Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngânhàng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PƠNG DRANG (Trang 71 - 73)

• Chỉ tiêu mà ngânhàng đặt cho từng nhân viên tín dụng vượt quá khả năng thực tế của từng nhân viên cũng như không phù hợp với địa bàn Pơng Drang (trung bình

2.7. Đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngânhàng

2.7.1. Kết quả đạt được

Dù trong những năm vừa qua, nền kinh tế khó khăn, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Pơng Drang vẫn mở rộng được hoạt động tín dụng qua từng năm, gia tăng dư nợ và doanh thu cho vay. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh không ngừng tăng qua các năm.

Không giống như những chi nhánh khác chỉ phát triển chủ yếu mảng tín dụng, NHNo&PTNT Pơng Drang còn phát triển các dịch vụ phi tín dụng. Đóng góp một khoản thu nhập không nhỏ vào tổng thu nhập của chi nhánh, làm một lá chắn cho kết quả hoạt động kinh doanh khi nền kinh tế suy thoái, tín dụng gặp khó khăn. Cụ thể trong năm 2010, 2011 mảng dịch vụ mang về 15 - 35% lợi nhuận cho chi nhánh, và đến năm 2012 tình hình tín dụng gặp khó khăn, mảng dịch vụ mang về đến 60% tổng lợi nhuận cho ngân hàng, đã trở thành một trong những chi nhánh đa năng trong hệ thống Agribank.

2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Trong 2 năm 2011, 2012 chi nhánh NHNo&PTNT Pơng Drang đã quản lý không tốt các khoản cho vay của mình, điển hình tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhanh trong năm 2011 và 2012, nợ xấu từ 1.5% đã lên đến mức 3.49% trong năm 2012. Và thành phần chính góp phần vào tỷ lệ nợ xấu chính là các khoản vay trung và dài hạn, từ ngành nghề bất động sản, thương mại và kinh doanh.

Do ảnh hưởng từ tỷ lệ nợ xấu và quá hạn tăng cao đã khiến cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, làm cho tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đóng góp vào tổng lợi nhuận của chi nhánh thay đổi bất thường.

Trong quy trình tín dụng của chi nhánh thực hiện “giao dịch một cửa”, nghĩa là việc làm hồ sơ, thẩm định, giải ngân, giám sát thu hồi nợ và thu lãi vay sẽ do cán bộ tín dụng giữ vai trong chủ đạo. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch sẽ nhanh chóng hơn, người đi vay sẽ không gặp rắc rối trong việc lưu chuyển hồ sơ giấy tờ giữa các bộ phận Ngân hàng. Tuy nhiên đó là nguyên nhân của một vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Cán bộ tín dụng sẽ dễ đi đến tình trạng thoái hóa nếu không có đạo đức nghề nghiệp, dễ yêu cầu các “dich vụ” kèm theo đối với khách hàng của mình, mặt khác khách hàng cũng lợi dụng điều này để thông đồng với cán bộ tín dụng trì hoãn thời hạn trả lãi hoặc vốn gốc, hoặc có khi là đảo nợ. Mà điều này rất dễ làm rủi ro trong tín dụng gia tăng, chất lượng tín dụng sụt giảm.

Chế độ lương thưởng chưa đủ hấp dẫn để thu hút nhân tài về cho chi nhánh, chỉ tiêu tín dụng đặt ra cho nhân viên thường “quá sức” đối với khả năng của các nhân viên tín dụng tại chi nhánh, làm cho hiệu suất làm việc của nhân viên chưa thật sự ấn tượng.

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGVÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PƠNG DRANG (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w