Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Ph ụ nữ tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 95 - 108)

3.2.2.1. Chỉđạo củng cố tổ chức Hội theo hướng đồng bộ, hiệu quả; tăng

cường, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và phát triển hội viên

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập và phát triển, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Bắc Ninh nói riêng tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự phát triển của

xã hội. Nền kinh tế ngày càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội hơn, cho

phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác. Chính nhờ Đảng có sự lựa chọn đường lối đúng đắn cho sự

phát triển của đất nước mà vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam không ngừng được nâng cao. Đểthúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ sựảnh hưởng của phụ nữ tới xã hội thì Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách, chủ trương cụ thể nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Đại hội Đại biểu lần thứ XIV Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh (11- 2006), nhiệm kỳ 2006-2011, với khẩu hiệu “Phụ nữ Bắc Ninh đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng và phát triển, góp phần xây dựng Bắc Ninh giàu mạnh, văn minh”đã phân tích những thành công của Hội trong quá trình thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2001-2006), đồng thời chỉ rõ những hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra mục tiêu trong những năm 2006-2011 là: “Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, đoàn

kết vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện hiệu quả phong trào thi đua “Phụ

nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn liền với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, xây dựng “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo. Phát huy mọi tiềm năng của phụ nữ trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện

đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, xây dựng người phụ nữyêu nước, sáng tạo, trung hậu, đảm đang, thực hiện bình đẳng giới” [85, 12].

Quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2005-2010) về kiện toàn tổ chức bộ máy của các cấp Hội Phụ nữ, nâng cao chất lượng của cán bộ Hội và tăng cường phát triển hội viên “thực hiện chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ

nữ, tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị. Phấn đấu thu hút 80% phụ nữ

tham gia tổ chức hội; 95% hội cơ sởđạt vững mạnh [24, 62-63]. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy các cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn theo hướng tinh gọn, phân công hợp lý, khắc phục tình trạng chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhấn mạnh công tác cán bộ Hội: “Chú trọng phát hiện, tuyển chọn đào tạo và sử dụng cán bộ nữ, cán bộ

trẻ có triển vọng…” [24, 66]. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độnăng

lực, nhận thức chính trị, tạo nguồn cán bộ nữ với nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với thực tiễn hoạt động phong trào. Công tác giáo dục, nâng cao năng

lực, trình độ cho phụ nữ trong nhiệm kỳ có nhiều sáng tạo, đổi mới. Cùng với các hoạt động truyền thông theo chuyên đề, biểu dương điển hình tiên tiến, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Ninh xây dựng phóng sự

“Phụ nữ Bắc Ninh làm theo lời Bác”, chuyên trang, chuyên mục phản ánh hoạt

động của các cấp Hội, gương cá nhân, tập thể phụ nữ điển hình tiên tiến trên

các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã triển khai thực hiện tốt các Đề án của Thủ tướng Chính phủ: Tiểu Đề án 1 “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Hội Liên hiệp

Phụ nữ tỉnh chủtrì đã chọn xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành và xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn làm điểm; các huyện, thị, thành phố chọn 01 cơ sở làm điểm

trước khi nhân ra diện rộng… Đến năm cuối nhiệm kỳ, Hội Liên hiệp Phụ nữ

tỉnh đã hoàn thành Đề án 664 của Thủ tướng Chính phủ Về công tác đào tạo

cán bộ Hội chủ chốt cấp huyện và cơ sở, 180 đồng chí Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ

sở và các đồng chí quy hoạch chức danh Chủ tịch được đào tạo Sơ cấp nghiệp vụ Phụ vận; 14.675 lượt cán bộ Hội các cấp được trang bị kiến thức nghiệp vụ

100% cán bộ Hội chủ chốt cấp tỉnh có trình độ chuyên môn Đại học và trình độ

cao cấp lý luận chính trị; 81,1% cán bộ chủ chốt cấp huyện có trình độđại học,

100% có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên; 100% Chủ tịch Hội Phụ

nữ cấp cơ sởdưới 45 tuổi đạt tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức theo quy

định [86, 13-14].

Công tác quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ cán bộ nữtham gia lãnh đạo cũng được các cấp uỷ, chính quyền nhận thức sâu sắc, đúng đắn vị trí, vai trò cán bộ

nữ và công tác cán bộ trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước. Trong những năm 2006-2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường chỉđạo cấp ủy các cấp, các ngành lựa chọn cán bộ nữ có năng lực, triển vọng

đưa vào quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về"Công tác phụ nữ thời kỳđẩy mạnh công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước" và Luật Bình đẳng giới, Chỉ thị số 37-CT/TW ngày

4-8-2009 về công tác cán bộ nữ… Đặc biệt, trước các kỳĐại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đều chủđộng tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh tổ

chức Hội nghị chuyên đề về công tác cán bộ nữ, giới thiệu cán bộ nữ đủ tiêu chuẩn tham gia lãnh đạo, quản lý để tỉnh xem xét, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức giới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, mở các lớp tập huấn cho các nữứng cử viên…

Về công tác củng cố, xây dựng và phát triển Hội vững mạnh; tăng cường phát triển hội viên được Đảng bộ tỉnh và Ban Chấp hành Hội Phụ nữ tỉnh xác

định là nhiệm vụ then chốt với nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ. Phương

thức hoạt động được đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, trong chỉđạo có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường công tác lập kế hoạch, xây dựng và triển khai các đề án nhằm thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, duy trì mô hình sinh hoạt hội viên theo 3 lứa tuổi, chú trọng thành lập các mô hình mới thu hút nhóm phụ nữ đặc thù. Hội Phụ nữ tỉnh chỉđạo tập trung đẩy mạnh công

tác ởcơ sở, như thống nhất tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cơ sở Hội trên phạm vi toàn tỉnh, tổ chức Hội thi cán bộ Hội cơ sở giỏi, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, đa dạng hóa các mô hình hoạt động, các hình thức tập hợp thu hút hội viên, chú trọng xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt, đề xuất

các chính sách để chăm lo, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Đến năm 2011, toàn tỉnh có 19 mô hình với hàng trăm câu lạc bộ, tổ phụ nữ chuyên

đề khác nhau để thu hút hội viên. Tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt thường

xuyên đạt từ 85-90%, toàn tỉnh có 180.490/188.155 (chiếm 95,92%). Từ năm 2006 đến năm 2011, Hội đã kết nạp mới 30.231 hội viên, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 241.327 người, vượt 7,6% so với đầu nhiệm kỳ. Đội ngũ cán bộ

Hội chuyên trách cấp huyện được nâng lên cả về số lượng và chất lượng [86, 13-14].

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Ðảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015) về kiện toàn bộ máy, đẩy mạnh phong trào phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong thời kỳ mới, Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh tổ chức

Đại hội đại biểu lần thứ XV (12-2011) - nhiệm kỳ 2011-2016. Đại hội thảo luận, đánh giá những kết quảđạt được; đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của phong trào phụ nữ và Hội phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong những năm 2006-2011. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong những năm 2011-2016 là: “Phụ nữ Bắc Ninh đoàn kết, đổi mới, tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, tích cực tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng nếp sống văn minh. Tiếp tục xây dựng và phát triển tổ

chức Hội vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động và thực hiện chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ góp phần thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới” [86, 18].

Nghị quyết Đại hội Ðảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ

dung, phương thức hoạt động theo hướng hiệu quả thiết thực, đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng, hướng về cơ sở, góp phần phát huy sức mạnh

đại đoàn kết toàn dân. Công tác phát triển thành viên, hội viên, đoàn viên được quan tâm và chuyển biến tích cực, thu hút ngày càng đông đoàn viên, hội viên

tham gia trong các đoàn thể…” [31, 20-21]. Thực hiện Nghị quyết, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh luôn xác định công tác xây dựng phát triển tổ chức Hội vững mạnh là nhiệm vụ then chốt với nhiều giải pháp đồng bộ. Phương thức hoạt

động được đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, trong chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường công tác lập kế hoạch, xây dựng và triển

khai các đề án nhằm thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới, duy trì mô hình sinh hoạt hội viên theo 3 lứa tuổi, chú trọng thành lập các mô hình mới thu hút nhóm phụ nữđặc thù. Thành lập 2 chi hội phụ nữ trong doanh nghiệp tư nhân,

5 Câu lạc bộ nữ chủ nhà trọ, 4 tổ phụ nữ công nhân khu công nghiệp. Đến năm

2015, tỷ lệ hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên đạt từ 80-85%. Toàn tỉnh có 181.780 hộgia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên có hội viên tham gia sinh hoạt đạt 95%. Trong nhiệm kỳđã kết nạp mới 7.012 hội viên, đạt 81,2% (vượt 6,2% chỉtiêu Đại hội) [87].

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXVIII cũng yêu cầu phải “phát huy vai trò Hội phụ nữ các cấp. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội, quan tâm bồi dưỡng kiến thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, tạo điều kiện cho cán bộ nữtham gia và cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp. Coi trọng công tác phát triển đảng viên nữtrên các địa bàn. Thực hiện tốt chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ” [31, 37]. Hàng năm, các cấp Hội tiến hành rà soát, bổ sung cán bộ nữ có đủ năng lực, trình độ, trẻ tuổi, người dân tộc thiểu số vào danh sách quy hoạch. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, tổ chức các lớp tập huấn cho nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngay từ đầu các nhiệm kỳ các cấp Hội nghiêm túc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ theo quy hoạch. Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã tổ chức 45 lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác Hội cho 4.270 lượt cán bộ Hội các cấp; triển khai thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp giai đoạn

2013-2017, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức 15 lớp cho 1.220 cán bộ cơ

sở. Đến cuối nhiệm kỳ, 100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện, cơ sởđạt chuẩn chức danh theo quy định. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy và Hội đồng nhân dân các cấp đều tăng hơn so với nhiệm kỳ 2006-2011: Cấp xã 16,3% tăng

2,48% ; cấp huyện đạt 13,33%, tăng 3,84% (trong đó 02 nữPhó Bí thư Huyện

ủy); cấp tỉnh 15,68%, tăng 6,43% (trong đó 01 nữ Phó Bí thư, 02 nữ Ủy viên

Ban Thường vụ Tỉnh ủy). Hội đồng nhân dân cấp xã đạt 22,1% (tăng 1,81%),

cấp huyện 29,06% (tăng 6,8%), cấp tỉnh 28,3% (trong đó 01 nữ Chủ tịch Hội

đồng nhân dân tỉnh, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện). Tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội khóa XIII đạt 33,3%, tham gia Hội đồng nhân dân 3 cấp tăng với tỷ lệtương ứng 27,4% cấp tỉnh, 22,8% cấp huyện, thị, thành phố và 20,3% cấp

cơ sở. 9,4% nữ tham gia cấp ủy tỉnh, 9,2% nữ tham gia cấp ủy huyện, thị, thành phố và 12,82% nữ tham gia cấp ủy cơ sở nhiệm kỳ 2010-2015 [87].

Trong những năm 2006-2015 Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp không ngừng

đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm củng cố tổ chức hội, tăng cường tập hợp hội viên. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, Hội

đã thu hút được đông đảo hội viên, phụ nữ tham gia tổ chức Hội, tạo nên sức mạnh đoàn kết, thúc đẩy phong trào phụ nữ trong tỉnh ngày càng phát triển. Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ, phong trào phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội còn một số hạn chế,

đó là: Trình độ, năng lực của một số cán bộ Hội còn hạn chế, thiếu chủđộng, trong chỉđạo triển khai còn trông chờ vào sự chỉđạo, hướng dẫn của cấp trên. Nhiều mô hình tập hợp, thu hút hội viên được thành lập nhưng hoạt động chưa

nghiệp chưa cao. Công tác kiểm tra ở một sốcơ sở còn lúng túng, việc lưu giữ

hồsơ còn chưa đầy đủ.

3.2.2.2. Chỉđạo tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của

Hội Phụ nữ các cấp

Trong những năm 2005-2015, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đã

trú trọng công tác vận động cán bộ, hội viên các cấp trong toàn tỉnh thực hiện hiệu quả 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh lần thứXIV đề

ra. Cụ thể:

Đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức,

trình độ lý luận và năng lực cho phụ nữ: Thực hiện chỉđạo của Tỉnh uỷ về công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ mọi mặt cho phụ nữ Bắc Ninh, đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh xác định hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái là nhiệm vụ quan trọng nhằm mục tiêu xây dựng người phụ nữ Bắc Ninh có tri thức, sức khoẻ, năng động sáng tạo, kỹ năng nghề

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 95 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)