Quy trình tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Pơng Drang.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PƠNG DRANG (Trang 37 - 44)

❖ Sơ ồ tín dụng tại chi nhánh

❖ Giải thích quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước: (I) Thẩm định trước khi cho vay; (II) Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay; (III) Kiểm tra, giám sát, tổ chức, thu lãi tín dụng và thu hồi nợ.

Bước I: Thẩm định trước khi cho vay

(1) : Cán bộ tín dụng( CBTD) được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu vay vốn, có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Bộ hồ sơ vay vốn cần phải thể hiện đầy đủ các thông tin như: Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả nợ vay.

(2) : CBTD sau khi hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, căn cứ vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. Sau đó, lập tờ trình kiêm báo cáo thẩm định, đề xuất cho vay hay không cho vay chuyển lên Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh cùng hồ sơ vay vốn.

(3) : Trưởng phòng kinh doanh sau khi nhận được tờ trình và hồ sơ vay vốn của CBTD, kiểm tra lại và ghi ý kiến lên tờ trình cho vay hoặc không cho vay rồi trình lên giám đốc chi nhánh.

(4) : Giám đốc chi nhánh căn cứ báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng, phòng kế hoạch kinh doanh trình, xem xét quyết định cho vay hay không cho vay.

• Nếu đồng ý cho vay thì chi nhánh cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay (trường hợp cho vay đảm bảo bằng tài sản).

• Nếu không đồng ý cho vay thì phải thông báo bằng văn bản cho khách hàng biết.

(5) : Hồ sơ cho vay sau khi được ký duyệt cho vay, CBTD thực hiện nghiệp vụ hoạch toán kế toán, chuyển cho đơn vị thụ hưởng hoặc chuyển vào tài khoản thanh toán hoặc giải ngân tiền mặt cho khách hàng.

Bước II: Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;(6)

Theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam thì NHNo nơi cho vay có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ khách hàng theo quy định nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

• Tạm ngưng cho vay trong trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, khách hàng bị xếp hạng C (loại C là loại yếu kém, có rủi ro cao, Ngân hàng phải mất nhiều thời gian để thu hồi vốn).

• Chấm dứt cho vay: trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng đã cam kết nhưng không khắc phục, sữa chữa, khách hàng ngừng sản xuất có thể phá sản, quá trình tổ chức lại sản xuất, không xác định được người chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về quan hệ vốn vay và trả nợ Ngân hàng.

Bước III: Kiểm tra, giám sát, tổ chức, thu lãi tín dụng và thu hồi nợ (7).

Đến hạn thu hồi cả vốn gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng. Sau đó, chi nhánh tiến hành tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản đảm bảo.

Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và lãi vốn vay như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì chi nhánh đánh giá là khách hàng có khả năngtrả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, sau đó chi nhánh xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và lãi vốn vay

Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và lãi vốn vay như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và chi nhánh đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoản thời gian nhất định sau thời gian cho vay, thì Ngân hàng xem xét cho gia hạn nợ phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

❖Chuyển nợ quá hạn: đến hạn trả nợ gốc hoặc lãi vay, khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được chi nhánh chấp nhận điều chỉnh thì chi nhánh chuyển toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.

❖Thời gian thẩm định/tái thẩm định và quyết định cho vay

Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, ngân hàng phải quyết định và thông báo cho vay hay không cho vay với khách hàng. Nếu quyết định không cho vay, ngân hàng phải thông báo với khách hàng bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

❖Chấm điểm tín dụng xếp hạng khách hàng

Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm hổ trợ ngân hàng cho vay ra quyết định tín dụng, giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi đang còn dư nợ, và cho phép ngân hàng lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có biện pháp đối phó kịp thời. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng còn giúp ngân hàng ước lượng mức vốn cho vay sẽ không thu hồi được để lập dự phòng tổn thất tín dụng, phát triển chiến lược marketing hướng tới những khách hàng ít rủi ro.

NHNo&PTNT Việt Nam xếp hạng tín dụng theo 10 bậc: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D theo mức độ rủi ro tín dụng từ thấp tới cao. Do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là doanh nghiệp (Bảng chấm điểm xếp tín dụng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp - phụ lục A)

Mô hình phân loại khách hàng doanh nghiệp đang được áp dụng tại chi nhánh bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản, trong đó có 4 chỉ tiêu định lượng phản ánh tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, mức độ uy tín trong quan hệ đối với ngânhàng: Chỉ tiêu lợi nhuận; Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ; Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn; Chỉ tiêu nợ xấu tại AGRIBANK; Chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc chấp điểm xếp hạng khách hàng nội bộ trên IPCAS chi nhánh áp dụng theo chuẩn quốc tế.

• Hồ sơ vay vốn

Đối với khách hàng tổ chức:

Nếu quan hệ tín dụng lần đầu thì phải gửi đến chi nhánh các hồ sơ sau:

• Hồ sơ pháp lý: quyết định thành lập; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; giấy chứng nhận đầu tư; quyết định giao vốn/biên bản góp vốn; danh sách thành viên sáng lập; các giấy tờ khác.

• Hồ sơ kinh tế: kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ; báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất; các loại báo cáo kế toán cần có theo yêu cầu của chi nhánh (báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán...).

• Hồ sơ vay vốn: giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu); dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các giấy tờ khác liên quan đến dự án, phương án; các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các chứng từ liên quan đến sử dụng vốn vay; các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định.

Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Hồ sơ pháp lý:

• Xuất trình giấy chứng minh nhân dân/ hộ chiếu, sổ hộ khẩu (nếu có) - đối với đại diện hộ gia đình, cá nhân - để đối chiếu với giấy đề nghị vay vốn;

• Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) - bản sao có công chứng; • Giấy ủy quyền (nếu có) cho người đại diện giao dịch với chi nhánh;

• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác có đăng ký kinh doanh).

Hồ sơ vay vốn

Tùy trường hợp cụ thể theo quy định mà hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác cần cung cấp các giấy tờ sau:

• Giấy tờ chứng minh có nguồn thu nhập ổn định (đối với khách hàng hưởng lương, khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống);

• Các giấy tờ khác.

Khách hàng vay từ lần thứ hai trở đi không phải gửi hồ sơ, trừ trường hợp có sự thay đổi, bổ sung vốn, địa chỉ... phải gửi bản sao cho ngân hàng để kịp thời bổ sung hồ sơ.

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Pơng

Drang.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, và từ đó có biện pháp nhằm khắc phực những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng, làm cho ngân hàng ngày càng phát triển.

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua ba nét chính là: Tổng thu nhập, Tổng chi phí và Lợi nhuận.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh

Pơng Drang từ 2010 - 2012. Đơn vị: Tỷ đồng, % m Tiêu chí 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 ± ± (%) ± ± (%) Doanh thu 56.5 1 3 62.3 5 83.7 2 5.8 10.30% 3 21.4 34.38% Thu từ HĐTD 50.8 6 9 52.8 8 68.0 3 2.0 4.00% 9 15.1 28.72% Thu khác 5.6 5 9.4 3 15.6 7 3.7 8 66.92% 6.2 3 66.10% Chi phí 48.0 1 7 48.8 7 68.9 0 8.7 1.80% 0 20.1 41.13% Chi từ HĐTD 43.3 8 8 43.7 6 63.7 4 3.9 0.91% 7 19.9 45.62% Chi khác 4.6 2 5.0 9 4.6 9 4.6 9 10.13% 1.2 0 2.35% Lợi nhuận 8.4 9 5 13.4 8 14.7 5 4.9 58.32% 3 1.3 9.90% Lợi nhuận HĐTD 7.4 7 1 9.1 2 4.3 4 1.6 21.96% 4.78- -52.51% Lợi nhận khác 1.0 2 4.3 3 10.4 5 3.3 1 323.27% 6.1 1 140.96% Tỷ trọng HĐTD 87.93 % 67.74% %29.27

về doanh thu: Doanh thu của chi nhánh liên tục tăng: năm 2010 doanh thu đạt 56.51 tỷ đồng trong đó thu từ HĐTD là 50.86 tỷ đồng. Năm 2011 doanh thu tăng lên 62.33 tỷ đồng (từ HĐTD là 52.89 tỷ đồng) tương ứng với tốc độ tăng 10.30%. Năm 2012 doanh thu là 83.75 tỷ đồng (thu từ lãi vay 68.08 tỷ đồng), tăng 34.38% so với năm 2011.

Về chi phí: Nếu lãi cho vay là nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh thì lãi huy động vốn là khoản phải trả chủ yếu của chi nhánh. Năm 2010 chi phí là 48.01 tỷ đồng; năm 2011 là 48.87 tỷ đồng tăng 1.8% so với năm 2010. Năm 2012 tăng lên 68.97 tỷ đồng, tăng 41.13% tỷ đồng so với năm 2011.

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Có thể nói lợi nhuận trong 3 năm vừa qua của chi nhánh đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng đang giảm dần: Năm 2011 lợi nhuận tăng mạnh, tăng gần 5 tỷ đồng tương ứng với 58.32% so với năm 2010, nhưng qua năm 2012 dù lợi nhuận vẫn tăng nhưng mức tăng chỉ ở con số hơn 1.3 tỷ tương ứng 9.9%. Năm 2011 doanh thu tăng mạnh trong khi chi nhánh kiểm soát được chi phí khiến cho mức lợi nhuận tăng đột biến, năm 2012 thì mức tăng giữa chi phí và doanh thu bắt đầu tương đồng nhau, dẫn đến mức tăng lợi nhuận không còn ấn tượng như năm 2011.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lợi nhuận tại chi nhánh.

■ Lợi nhuận từ

HĐTD

Biểu đồ 2.2 cho ta biết doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng đều được đóng góp chủ yếu bởi hoạt động tín dụng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm chủ yếu từ68% - 88%, tuy nhiên năm 2012 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 29%, đây có thể coi là năm tuột dốc của hoạt động tín dụng tại chi nhánh, nguyên nhân chúng ta sẽ tìm làm rõ ở những phần sau. Tuy nhiên nếu xét toàn diện các con số trong kết quả hoạt động kinh doanh thì ta vẫn có thể nói hoạt động tín dụng chiếm vị trí chủ chốt và rất quan trọng tại chi nhánh. Đây cũng là đặc trưng của hầu hết các NHTM đặc biệt là ở các chi nhánh trong địa bàn Pơng Drang.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PƠNG DRANG (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w