• Chỉ tiêu mà ngânhàng đặt cho từng nhân viên tín dụng vượt quá khả năng thực tế của từng nhân viên cũng như không phù hợp với địa bàn Pơng Drang (trung bình
3.4. Kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng
3.4.1. Kiến nghị, giải pháp đối với chi nhánh NHNo&PTNT Pơng Drang
Như chương 2 đã phân tích, chất lượng tín dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua có sự giảm sút và nguyên nhân chủ quan là do chiến lược tăng trưởng tín dụng với chỉ tiêu quá cao so mà lại bỏ quên chỉ tiêu chất lượng tín dụng. Do đó để cải thiện chất lượng tín dụng cũng như cải thiện hiệu quả tín dụng thì chi nhánh cần thay đổi các chiến lược:
3.4. Ì.Ì. Hợp lý hóa các chiến lược phát triển hoạt động tín dụng
Chi nhánh cần cân đối lại mục tiêu mở rộng hoạt động tín dụng của mình, nên quan tâm nhiều hơn đến chất lượng tín dụng thay vì chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ. Vì trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế chưa có dấu hiệu tăng trưởng chắc chắn thì việc chú trọng đến tăng trưởng dư nợ mà lơ là đến chất lượng có thể mang lại những hậu quả không mong muốn.
Thay vì cố gắng mở rộng hoạt động tín dụng để tăng cường thị phần bằng mọi cách, chi nhánh có thể phân tích xu hướng của tình hình kinh tế hiện tại, kết hợp với dữ liệu quá khứ để xem xét nên tăng trưởng tín dụng ở mảng nào và cần thận trọng khi cho ở ngành nghề nào? Cụ thể trong thời gian sắp tới ngân hàng nên đẩy mạnh cho vay tiêu dùng ở những hộ gia đình có đời sống cao, hạn chế các khoản cho vay bấtđộng sản, chế biến nông sản và kinh doanh, cần thẩm định chặc chẽ hơn đối với các khoản vay, không thẩm định qua trung gian xã, phường hoặc các tổ chức khác. Tuy như vậy có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh nhưng với chất lượng cao sẽ giúp ngân hàng tăng lợi nhuận ròng trong hoạt động tín dụng.
3.4.1.2. Định hướng cơ cấu danh mục dư nợ và đưa ra các chỉ tiêu cụ thể
Định hướng về cơ cấu danh mục trong dư nợ những năm sắp tới của ban giám đốc khá hợp lý với tình hình hiện tại của địa bàn và tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam, xem xét kỹ cơ cấu dư nợ cho vay của từng ngành, từng thành phần kinh tế, từng thời hạn, từng địa bàn cụ thể để có chiến lược cho vay đúng đắn (giảm dư nợ những ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản... giảm dư nợ các khoản vay trung và dài hạn, tập trung mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân, đối với khách hàng đã có lịch sử về nợ xấu sau khi thu hồi thì chi nhánh không tiếp tục tạo điều kiện cho vay nữa) tuy nhiên để hiện thực định hướng đó thì ban giám đốc nên đề ra chỉ tiêu cụ thể cho từng tháng, quý, năm và đưa ra một số cách thức, phương pháp để nhân viên tín dụng nói riêng và nhân viên trong chi nhánh nói chung có thể dễ dàng hơn trong việc thực hiện các chỉ tiêu đó.
3.4.1.3. Ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên
Ngân hàng cần thành lập các tổ thu nợ đến hạn, quá hạn và xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể đến từng khách hàng tại các vùng, địa bàn trọng điểm. Đối với cán bộ tín dụng có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm từ 5%, nợ xấu 3% tổng dư nợ cho vay, thì nên tạp ngưng công việc cho vay để thu hồi nợ.
Rà soát lại phương pháp cho vay, thu nợ. Bố trí lịch giải ngân, thu nợ, thu lãi cụ thể ở từng địa phương, để CBTD có điều kiện đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ hoặc làm đơn xin gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ kịp thời. CBTD xem xét việc gia hạn nợ và điều chỉnh nợ phù hợp với thu nhập trả nợ của khách hàng và quy định của ngành, nhất là đối với những hộ gặp khó khăn do thiên tai, bão, bệnh tật.
Đảo nợ, giãn/hoãn/giảm nợ: Các biện pháp truyền thống như cho vay đảo nợ, giãn/hoãn/giảm nợ cũng mang lại tác dụng trong việc giúp ngân hàng nhanh chóng hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp hơn. Với việc ngân hàng liên tiếp đưa ra các cam kết về gói lãi suất thấp trong thời gian gần đây, Lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm (Theo kết quả tình hình kinh tế-xã hội 5 tháng đầu năm 2013 được công bố:Lãi suất cho vay VND phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 8-10%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9- 11%/năm ở khối NHTM Nhà nước, 11-12%/năm ở khối NHTM cổ phần) làn sóng đảo nợ sẽ diễn ra khá sôi động. Mặc dù không phải là biện pháp hạ tỷ lệ nợ xấu bền vững, nhưng việc đảo nợ sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị nguồn tài chính trả nợ đồng thời ngân hàng cũng có cơ hội hạn chế đáng kể việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu.
Để giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu phải siết chặt việc thẩm định, thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định tài sản đảm bảo, phê duyệt và quản lý khoản cho vay có chọn lọc theo trật tự ưu tiên, thực hiện đúng theo quy trình cho vay, thủ tục hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý và có hiệu quả. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra, NH cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD. Ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, ngân hàng thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước. Đối với các khoản nợ xấu, ngân hàng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.
Kết hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan pháp luật để xử lý các khách hàng chây ì, nế trách nghĩa vụ trả nợ để làm gương.
3.4.I.4. về quy trình tín dụng
• Quy trình thẩm định cho vay “ một cửa” đã bộc lộ nhiều hạn chế. Chi nhánh nên có sự phân chia trách nhiệm:
Bộ phận quan hệ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;
Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay: thực hiện, phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.
Việc phân tách này sẽ đảm bảo tín công bằng minh bạch, trách tình trạng móc nối giữa khách hàng và cán bộ tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng từ việc giảm rủi ro tín dụng.
• Hoàn thiện lại quy trình chấm điểm tín dụng và thẩm định tín dụng.
Ngày càng hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, đặc biệt hệ thống IPCAS (Interbank Payment and Customer Accounting System - Thanh toán nội bộ ngân hàng và kế toán khách hàng), đảm bảo tính công bằng và hiệu quả. Cần có những văn bản hướng dẫn chấm điểm tín dụng rõ ràng hơn. Phải nghiêm khắc đối với những hành vi nhân nhượng trong quy trình thẩm định tín dụng, vì chỉ cần 1 sự sai sót nhỏ trong quy trình này sẽ tiềm ẩn những hậu quả rất lớn đối với lợi nhuận của ngân hàng.
• Tăng cường việc giám sát các khoản vay sau khi đã giải ngân.
Khi đã giải ngân hết cho khách hàng, ngân hàng vẫn cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra các khoản cho vay về mục đích sử dụng, về giá trị tài sản thế chấp để kịp thời phát hiện và thu hồi vốn về khi phát hiện có những sai phạm. Tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá và làm rõ thực trạng định kỳ các khoản vay nhằm đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn.
3.4.1.5. Nâng cao đội ngũ chuyên môn.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường và giữa các ngân hàng với nhau, thì việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên ngân hàng cũng là hết sức cần thiết. Đặc biệt, trong quan hệ tín dụng, thì công tác thẩm định dự án là rất quan trọng. Do đó, chi nhánh cần thường xuyên hơn trong việc tổ chức các khóa học, để bồi dưỡng cho cán bộ tín dụng kiến thức thẩm định các hồ sơ cho vay vốn.. .bên cạnh đó chú trọng bồi dưỡng đạo đức, học tập kinh nghiệm, lối sống lành mạnh, không tham ô, tha hóa.
Ban giám đốc nên phát triển các cuộc vận động thực hiện các chỉ tiêu riêng lẽ thành những cơ chế ổn định ở chi nhánh. Tức là chi nhánh nên có những chính sách riêng về các khoản thưởng và trợ cấp phù hợp với tình hình của chi nhánh. Tôn vinh những cá nhân, tập thể đã có những nổ lực trong công tác dựa trên doanh số hoàn thành, kiến thức, kỹ năng, năng lực làm việc. tạo động lực cho nhân viên làm việc hết sức và tinh thần gắn bó bền vững với chi nhánh.
Chi nhánh nên phối hợp với hội sở, các đơn vị liên quan để thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho nhân viên. Ngoài ra chi nhánh nên tổ chức các buổi picnic hoặc các buổi tranning để phát triển các kỹ năng mềm cần thiết cho nhân viên tín dụng như khả năng thuyết phục, khả năng giao tiếp tốt...
3.4.2. Kiến nghị đối với toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
Với vai trò là cơ quan chỉ đạo trực tiếp của hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh Pơng Drang, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể các hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Pơng Drang đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống là những biện pháp giúp NHNo&PTNT chi nhánh Pơng Drang nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ nhất chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể kịp thời các chủ trương chính sách của chính phủ và của ngành. Chính phủ thường xuyên đưa ra những nghị định để chỉ đạo hoạt động của ngành Ngân hàng là sự cố gắng rất lớn của Nhà nước nhằm từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự phát triển của ngành. Khi các nghị định này ra đời, việc NHNo&PTNT Việt Nam nhanh chóng đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các chi nhánh thực thi là điều kiện cần thiết giúp giải tỏa kịp thời những vướng mắc để nâng cao hiệu quả.
Thứ hai đẩy mạnh tiến độ cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm tinh giản bộ máy điều hành nhiều cấp bậc, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó có sự kết hợp của các ngân hàng nhỏ còn tạo ra nguồn vốn tín dụng ổn định, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
Thứ ba cán bộ ngân hàng và đặc biệt cán bộ tín dụng: Quy định tiêu chuẩn cán bộ ngân hàng ở các mặt hoạt động nghiệp vụ khác nhau cũng như ở các vị trí cấp bậc khác nhau.. .bằng cách mở các lớp đào tạo thường xuyên chuyên sâu trong từng lĩnh vực mà đặc biệt là lĩnh vực tín dụng.
Tuyển dụng nhân sự và có nhiều kinh nghiệm trong phòng ngừa rủi ro tín dụng để trực tiếp đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực. Tiếp tục mở các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng trên toàn hệ thống. Liên kết hợp tác với các bộ ngành đào tạo đội ngũ nhân viên tín dụng có khả năng tư vấn đầu tư chuyên sâu cho khách hàng vay vốn nhằm tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.
Liên kết với các ngân hàng trên thế giới và cử cán bộ tín dụng đi nghiên cứu, tham khảo các mô hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên thế giới.
Thứ tư đầu tư mới hệ thống công nghệ thông tin, nhanh chóng hoàn thiện và phát triển nhằm phục vụ cho quá trình xử lý thông tin, năng cao chất lượng quản lý, có như vậy mới giảm bớt gánh nặng rủi ro do chênh lệch thông tin gây ra.
3.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Cần xây dựng và bổ sung và hoàn thiện theo từng diễn biến của thị trường tiền tệ ngân hàng các quy chế hợp tác giữa các NHTM Việt Nam sao cho thật bền chắc và có lợi cho các thành viên trong thanh toán, cấp tín dụng, cung ứng ngoại tệ, nội tệ và các dịch vụ khác. Để tạo nên một sức mạnh tập thể để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.
Tăng cường hệ thống giám sát từ xa thông qua hoàn thiện hệ thống các báo cáo có thường xuyên, định kỳ, đột xuất từ phía NHTM gửi cho NHNN có cơ sở phân tích, các định vấn đề từ đó tiến hành thanh tra ngân hàng tại chỗ có trọng điểm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hoạt động ngân hàng.
Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cung cấp thông tin xếp hạng tín nhiệm khách hàng - CIC (Credit Information Center), giúp các ngân hàng có đầy đủ thông tin về khách hàng, hoàn thành tốt và chính xác công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trước khi quyết định cho vay. Từ đó phần nào hạn chế được rủi ro từ các khoản vay, làm cho chất lượng tín dụng được tốt hơn.
Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thị trường tài chính liên ngân hàng., đặc biệt là thị trường tiền tệ để thông qua đó tác động có hiệu quả lên hoạt động cuat NHTM cả hai mặt số lượng cho vay và chất lượng vay. Điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, lãi suất và tỷ giá để tạo môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của các ngân hàng
Cần có chính sách đối với nguồn nhân lực của NHNN, để tạo nguồn nhân lực hoạch định chiến lược, chính sách, giám sát hoạt động ngân hàng và có cơ chế xử lý mạnh để đảm bảo hoạt động NHTM Việt Nam an toàn, hiệu quả góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển.