Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, phụ nữ
Việt Nam nói chung và phụ nữ Bắc Ninh nói riêng luôn thể hiện xứng đáng với truyền thống quý báu “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.
Dưới chếđộ phong kiến, người phụ nữ bị trói buộc bởi các lễ giáo phong kiến như “Tam tòng, tứđức” và những luân lý “nam tôn, nữti”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”... Tuy bịđè nặng bởi lễ giáo và luân lý phong kiến, nhưng
không cam chịu số phận, các thế hệ phụ nữ Bắc Ninh vẫn kiên trì, kiên cường thể hiện vị thế, vai trò quan trọng của mình trong đời sống xã hội, đã có không
ít các bà, các chị vượt lên ràng buộc của xã hội đương thời, góp phần to lớn trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Những cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủđã mang lại quyền lợi thiết thực cho chị em phụ nữ, tạo ra những tiền đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn
là đã nâng cao được giác ngộ giai cấp, tinh thần đoàn kết tạo thành sức mạnh giành thắng lợi trong đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến của quần chúng nhân dân Bắc Ninh trước khi Đảng ra đời.
Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt
vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chính cương vắn tắt của Đảng được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đã đề cập đến vấn đề nam - nữ bình quyền, giải phóng phụ nữ. Trong những năm 1930-1939, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào phụ nữ nói chung và phụ nữ Bắc Ninh nói riêng có nhiều chuyển biến. Phụ nữ
Bắc Ninh từng bước giác ngộvà đi theo cách mạng; họ không chỉvươn lên làm
chủ thân phận của mình, mà còn tích cực hưởng ứng và tham gia các phong
trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và quyền lợi hàng ngày, góp phần thúc đẩy vào sự phục hồi và phát triển của phong trào cách mạng tỉnh Bắc Ninh.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng, trong thời kỳ 1939-1945, phong trào phụ nữở nhiều nơi trong tỉnh như Đình Bảng, Phù Lưu, Trang Liệt (Từ Sơn), Trung Mầu, Dương Húc (Tiên Du), Liễu Ngạn, Liễu Khê, Yên Mỹ,
Dương Đanh, Dương Đá (Thuận Thành)… đã ủng hộ gạo, tiền, quần áo, thuốc men... gửi các chiến sĩ Bắc Sơn. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ trong tỉnh còn tích cực tham gia thực hiện Chỉ thị“Sửa soạn khởi nghĩa” của Tổng bộ Việt Minh với hàng trăm hội viên Hội Phụ nữ Cứu quốc đã được tuyển chọn làm đội viên tự vệ luôn hăng hái tập luyện quân sự, bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng, diệt trừ bọn phản động chống phá cách mạng; nhiều tiểu đội, trung đội tự vệ phụ nữđược thành lập ở TừSơn, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Lương... đã
phát huy vai trò quan trọng của phụ nữ Bắc Ninh luôn đi đầu trong các phong
góp phần cùng nhân dân toàn tỉnh làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Bắc Ninh nói riêng được hưởng quyền tự do, độc lập, từ thân phận nô lệ, đã trở thành người tựdo, độc lập, tự làm chủ đất nước và thân phận của mình. Phụ nữ Bắc Ninh luôn tích cực tập luyện quân sự, tham gia Bình dân học vụ và nhiều hoạt động chính trị, xã hội khác. Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hội Phụ nữ Cứu quốc tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển vững mạnh, hệ thống tổ chức phụ nữ được xây dựng vững chắc. Hưởng
ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ Bắc Ninh tham gia tích cực tham gia công tác chiến đấu, phá hoại, tiêu thổ kháng chiến… Đứng trong hàng ngũ bộđội địa phương, dân quân du kích đã có hàng
nghìn nữ chiến sĩ tham gia đào hào, đắp ụ, xây dựng làng chiến đấu với hàng vạn ngày công. Phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh có 867 hội viên tham gia dân công làm đường, vận tải lương thực, vũ khí lên Điện Biên, chị em luôn ý thức rõ trách nhiệm, vượt qua gian nan vất vả, mưa
rầm, gió bấc, ra sức thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụđược giao. Kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp hòa bình
được lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, quê hương sạch bóng quân thù. Phụ nữ Bắc Ninh vô cùng phấn khởi, tựhào đã góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên kỳ tích lịch sử hào hùng của dân tộc, mở ra thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975), phụ nữ Bắc Ninh không quản mưa bom, bão đạn, một lòng bám đất, bám làng vừa tăng gia sản xuất phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam đánh
Mỹ, thống nhất Tổ quốc. Dưới bàn tay các bà, các mẹ, từng bát cơm, manh áo
sâu nặng tình quân dân đã tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sỹ trong cuộc chiến chống quân thù. Mỗi khi ngớt tiếng bom dội, các bà, các mẹ, các chị lại
băng băng trên các trận địa pháo tổ chức cứu thương, động viên bộđội tiếp tục chiến đấu... anh dũng, mưu trí đấu tranh trực tiếp với kẻ thù.
Bước vào thời kỳ cả nước xây dựng chủnghĩa xã hội từ năm 1975 đến
năm 1986, phụ nữ Bắc Ninh và Hội Phụ nữ các cấp năng động, sáng tạo và chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động có trọng tâm, trọng điểm gắn liền với nhiệm vụ chính trị của địa phương; phát huy những thế mạnh của phụ
nữ vùng Kinh Bắc, đoàn kết, sáng tạo, lãnh đạo phụ nữ toàn tỉnh thực hiện tốt những nhiệm vụđề ra. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đẩy mạnh phong trào người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chị em phụ nữ luôn đi đầu trong các
phong trào lao động sản xuất.
Trong 10 năm (1986-1996) cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, phong trào phụ nữ Bắc Ninh và hoạt động của các cấp Hội theo 5
chương trình trọng tâm đã có những bước phát triển toàn diện cả về bề rộng và chiều sâu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới cùng nhân dân trong tỉnh
vượt qua khó khăn thử thách hoàn thành cơ bản các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh; tập hợp thu hút hội viên phù hợp với nhu cầu, sở thích của đông đảo các tầng lớp phụ nữ; coi trọng công tác chỉđạo điểm, xây dựng mô hình mới, tổng kết triển khai, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình... Trong điều kiện mới, phụ nữ Bắc Ninh tiếp tục có nhiều đóng góp vào xây dựng quê hương ngày
càng giàu đẹp, văn minh.
Trước khi tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới, ngày 11-12-1996, Đoàn Chủ tịch Hội liên Liệp phụ nữ Việt Nam ra Quyết định số267/QĐ-ĐCT công nhận Ban Chấp hành lâm thời Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Ninh có 17 uỷ viên. Ngày 03-01-1997, Nghị quyết số 02/NQ-TƯ của Tỉnh
ủy lâm thời Bắc Ninh thành lập các tổ chức đoàn thể nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
Cơ quan Tỉnh hội Phụ nữ Bắc Ninh có 9 đồng chí cán bộ chuyên trách, từ Tỉnh hội Phụ nữ Hà Bắc trở về.
Ban Chấp hành lâm thời Hội Phụ nữ tỉnh đã nhanh chóng ổn định tổ
chức, kiện toàn bộ máy cán bộ chuyên trách tỉnh hội và các cấp hội, nhằm thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ và quyền lợi hợp pháp của phụ nữ. Tổ chức hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ cùng nhau chăm lo
bảo vệ và thực hiện các quyền lợi chính đáng của mình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.
Hoạt động theo đơn vị hành chính mới, Ban Chấp hành lâm thời Hội Phụ
nữ tỉnh đề ra nhiệm vụ cho các cấp hội phụ nữ là có trách nhiệm tập hợp đông đảo phụ nữ trong tỉnh để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, quán triệt
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, coi trọng phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” của phụ nữ Việt Nam.
Đồng thời đi sâu, đi sát cơ sở, chỉđạo thực hiện có hiệu quả các phong trào hoạt
động như nuôi con khỏe, dạy con ngoan, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia
đình; phối hợp thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; công tác
sản xuất, xã hội ởcơ sở, để làm tốt phải tập trung chỉđạo thực hiện các phong
trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”; “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”.
Ban Chấp hành lâm thời Hội Phụ nữ tỉnh, vừa chỉđạo các huyện, thị Hội thực hiện ba phong trào thi đua vừa tích cực và khẩn trương chuẩn bị Đại hội
đại biểu phụ nữ tỉnh.
Trong công tác vận động phụ nữ, tỉnh Hội đã nghiên cứu, vận dụng các
phương thức hoạt động, hình thức tổ chức phù hợp với tình hình của địa phương và trình độ của các tầng lớp phụ nữ khác nhau. Hội đã xây dựng quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về văn hóa, chính trị, nghiệp vụ. Tỉnh hội đặc biệt coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ Hội từ tỉnh đến
cơ sở, nắm vững quan điểm và phương hướng cơ bản về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳđổi mới đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VII xác định. Việc giáo dục bồi dưỡng này giúp cho cán bộ hội viên cơ sở tin
tưởng và quyết tâm vận động phụ nữ tham gia vào các phong trào của Hội gắn với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương.
Năm 1996, Ban Chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Bắc đã lãnh đạo, tổ chức thành công Đại hội phụ nữ cấp cơ sở và huyện, thị. 123 Chi hội (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) và 6 huyện, thị (nay là 8 huyện, thị), bầu được 1.107 chị vào Ban chấp hành phụ nữcơ sở; 114 chịđược bầu vào Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị.