Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN (Trang 79)

2.3.2.I. Kết quả đạt được:

1,3 Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh luôn ổn

định và

chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ tiêu điều hành kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị, Tổng Gi ám đốc đề ra. Nguồn vốn, dư nợ đều tăng, đảm bảo khả năng thanh toán, cụ thể như sau:

1,4 - Đ ầu tiên là về nguồn vốn huy động. Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy

động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng là tiền đề để chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng. Nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng, nguồn vốn dài hạn thì ngược lại giúp chi nhánh giảm được áp lực về chi phí huy động vốn. Bên cạnh việc nghiêm túc triển khai thực hiện và bám sát lãi suất huy động theo văn bản của Nhà nước ban hành và thị trường vốn, bối cảnh kinh tế có một số thuận lợi thì chi nhánh cũng đã cố gắng rất nhiều để đạt được kết quả đó. Mặt khác, dịch vụ rút tiền tự động trên toàn quốc, thẻ visa, hệ thống giao dịch liên ngân hàng là một trong những ưu điểm của chi nhánh. Bên cạnh đó chi nhánh còn tiến hành các chương trình dự thưởng và quà tặng như: Cùng Agribank mừng lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Arib ank chào đón khách hàng thứ 5 triệu, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn cho mùa vàng bội thu... Đ ặc biệt, trong năm 2010 chi nhánh đã kết nối thành công việc phối hợp thu ngân s ách Nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước quận 12 - Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Sài Gòn - Chi cục thuế quận 12 góp phần đáng kể tăng nguồn vốn của chi nh nh. ơn thế nữa, trước sự cạnh tranh của c c đối thủ, chi nhánh đã tận dụng hết nguồn nhân lực trong công tác huy động vốn, đó là quy định mức vốn huy động cho mỗi cán bộ trong chi nhánh, tùy theo cấp bậc và công

1,5 nổi bật mà chi nhánh đã thực hiện để có được một

nguồn vốn huy động với chi phí

hợp lý.

1,6 - Kế tiếp là hoạt động cho vay và chất lượng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng

gắn liền tăng trưởng nguồn vốn là mục tiêu hàng đầu của chi nhánh. Vì vậy trong thời gian qua dư nợ tín dụng tăng khá đồng bộ với nguồn vốn tuy năm 2011 có giảm đi nhưng vẫn đạt kết quả cao so với kế hoạch đề ra. Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhưng sau đó giảm dần góp phần giảm rủi ro tín dụng trước hoàn cảnh kinh tế không thuận lợi. Thực hiện chỉ thị của Nhà nước ưu tiên cho vay nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa đều đạt kết quả khá so với kế hoạch. Về chất lượng tín dụng, như đã b iết nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đều đạt mức thấp hơn tỷ lệ quy định trong khi nợ xấu của Agribank Việt Nam thuộc vào tốp đầu của toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm trong ba năm, riêng năm 2011 là 0% đây kết quả nổi bật trong hoạt động tín dụng của chi nhánh trước những diễn biến kinh tế phức tạp trong thời gian qua. Đ ây là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của chi nhánh từ việc nghiêm chỉnh trong việc thực hiện c ác văn bản chỉ đạo từ nhà nước, trước những chiêu thức cạnh tranh của các ngân hàng kh c chi nh nh đã không ngừng cải thiện, nâng cao quy trình tín dụng, năng lực của cán bộ tín dụng, áp dụng những biện pháp góp phần nâng cao chất lượng tín dụng thể hiện như sau:

1,7 + Thực hiện đúng quy trình cho vay, thủ tục hồ sơ đầy đủ theo quy định. 1,8+ Tổ chức kiểm tra, phân tích đánh gi á và làm rõ thực trạng các khoản

vay

nhằm đảm bảo được khả năng thanh to án đúng hạn.

1,9+ Thường xuyên theo dõi diễn biến phân loại nợ theo Quyết định 636 để thực hiện xử lý và trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

1,12 kinh doanh có hiệu quả; hạn chế những khách

hàng có nhu cầu vốn thuộc

c ác lĩnh vực: kinh doanh bất động sản, kinh doanh

chứng khoán và các

nhu cầu chua tính to án đuợc hiệu quả cụ thể.

1,13 + Triển khai phong trào thi đua thu hồi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. - Tiếp đến là về kết quả kinh doanh. Nhu đã phân tích, truớc những khó khăn, một số ngân hàng bị kém hoặc mất khả năng thanh khoản phải sáp nhập với nhau thì lợi nhuận truớc thuế của chi nhánh lợi liên tục tăng. Đ iều này không những giúp chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu đối với cấp trên mà còn nâng cao chất luợng môi truờng làm việc, mức luơng nhân viên. Thu nhập từ lãi suất cho vay là thu nhập chủ yếu của chi nhánh bên cạnh thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh... Nguợc lại, lãi suất huy động vốn cũng chính là phần chi phí lớn nhất mà chi nhánh phải trả. Hơn nữa, để đối phó với lạm phát, lãi suất luôn ở mức cao điều này vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn cho chi nh ánh. Tuy nhiên chi nh ánh đã thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí, cấp lãnh đạo chỉ đạo thực hiện cân đối giữa thu nhập và chi phí vì vậy chẳng những mang lại lợi nhuận cho chi nhánh mà còn đảm bảo khả năng thanh toán mọi thời điểm.

- Cuối cùng NHNo & PTNT chi nhánh Tây Sài Gòn cũng đã thực hiện tốt công tác đào tạo và tự đào tạo, khuyến khích cán bộ đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Phát động c ác phong trào thi đua, khen thuởng đối với cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh có sự đồng thuận cao trong công việc đó cũng là một trong những lý do giúp Chi nhánh có đuợc kết quả kinh doanh khả quan trong thời buổi kinh tế khó khăn nhu hiện nay.

2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân:

1,14 a. Những hạn chế:

1,15 Mặc dù hoạt động tín dụng tại NHNo & PT T chi nh nh Tây Sài Gòn đạt đuợc kết quả khả quan và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của NHNo & PTNT khu vực phía Nam nói riêng và cả hệ thống nói chung, nhung tình hình tín dụng tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế sau:

- Thứ nhất: về nguồn vốn. Nhìn chung, chi nhánh đã tích cực trong công tác huy động vốn nên nguồn vốn huy động đã đuợc giữ vững và tăng truởng trong thời gian qua. Song trong tổng nguồn vốn thì nguồn vốn thanh toán giá rẻ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp nhất là nguồn vốn không kỳ hạn liên tục giảm. Điều này làm cho chi phí huy động của chi nhánh tăng lên mặc dù nếu huy động bằng vốn ngắn, trung, dài hạn có tính ổn định hơn. Do đó sẽ tạo ra khó khăn cho chi nhánh trong việc áp dụng lãi suất cho vay để vừa bù đắp đuợc chi phí sử dụng vốn, chi phí cho vay và đem lại lợi nhuận. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đô la Mỹ còn chiếm tỷ trọng thấp và chua đạt kết quả Trung uơng giao. Hiện nay, đa phần nguyên nhiên liệu mà các doanh nghiệp dùng trong sản xuất là hàng nhập khẩu nên sẽ phát sinh nhu cầu vay ngoại tệ dùng trong thanh toán. Tuy trong thời gian qua, du nợ ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng thấp nhung về dài hạn nhu cầu vay bằng ngoại tệ nhất định tăng lên, cho nên chi nhánh cần tích cực bổ sung nguồn vốn bằng ngoại tệ của mình.

- Thứ hai: Về du nợ tín dụng. Du nợ trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, ngoại tệ còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng du nợ và chua đạt kế hoạch. Việc cho vay để hỗ trợ sản xuất đối với các ngành tạo ra sản phẩm cho xã hội trong giai đoạn hiện nay là hết sức quan trọng, đặc biệt đối với xuất khẩu hàng nông sản mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho nuớc ta, kết hợp với nhiều yếu tố khác nữa mà có thể đẩy nền kinh tế đi lên, kiềm chế lạm phát, từ đó lãi suất cho vay giảm giúp cho nhu cầu vay vốn tăng lên.

- Thứ ba: Quy trình tín dụng. Một quy trình tín dụng chặt chẽ đúng trình tự, đúng thủ tục rất quan trọng trong hoạt động tín dụng. Trong quy trình tín dụng của chi nhánh đã thực hiện “giao dịch một cửa”, nghĩa là việc làm hồ sơ thẩm định, phát tiền vay, giám sát, thu hồi nợ và lãi vay sẽ do cán bộ tín dụng giữ vai trò chủ đạo. Việc này tạo sự thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch, sẽ nhanh chóng hơn, nguời đi vay sẽ không gặp rắc rối trong việc luu chuyển hồ sơ giấy tờ giữa các bộ phận ngân hàng. Tuy nhiên đó là nguyên nhân của một vấn đề có thể gây ảnh huởng đến chất luợng tín dụng của chi nhánh. Cán bộ tín dụng sẽ dễ đi đến tình trạng thoái hóa nếu không có đạo đức nghề nghiệp, dễ yêu cầu c ác “dịch vụ” kèm theo đối với

- khách hàng của mình, mặt khác khách hàng cũng có thể lợi

dụng điều này để thông

đồng với cán bộ tín dụng trì hoãn thời hạn trả lãi hoặc vốn

gốc, hoặc có khi là đảo

nợ. Mà điều này rất dễ làm rủi ro trong tín dụng gia tăng,

chất lượng tín dụng sụt

giảm. Vì vậy chi nhánh cần tăng cường kiểm tra giám sát trong

khâu thẩm định hồ

sơ.

- Thứ tư: Công tác kiểm tra kiểm so át tuy có được chú trọng và nghiêm túc tuân thủ qui trình nghiệp vụ b an hành nhưng khó kiểm soát hết tất cả các khâu vì chủ yếu là kiểm soát hồ sơ sau khi đã giải ngân. Việc giám sát sử dụng vốn vay chưa thật hiệu quả, đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm nợ xấu của ngân hàng gia tăng. Năng lực của một số nhân viên vẫn còn những hạn chế trong làm việc do thiếu kinh nghiệm.

-Trên đây là một số hạn chế của chi nhánh xuất phát từ những nguyên nhân sau đây.

- b. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ quan:

- Việc dư nợ và vốn huy động vẫn còn một số hạn chế là do chưa có nhiều người biết đến sản phẩm cũng như những ưu điểm của chất lượng dịch vụ chi nhánh. c ông tác makerting chưa mang tính chuyên nghiệp cao, phòng marketing chưa thật sự phát huy được vai trò của mình. Một số cán bộ vẫn còn thụ động trong công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm ngân hàng và tìm kiếm khách hàng. Công tác giới thiệu sản phẩm tới khách hàng còn chưa rầm rộ bằng các ngân hàng cạnh tranh kh c nên chi nh nh cũng mất đi một lượng kh ch hàng đ ng kể.

- Chi nhánh là một ngân hàng Nhà nước, do đó cơ chế quản lý còn nhiều phân cấp. Khó khăn để áp dụng các dịch vụ mới như ở c ác ngân hàng nước ngoài vì mất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát có nhiều tiến bộ những vẫn xảy ra sai sót do chủ quan cá nhân gây ra, một số cán bộ tín dụng chưa nhạy bén trong xử lý cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra.

- Trước những tác động của khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Giá nguyên vật liệu, giá dầu, tỷ gi á USD, gi á vàng... đều tăng cao b ất ngờ. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, người dân cắt giảm chi tiêu, vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong nước giảm. Các nhà sản xuất chịu áp lực chi phí đầu vào, sản phẩm yếu sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, vì thế đầu ra của họ bị thu hẹp nên lượng tiền dùng trong thanh to án cũng giảm. Vì thế mà nguồn vốn huy động giá rẻ - không kỳ hạn của ngân hàng cũng giảm. Riêng địa bàn quận 12 thì cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, các doanh nghiệp nhỏ lẻ hoạt động mang tính chất gia đình nên hoạt động thanh toán còn chưa phát triển mạnh, nhất là thanh toán quốc tế chưa được phát triển như trong nội thành. Mặt khác những nguyên nhân này cũng làm phát sinh nợ xấu trong năm 2009 và 2010.

- Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định và tăng trưởng kinh tế; hạn chế cho vay bằng ngoại tệ thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của mình, nâng tỷ giá đồng đô la. Vì vậy là một ngân hàng Nhà nước nên chi nhánh càng phải thực hiện nghiêm túc các chỉ thị từ cấp trên nên dư nợ ngoại tệ giảm đi. Mặt khác thành phố Hồ Chi Minh là nơi phát triển các hoạt động thương mại dịch vụ, sản xuất công nghiệp, riêng quận 12 tuy là vùng ven của thành phố nhưng tốc độ đô thị hóa khá nhanh nên số người tham gia sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm và vì thế dư nợ nông nghiệp cũng giảm.

- Hơn nữa chi nhánh còn chịu sự cạnh tranh của c ác ngân hàng khác, thường xuyên lách trần lãi suất để thu hút khách hàng. Họ thường xuyên đưa lãi suất huy động lên cao, còn chi nhánh là một ngân hàng hà nước vì vậy mà cần phải nghiêm chỉnh thực hiện khung lãi suất mà NHNN quy định, vì vậy mà chi nhánh cũng mất đi một lượng khách hàng.

- Tóm lại, dù nguyên nhân nào thì cũng cần có sự nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn của bản thân chi nhánh và sự cải thiện môi trường kinh doanh cho các NHTM từ ph a cơ quan nhà nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng ngày càng ổn định và hiệu quả hơn.

- CHƯƠNG III

- GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

NHNo & PTNT CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN

3.3. Dự báo các yếu tố tác động trong thời gian tới:

- Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 tạo nền tảng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong năm 2012 về cơ cấu nguồn vốn huy động, tín dụng, thanh khoản, tài chính, cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, khả năng thích ứng với biến động thị truờng. Tuy nhiên, hoạt động kin doanh của chi nhánh trong thời gian tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn thách thức:

- Kinh tế thế giới dự báo tiếp tục có những biến động khó luờng; kinh tế trong nuớc vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức, lạm phát ở mức cao; chính sách tiền tệ dự báo tiếp tục theo huớng thắt chặt, thực hiện lộ trình giảm lãi suất huy động về mức 12% và giảm lãi suất cho vay về mức trung bình từ 15% - 16%/năm; thị truờng sẽ có nhiều diễn biến phức tạp;

- Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng quyết liệt về sản phẩm, chất luợng dịch vụ, mạng luới hoạt động, kể cả mạng luới trên địa bàn nông nghiệp nông thôn; thị phần của NHNN & PTNT Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung và trên địa bàn Quận 12 nói riêng có xu huớng giảm;

- Chính sách quản lý của Nhà nuớc đối với tiền gửi Kho bạc Nhà nuớc, đồng thời tiền gửi bằng VNĐ của Bảo hiểm xã hội tại chi nhánh đến hạn thanh toán, tiền gửi một số tổ chức kinh tế có vốn đầu tu nuớc ngoài có xu huớng giảm do phải rút ra để tiếp tục thực hiện đầu tu dự án và chuyển lợi nhuận về nuớc ảnh huởng lớn đến nguồn vốn nội tệ của chi nhánh;

3.4. Định h ướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w