyên gia tư vấn theo chuyên môn yêu cầu để quyết định xem có nên cho vay hay
không và cho vay bao nhiêu.
về phương thức cho vay:
Chủ yếu là cho vay từng lần, mỗi lần vay vốn khách hàng lại phải lập những thủ tục cần thiết để vay vốn, như vậy mất nhiều thời gian cho khách hàng cũng như cho ngân hàng. Còn cho vay theo hạn mức tín dụng thì ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau một mức dư nợ tối đa trong thời gian nhất định căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và TSBĐ của khách hàng. Căn cứ vào mức dư nợ đó, khách hàng lập đầy đủ các giấy tờ cần thiết nhưng chỉ phải lập một lần. Trong phạm vi tín dụng thỏa thuận, khách hàng có thể rút vốn mà chỉ cần làm giấy nhận nợ và giấy rút tiền. Mọi khoản thu của khách hàng sẽ được ghi vào bên có để trả nợ ngay. Điều đó sẽ làm giảm lãi phải trả ngân hàng cũng như giảm nợ thực tế để tăng mức dư nợ được vay tiếp theo.
Ngoài ra, ngân hàng nên áp dụng nghiệp vụ thấu chi, ưu điểm của nghiệp vụ này là khách hàng được sử dụng vốn và tiền vay một cách linh hoạt và chủ động. Đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, tài khoản tiền gửi phát sinh không thường xuyên, đồng thời phát sinh nợ chỉ trong thời gian ngắn thì Ngân hàng nên cho phép khách hàng sử dụng tài khoản vãng lai. Khi tài khoản của khách hàng dư có thì khách hàng là chủ nợ của ngân hàng và ngược lại thì ngân hàng là chủ nợ của khách hàng. Tuy nhiên tài khoản chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định. Do nghiệp vụ này mới chỉ áp dụng đối với các công ty lớn, làm ăn có hiệu quả nhưng với nỗ lực của bản thân họ cùng với sự ủng hộ, khuyến khích của Nhà nước thì trong tương lai không xa các ngân hàng có thể áp dụng