Ngày 06-11-1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Sau ngày tái lập tỉnh, 01-01-1997, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành
những quyết định về xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đời sống, an ninh, quốc phòng và hệ thống chính trị. Việc tái lập tỉnh đã đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung cũng như của phụ nữ Bắc
Ninh nói riêng, mang đến niềm phấn khởi, tin tưởng và ý thức trách nhiệm đối với việc xây dựng quê hương.
Tuy nhiên, do tỉnh mới tái lập nên cũng có những khó khăn về tổ chức,
nơi làm việc, phương tiện làm việc của các cơ quan của tỉnh còn thiếu thốn. Số đông cán bộ của tỉnh chuyển từ thị xã Bắc Giang về thị xã Bắc Ninh bịthay đổi về đời sống sinh hoạt, nền nếp công tác nên có ảnh hưởng đến sức khỏe, đến hiệu quả công tác, nhất là đội ngũ cán bộ nữ.
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn trước mắt, ngay sau khi tái
lập năm 1997, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị nhanh chóng bắt tay vào sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức,
bộ máy, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tỉnh uỷ rất chú trọng công tác kiện toàn về tổ chức và cán bộ của các cơ quan, đoàn thể trong toàn tỉnh nói chung
và của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nói riêng. Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tập trung chỉđạo việc tái thành lập Hội Phụ nữ tỉnh; từng bước bổsung đội ngũ
cán bộ các cấp Hội; lãnh đạo Hội nhanh chóng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và đưa các hoạt động vào nền nếp.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (10-1997) xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. Nghị quyết Đại hội chỉ rõ nhiệm vụ phát triển đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, có phẩm chất và
năng lực, có bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp công nhân kiên định vững vàng,
đảm bảo sốlượng, đồng bộ vềcơ cấu giữa các vùng, các khu vực, đảm bảo chất
lượng và đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ. “Xây dựng quy hoạch cán bộ chung và quy hoạch cán bộ nữ đến năm 2000 và 2010. Trên cơ sở tiêu chuẩn, cần thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp 3 độ tuổi bảo đảm tính kế
thừa và phát triển trong đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ nữ” [15, 56]. Thực hiện tốt hơn nữa việc luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ có kỳ hạn.
Nhằm kiện toàn về tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới trong thời điểm bước sang thiên niên kỷ mới, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (1- 2001), nhiệm kỳ 2000-2005, đã chỉ rõ cần “chủđộng đổi mới và kiện toàn một
bước tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” [20, 29], trong đó nhấn mạnh:
“bộ máy tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được kiện toàn, tăng cường cán bộ trẻ, cán bộ nữ có trình độ, nhiệt tình và kinh nghiệm làm công tác vận động quần chúng. Các đoàn thể nhân dân không còn “cơ sở
trắng”, tỷ lệ tập hợp hội viên, đoàn viên tăng” [20, 33-34]. Đội ngũ cán bộ phải
“đáp ứng yêu cầu mới, thực sự vững vàng về chính trị, có bản lĩnh, phẩm chất
đạo đức, lối sống lành mạnh, có trí tuệ và năng lực lãnh đạo là nhiệm vụ quan trọng của các cấp uỷĐảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị…” [20, 71].
Đối với phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Nghị
quyết yêu cầu: “Phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. Quan tâm bồi dưỡng kiến thức năng lực cho đội ngũ cán bộ
Hội các cấp. Từng bước đào tạo nghề, nâng cao học vấn cho phụ nữ. Tạo điều kiện cho cán bộ nữtham gia và cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp. Coi trọng công tác phát triển đảng viên nữ và tập hợp hội viên trên các lĩnh vực, địa bàn.
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em” [20, 80].
Nhằm lãnh đạo phong trào phụ nữ và công tác cán bộ nữ ngày càng hiệu quả và chất lượng, ngày 21-11-2002, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị
số 07-CT/TU Về việc tăngcường lãnh đạo công tác triển khai và thực hiện kế
hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2005 và công tác
cán bộ nữ [21]. Chỉ thị nhấn mạnh những nội dung quan trọng cần thực hiện:
Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các cấp, các ngành, cán bộđảng viên và nhân dân trong tỉnh về kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Bắc Ninh
đến năm 2005. Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ nữ trong công tác quy hoạch cán bộ chung của ngành và của địa phương. Chú trọng nhân sự nữ tham gia cấp uỷ và Hội đồng nhân dân các cấp, các chức danh lãnh đạo chủ chốt là nữở các cấp, các ngành. Từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
nữ kế cận đảm bảo thực hiện đúng các chỉ tiêu trong kế hoạch hành động. Xuất phát từ yêu cầu công cuộc đổi mới của đất nước; từ thực trạng của
đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Bắc Ninh có chiều hướng giám sút trong một số lĩnh
vực, ngành nghề; đồng thời, tổng kết Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 16-5-1994 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình
hình mới”, tại Hội nghị tổng kết 9 năm thực hiện Chỉ thị số 37/CT-TWcủa Ban
Bí thư, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nhấn mạnh một số chủtrương và nội dung quan trọng nhằm tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, trên cơ sởđó đề ra phương hướng và những giải pháp đúng đắn đối với công tác cán bộ nữ tỉnh Bắc Ninh:
Các cấp uỷĐảng, chính quyền các ban, ngành, đoàn thể cùng thống nhất
quan điểm về vai trò, vị trí của phụ nữ và công tác cán bộ nữlà động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Coi việc
chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng, tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy tài năng, trí tuệ, nâng cao địa vị
xã hội là trách nhiệm của các cấp uỷĐảng, chính quyển, các ngành, đoàn thể, của mỗi cán bộđảng viên và từng gia đình [23].
Xây dựng quy hoạch và có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ nữ cần khảo sát đánh giá cán bộ nữ trong lực lượng phụ nữđể xây dựng quy hoạch, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, đảm bảo việc bố trí, sử dụng cán bộ nữ trong ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ cấp uỷ là nữở từng cấp, từng chức danh, từng lĩnh vực, công tác xây dựng và quy hoạch cán bộ nữ tăng về số lượng, nâng cao chất lượng và trẻ hoá đội ngũ.
Đưa vấn đề giới vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các cấp uỷĐảng, các ngành, các địa phương khi xây dựng các chính sách, kế
hoạch thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đều phải gắn yếu tố giới để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ.
Đảm bảo chính sách đối với lao động nữ, cán bộ nữ và khuyến khích tài
năng nữ phát triển. Chăm lo xây đựng đội ngũ cán bộ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp uỷĐảng, chính quyền, vì lực lượng cán bộ nữ
là nòng cốt góp phần trong công cuộc đổi mới của tỉnh. Cần có chính sách đãi
ngộ thoả đáng nhằm tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ngày càng phát triển và từng bước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Xây dựng chính sách tạo điều kiện cho cán bộ nữ vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ xã hội, vừa thực hiện tốt chức năng người mẹ, người vợ trong gia
đình. Đồng thời, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ nữ tỉnh Bắc Ninh cần phải xây dựng chính sách cán bộ nữ phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới,
chính sách cán bộ nữ cần được nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở quan tâm
đầy đủ những đặc điểm về giới. Tạo điều kiện cho cán bộ nữ giảm bớt gánh nặng gia đình, đồng thời được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển tài năng, trí tuệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới đất nước.
Phát triển nguồn cán bộ nữ cần coi trọng công tác phát triển đảng viên nữ để bổ sung vào quy hoạch cán bộ nữ, trước hết các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành đưa những chị em có triển vọng, đảm bảo tiêu chuẩn vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, đặc biệt coi trọng việc phát triển đảng viên nữtrong các ngành có đông lực lượng lao động nữ, vùng công giáo, vùng nông thôn.
Trong những năm 1997-2005, nhận thức rõ vai trò quan trọng của phụ
nữ Bắc Ninh nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch cụ thể, thiết thực nhằm phát huy vai trò của lực
lượng lao động nữ và cán bộ nữ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội. Cùng với đó, Đảng bộ tỉnh có văn bản chỉ đạo đối với các ngành,
các lĩnh vực có đông lực lượng lao động và cán bộ nữ; cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh phải tạo điều kiện để phát huy vai trò của phụ nữ trong các hoạt động xã hội, được học lập, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụvà trình độ lý luận chính trịđểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụđược giao
trên các cương vị công tác và làm nòng cốt trong phong trào thi đua, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.