Phụ nữ tỉnh
2.2.2.1. Chỉđạo củng cố tổ chức Hội, tăng cường tập hợp hội viên
Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của thời kỳ đầu tái lập, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã kịp thời chỉ đạo cả hệ thống chính trị sắp xếp, kiện
toàn lại tổ chức, bộ máy. Tỉnh uỷ luôn chú trọng công tác kiện toàn về tổ chức và cán bộ của các cơ quan, đoàn thể trong toàn tỉnh nói chung và của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nói riêng. Ngày 26-4-1997, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban
hành Quyết định số 108-QĐ/TU về việc thành lập Đảng đoàn Hội Phụ nữ tỉnh,
nhằm kiện toàn bộ máy và nhanh chóng đi vào hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ sau khi tái lập tỉnh, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ có bản lĩnh
chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực công tác theo
hướng trẻ hóa, kết hợp tốt giữa 3 độ tuổi, bảo đảm tính kế thừa, liên tục và phát triển.
Dưới sựlãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, công cuộc đổi mới đã từng
bước làm biến chuyển mọi mặt vềđời sống kinh tế, xã hội trên quê hương Kinh
Bắc. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được cải thiện, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và phong trào phụ nữ Bắc Ninh vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch phát triển của tỉnh.
Trong những năm 1997 đến năm 2001, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhanh chóng ổn định về mọi mặt, chú trọng việc bổ sung đội ngũ cán bộ Hội ở cấp cơ sở. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ về việc kiện toàn và củng cố tổ chức, tháng 3-1997, Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XII - Đại hội đầu tiên sau ngày tái lập tỉnh đã
diễn ra tại hội trường Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ. Căn cứ vào mục tiêu của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lâm thời đềra, Đại hội xác định mục tiêu giai
đoạn 1997-2002: “Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh, khai thác mọi tiềm năng, sức sáng tạo, tự lực, tự cường của phụ nữ, góp phần cùng toàn
dân đưa tỉnh Bắc Ninh sớm đi vào thế ổn định và tạo đà phát triển kinh tế xã hội; xây dựng người phụ nữ Bắc Ninh có sức khỏe, có kiến thức, có trí tuệ,
hiến, luôn quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng; xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, phát
huy vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của phụ
nữ” [82]. Đại hội cũng đề ra những phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của phong trào phụ nữ và của Hội trong nhiệm kỳ5 năm (1997-2002) với chương
trình công tác trọng tâm. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 21 đồng chí.
Đại hội đã hoàn thành việc kiện toàn bộ máy tổ chức Hội với Ban Chấp hành mới đủ năng lực lãnh đạo để giải quyết kịp thời những vấn đề mang tính cấp bách, chiến lược và phù hợp với thực tế khách quan của phong trào phụ nữ Bắc Ninh thời kỳ thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sau Đại hội Phụ nữ tỉnh, Tỉnh uỷ rất quan tâm chỉđạo Hội tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2000,
coi trọng công tác phát triển Đảng và đào tạo đội ngũ cán bộ nữ. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tập trung thực hiện công tác xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Bộ
máy tổ chức Hội các cấp có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tinh gọn,
đảm bảo sốlượng, chất lượng. Đội ngũ cán bộ Hội được bổ sung kịp thời hàng
năm khi có cán bộ nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác. Đối với cấp tỉnh kiện
toàn 5 đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành, 2 đồng chí Uỷviên Ban Thường vụ,
2 đồng chí Phó Chủ tịch; cấp huyện kiện toàn 6 đồng chí Chủ tịch, 3 đồng chí Phó Chủ tịch, 4 huyện mới chia tách sớm được củng cố kiện toàn 60 Uỷ viên Ban Chấp hành lâm thời; cấp cơ sở kiện toàn 154 Uỷ viên Ban Chấp hành xã, 1.073 Chi Hội, 1.441 Tổ Phụ nữ [83, 9].
Công tác cán bộ nữ từ sau ngày tái lập tỉnh (1-1997) đến năm 2000 đã có
bước phát triển mới cả về sốlượng và chất lượng. Tỉnh uỷ quán triệt mục tiêu: Phấn đấu tăng tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân. Quan tâm bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ làm công tác quản lý
nhà nước, quản lý sản xuất, kinh doanh [15, 66]. Năm 1999, Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa VII) “Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” nhằm xây dựng cơ chế bảo đảm cho các cấp Hội phụ nữ tham gia quản lý
Nhà nước; căn cứ vào quy hoạch, trình độ và nhu cầu cán bộ nữ, các cấp Hội có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chị em về văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ... tại các trường lớp tập trung, tại chức ở trung ương và địa
phương; xây dựng chế độ, chính sách nhằm tạo điều kiện với cấp ủy, chính quyền, các ngành, các giới về công tác cán bộ nữ. Trong nhiệm kỳ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ động phối hợp với Ban Tổ chức, Trường Chính trị
Nguyễn Văn Cừ mở hai lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước cho 100% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữcơ sở, cán bộ huyện, thị, tỉnh Hội và cán bộ nữ công Liên
đoàn Lao động tỉnh. Số cán bộ nữ chuyên trách công tác Hội có trình độ đại học năm 1996 so với năm 2000 ở cấp tỉnh tăng 30%, cấp huyện tăng 6%. Đến
năm 2000, cán bộ tỉnh hội có trình độ trung cấp lý luận 98%, có trình độ văn
hóa hết phổ thông trung học 100%, được đào tạo ngắn hạn, dài hạn tại Trường phụ nữ Trung ương 96%. Trong gần 4 năm (1997-2000), Hội Phụ nữ tỉnh đã
mở 12 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 658 lượt (100%) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở [83, 9].
Thực hiện chỉđạo của Đảng bộ tỉnh vềtăng tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ nữ
làm công tác quản lý nhà nước, quản lý sản xuất, kinh doanh, năm 1997, số lượng cán bộ nữ giữcương vịlãnh đạo Đảng, chính quyền ởđịa phương đã có
những chuyển biến tích cực với 11 cán bộtrưởng, phó ban, sở, ngành, đoàn thể
cấp tỉnh; 9 cán bộ nữ tham gia cấp ủy huyện, thịxã trong đó có 3 cán bộ là ủy viên Ban Thường vụ, 3 cán bộ là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân huyện, thị xã; 114 cán bộ nữlà trưởng, phó phòng các ban, ngành của tỉnh, huyện, thị xã, công ty, xí nghiệp; 21 cán bộ nữ tham gia Đảng ủy và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường; 1 cán bộ nữ giáo viên trung học phổ thông cơ sở là Đại biểu Quốc hội khóa X. Giai đoạn 1991-1996, sốlượng cán
bộ nữ tham gia cấp ủy tỉnh chiếm 8,8%, cấp ủy huyện chiếm 8,7%, cấp ủy cơ
sở chiếm 9%. Đến giai đoạn 1997-2000 cán bộ nữ tham gia cấp ủy tỉnh 10,2%, cấp ủy huyện 11%, cấp ủy cơ sở 9%. Số lượng cán bộ nữ tham gia Hội đồng nhân dân khóa XIV (1994-1999), cấp tỉnh 18%, cấp huyện, thị xã 24%; cấp xã,
phường, thị trấn 18%. Đến khóa XV (1999-2004), cấp tỉnh 24,44%; cấp huyện, thị xã 22,82%; cấp xã, phường, thị trấn 19% [83, 9].
Để phát triển sốlượng, nâng cao chất lượng hội viên theo sự chỉđạo của
Đảng bộ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh mở rộng các loại hình hoạt động đa
dạng, phong phú nhằm tập hợp mọi đối tượng, tầng lớp, lứa tuổi phụ nữ. Chi hội phụ nữ, tổ phụ nữđược thành lập theo xóm, thôn, đường phố, nghề nghiệp,
tín ngưỡng, lứa tuổi... được chị em ủng hộ, hưởng ứng và thu hút được 75% hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên. Từ năm 1997 đến năm 2000, số lượng
hội viên của Hội đã tăng nhanh rõ rệt, chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp ngày càng được nâng cao: Năm 1997, Hội viên Hội Phụ nữ toàn tỉnh có 48%,
đến cuối năm 2000 đã có 61,7% và cuối nhiệm kỳ nâng lên 143.666 hội viên (65%) tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên [83, 9]. Đây là tiền đề, là điều kiện quan trọng để Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát triển cơ sở Hội và thúc đẩy hoạt động Hội Phụ nữ tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo.
Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và 4 năm tái lập tỉnh,
để tiếp tục kiện toàn thêm một bước và nâng cao chất lượng của bộ máy tổ chức Hội theo sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đã tiến
hành Đại hội đại biểu lần thứ XIII - nhiệm kỳ 2001-2006 (11-2001). Trên cơ
sở phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của phong trào phụ nữ trong
giai đoạn mới, Đại hội đề ra mục tiêu phong trào phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong những năm 2001-2006, là: “Đoàn kết rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Kinh Bắc. Nâng cao
năng lực và trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của phụ nữ; thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng nam nữ; xây dựng người phụ nữ Kinh Bắc có sức khoẻ, có tri thức, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu” [83, 13]. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 23 đồng chí.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về tổ chức bộ
máy và công tác cán bộ, các cấp Hội phụ nữ đã tăng cường củng cốcơ sở Hội
theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động và xác định đây là một nhiệm vụ
trọng tâm trong suốt nhiệm kỳ với nhiều giải pháp. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức Hội các cấp theo tinh thần Nghị quyết là “chủđộng đổi mới và kiện toàn một bước tổ chức bộ máy, tinh giản biên chếởcác cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội” [20, 29], sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, tập trung cán bộ cho công tác chỉđạo phong trào và nâng cao khảnăng tổ chức vận động quần chúng;
đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ nữ các cấp. Nghị
quyết cũng yêu cầu “đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu mới, thực sự vững vàng về chính trị, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có trí tuệ và
năng lực lãnh đạo là nhiệm vụ quan trọng của các cấp uỷĐảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị…” [20, 71] và “quan tâm bồi dưỡng kiến thức năng lực
cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp. Từng bước đào tạo nghề, nâng cao học vấn cho phụ nữ. Tạo điều kiện cho cán bộ nữtham gia và cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp” [20, 80]. Thực hiện chỉđạo của Tỉnh uỷ, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
đã chủ trì và phối hợp với Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương, Trường Chính trị tỉnh mở lớp trung cấp nghiệp vụ phụ vận cho 86 cán bộ là Chủ tịch Hội Phụ
nữcơ sở và cán bộ dự nguồn của Hội. Đến năm 2005, “100% cán bộ chủ chốt cấp tỉnh có trình độ chuyên môn đại học và cao cấp lý luận chính trị đã vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh lần thứXIII đề ra với 87,25% cán bộ chủ chốt cấp huyện, thịcó trình độ chuyên môn đại học, 100% có trình
sở có 102 cán bộ nữ (chiếm 68,8%) có trình độ trung học phổ thông, 55 cán bộ
nữcó trình độ trung cấp lý luận chính trịtăng hơn 3 lần so với nhiệm kỳ 1997-
2001” [85, 9]. Với nỗ lực cố gắng của bản thân và sự tạo điều kiện của cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ các cấp ngày càng
trưởng thành về mọi mặt, là nguồn bổ sung cán bộ nữ cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể. Độ tuổi bình quân của cán bộ Hội và hội viên thấp hơn so với những năm trước. Cán bộ nữ nhìn chung có trách nhiệm, nhiệt tình công tác, có lập trường cách mạng vững vàng, năng động, sáng tạo, trung thực và liêm khiết được quần chúng tin yêu.
Thực hiện chỉđạo của Đảng bộ tỉnh về“công tác phát triển đảng viên nữ
và tập hợp hội viên trên các lĩnh vực, địa bàn” [20, 80], các cấp Hội luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với mục tiêu hướng về cơ sở, lấy cơ sở
làm gốc và tạo mọi điều kiện cho cơ sở hoạt động nên nhiều mô hình được thành lập và thu hút đông đảo hội viên tham gia. Trong nhiệm kỳ, toàn tỉnh có 19 mô hình thu hút hội viên, trong đó mô hình theo 3 độ tuổi được thực hiện có hiệu quả cao. Xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt được các cấp Hội coi trọng.
Nâng cao năng lực hoạt động của các chi tổ phụ nữ, tạo điều kiện chăm lo đội
ngũ cán bộ cơ sở, đưa nội dung phát triển hội viên thành chỉtiêu thi đua hàng năm… Những giải pháp đó đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tăng cường tập hợp hội viên. Số hội viên đến với tổ chức Hội ngày càng đông, trong nhiệm kỳđã kết nạp thêm 30.609 hội viên mới, nâng tổng số hội viên toàn tỉnh lên 184.638 (bằng 69,77%) vượt 26,85% so với chỉtiêu Đại hội đề ra [85, 9].
Công tác phát triển Đảng trong các cấp Hội được Hội Liên hiệp Phụ nữ
tỉnh chỉđạo thực hiện có hiệu quả. Từ sự phát triển của phong trào, các cấp Hội
đã tích cực bồi và giới thiệu những nữ quần chúng ưu tú cho Đảng. Trong nhiệm kỳ, đã kết nạp được 2.687/5.985 đảng viên nữ (chiếm 44,9% tổng sốđảng viên
được kết nạp). Trong đó, có 699 đồng chí nữ làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn [85, 8-9].
Việc quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI về công tác phụ nữ, Nghị quyết
Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Đại hội Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIII đã giúp cho phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đạt được những kết quả to lớn, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trịởđịa phương trong những năm 2001-2006.
Trong những năm 1997-2005, các tầng lớp phụ nữ Bắc Ninh đã có những
đóng góp quan trọng vào sựtăng trưởng kinh tế và những tiến bộ trong lĩnh vực
văn hóa, xã hội, trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Bên cạnh đó, phong trào phụ nữ và công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo tinh thần nghị quyết của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt