Đa dạng hóa các sản phẩm tíndụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cổ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (Trang 81 - 82)

Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay theo thời gian tại Sacombank CN Đồng Tháp

3.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm tíndụng

> Cơ sở của giải pháp:

Đa dạng hóa các sản phẩm luôn là chiến lươc hiệu quả đối với cúa ngân hàng có vị thế như Sacombank. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tạo ra nhiều sản phẩm tín dụng chi tiết hơn, phù hợp cho khách hàng hơn, giúp khách hàng yên tâm hơn đối với các sản phẩm tín dụng.

Nhưng hiện nay gói sản phẩm dành cho khách hàng tín dụng của Sacombank chi nhánh Đồng Tháp chưa đa dạng, chỉ gói gọn trong những sản phẩm truyền thống như cho vay từng lần, chưa đưa ra được các sản phẩm mới, hình thức cấp tín dụng, quy trình cho vay còn thiếu sự linh hoạt. Vì thế, muốn nâng cao tính cạnh tranh, vị thế của mình thì Chi nhánh phải luôn chú ý đến sự phát triển sản phẩm cho vay để tạo sự khác biệt cho mình trên thị trường.

> Mục đích của giải pháp:

Mở rộng đối tượng cho vay và sản phẩm cho vay để phát triển thị phần cho ngân hàng. Bên canh đó, đa dạng về danh mục cho vay lẫn phương thức thanh toán để tạo sự hài lòng, thoải mái cho khách hàng.

> Thực hiện giải pháp:

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ trọn gói: Thay vì ngân hàng phải bỏ ra một chi phí lớn để nghiên cứu đưa ra một sản phẩm mới thì ngân hàng có thể tạo sự mới mẻ cho ngân hàng mình bằng cách kết hợp các sản phẩm hiện có với nhau thành một gói sản phẩm. Do đó, cùng một lúc ngân hàng có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ đến một khách hàng. Bên cạnh đó, sản phẩm trọn gói sẽ giúp ngân hàng kiểm soát thu chi, theo dõi dòng tiền để kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường của doanh nghiệp.

- Đưa ra các mức lãi suất cho vay linh hoạt: Để hấp dẫn khách hàng, Chi nhánh cần xây dựng một danh mục lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, tùy từng thời kỳ hay từng đối tượng mà chính sách lãi suất sẽ có những ưu tiên khác nhau.

- Cho vay kết hợp với liên doanh, liên kết: Hình thức này cho phép ngân hàng mở rộng tín dụng, vừa tạo điều kiện cho ngân hàng giám sát và quản lý vốn. Hơn nữa, với kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vấn đề tài chính cũng như quản lý tài chính một cách hiệu quả.

- Cho vay có đảm bảo bằng các khoản phải thu, kho hàng: Một số doanh nghiệp đã bán được hàng nhưng chưa thu được tiền do các nguyên nhân khác nhau, điều này làm cho doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng có thể giúp các doanh

nghiệp này bằng cách cho họ vay vốn theo một tỷ lệ nào đó trên khoản phải thu, kho hàng. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của các khoản nợ đó. Khoản tín dụng này sẽ giúp doanh nghiệp bù đắp kip thời sự thiếu hụt vốn trong kinh doanh, có điều kiện quay vòng vốn, duy trì sản xuất, từ đó tăng khả năng trả nợ ngân hàng, từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cổ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w