* Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu mới đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cảcác lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Những thành tựu đó đã khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, được cộng đồng quốc tếđánh giá cao;
tạo ra thế và lực mới cho cách mạng, tạo tiền đề quan trọng để cả nước bước vào thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Đó là nhiệm vụ vô cùng to lớn, là sự nghiệp của toàn dân. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống chính trị- xã hội; tác động của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa đang là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phụ nữ phải nâng cao tay nghề, nếu không họ sẽ là đối tượng dễ có nguy cơ bị mất việc; ngoài ra phụ nữ còn phải hoàn thành tốt thiên chức người mẹ, người vợ trong gia đình. Bên cạnh đó, định kiến giới và hạn chế trong nhận thức về bình đẳng giới, ảnh hưởng nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của phụ nữ vẫn còn tồn tại.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xuất hiện tình trạng nhiều hội viên tham gia tổ chức Hội chỉ mang tính hình thức và nếu tổ chức Hội không được xây dựng vững mạnh, có phương thức vận động hội viên phù hợp thì với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, điều kiện sống thay đổi, rất khó tập họ tham
gia và gắn bó với tổ chức Hội... Đó chính là những thách thức lớn, đòi hỏi tổ chức và hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữphải đáp ứng những yêu cầu mới, phù hợp với sự phát triển của kinh tế thị trường, giải quyết hài hòa sự khác biệt về lợi ích giữa các nhóm phụ nữ trong cộng đồng dân cư, đem lại lợi ích cho phụ nữ thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Qua đó, tập hợp, thu hút họ vào tổ chức, làm tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
hội viên, góp phần, tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, huy động sức mạnh, tiềm năng to lớn của các tầng lớp phụ nữ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực sự là tổ chức quần chúng của phụ nữ và thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia các phong trào thi đua, Đảng cần tăng cường lãnh đạo, định hướng đối với việc xây dựng, phát triển tổ chức
hội vững mạnh và đổi mới hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Trong bối cảnh mới, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2007- 2012) diễn ra từ ngày 1 đến ngày 4-10-2007 tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng, phát triển, góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước”. Đại hội đề ra nhiệm vụ xây dựng, phát triển tổ chức Hội và tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập,
lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm gồm: 1. Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực của phụ nữ đáp ứng yêu cầu tình hình mới; xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khoẻ, tri thức, kỹnăng
nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu; 2. Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp,
chính sách về bình đẳng giới; 3. Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm,
tăng thu nhập; 4. Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; 5. Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh; 6. Mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế vì bình đẳng, phát triển và hoà bình.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012-
2017) được tiến hành từ ngày 11 đến ngày 14-3-2012 tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”. Đại hội xác định 8 chỉ
tiêu chủ yếu, 3 khâu đột phá, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 5 giải pháp lớn; tiếp tục
phát động phong trào thi đua“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời triển khai sâu rộng 2 cuộc vận động “Xây
dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và phấn đấu rèn luyện các phẩm chất đạo đức
“Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.
3 khâu đột phá gồm: Tạo chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả vận
động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững; Xây dựng được cơ chếqui định trách nhiệm của Hội trong công tác cán bộ nữ và chính sách phát triển nguồn nhân lực nữ; Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ Hội các cấp, đặc biệt cấp Trung ương và cơ sở.
6 nhiệm vụ trọng tâm gồm: 1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ
thực hiện chủtrương, luật pháp, chính sách; rèn luyện phẩm chất đạo đức; nâng
cao trình độ, nhận thức; 2. Vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; 3. Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường; 4. Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới; 5. Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh; 6. Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế.
5 giải pháp lớn gồm: Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác thông tin, giáo dục, truyền thông của Hội; Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp; Cải tiến công tác chỉđạo, điều
hành và quản lý trong hệ thống Hội, khắc phục biểu hiện hành chính hóa, hình thức; Đầu tư cho công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và phản biện xã hội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp Hội; Mở rộng, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và vận động nguồn lực.
Đây là những định hướng, yêu cầu quan trọng, kịp thời của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đối với hoạt động của các cấp Hội phụ nữ cả nước nói chung, trong đó có Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn mới.
* Yêu cầu mới đối với tỉnh Bắc Ninh
Sau khi thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2000-2005), Đảng bộ và nhân dân Bắc Ninh tiếp tục
bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (2005-2010) và lần thứ XVIII (trong các năm 2005-2015) với tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt nhiều thành tựu quan trọng, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu
đềra, trong đó nhiều chỉ tiêu nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước:
Về phát triển kinh tế: Tỉnh tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện phát triển bền vững; tạo bước đột phá thúc
đẩy phát triển dịch vụ, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ; chú trọng phát triển nông nghiệp chất lượng cao, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng cao, đạt bình quân 15,7%/năm, quy mô kinh tế đứng thứ 6 toàn quốc; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã đạt và vượt chỉ tiêu 13/15 tiêu chí của tỉnh công nghiệp. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tới gần 95%; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 700 nghìn tỷđồng, đứng thứ 2 toàn quốc; hình thành được một số khu công nghiệp có công nghệ cao thu
hút được trên 700 dựán đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký lũy
kế lên tới hơn 11,2 tỷ USD; là một trong 7 tỉnh thu hút vốn FDI cao nhất. Thu
số thu ngân sách lớn nhất cảnước. Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng phát triển nhanh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, mở rộng diện tích lúa chất
lượng cao, phát triển được hàng ngàn trang trại sản xuất kinh doanh hiệu quả; là tỉnh có hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ bậc nhất cả nước. Chương
trình xây dựng nông thôn mới triển khai tích cực, là một trong 10 tỉnh có số
tiêu chí đạt cao nhất cả nước, dự kiến có 35 xã (chiếm 36,1% tổng số xã) đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015.
Về văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo có sự
chuyển biến về chất, luôn đứng trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về phong trào giáo dục và kết quả thi đại học, cao đẳng. Các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thông tin, thể dục, thể thao; nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ; công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách an sinh xã hội, các hoạt động
đền ơn, đáp nghĩa, nhân đạo, từ thiện, giảm nghèo được chăm lo, nhiều chính
sách đi trước hoặc hỗ trợ ở mức cao hơn so với Trung ương. Thu nhập bình
quân đầu người năm 2015 đạt 42 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,2%.
Công tác quốc phòng, quân sựđịa phương được củng cốvà tăng cường;
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, tạo môi trường thuận lợi
cho thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trịđược chú trọng. Hoạt động của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được phát huy. Công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm chỉđạo.
Với những thành quảđã đạt được trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị -
văn hoá - xã hội của tỉnh, đời sống của nhân dân Bắc Ninh nói chung và phụ
nữ Bắc Ninh nói riêng ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, trước sựphát triển
của nền kinh tế thịtrường; là tỉnh nằm trong nhóm đầu về thu hút vốn FDI nên
đến tập hợp và phát triển hội viên; việc phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh cũng gặp những khó khăn
nhất định… Do đó, công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh đứng trước nhiều vấn đề cần gải quyết, khắc phục.
Tình hình, nhiệm vụ mới đặt ra với tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữtỉnh Bắc Ninh nói riêng phải có sự lãnh đạo sát sao của Đảng và Đảng bộ tỉnh thông qua những những chủ trương, chính sách cụ thể, sát hợp để tiếp tục lãnh đạo công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
3.1.2. Chủtrương của Đảng về công tác phụ nữ và xây dựng Hội
Trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước
đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong quan điểm nhận thức về vấn đề cán bộ nữ
nhằm xóa bỏ những tàn dư tư tưởng phong kiến, khắc phục những biểu hiện lệch lạc, không tin tưởng và phát huy vai trò, năng lực cán bộ nữ. Trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới và sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ cần chú trọng thực hiện quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên để nâng cao tỷ lệ cán bộ nữlãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ nữ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (4-
2006), Đảng ta xác định:“Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phù hợp với chức năng, tôn
chỉ, mục đích hoạt động của từng tổ chức; hướng về cơ sở; khắc phục tính trạng hành chính hóa, xa dân, phô trương, hình thức” [60, 292].
Để tập hợp, đoàn kết và đảm bảo các quyền lợi cho phụ nữ, cũng như đẩy mạnh công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đảng yêu cầu phải “Nâng cao
trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần thực hiện bình đẳng giới. Tạo
điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của người công dân, người lao động,
người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ
tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp” [60, 120]. Trong đó, Đảng xác định việc nâng cao trình độ
học vấn cho phụ nữlà điều kiện quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ cho nữ giới.
Ngày 27-4-2007 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW
“Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước” [61]. Sau khi đánh giá những thành tựu, chỉ ra hạn chế, tồn tại trong công tác cán bộnói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói riêng, nêu rõ nguyên nhân của những hạn chế, Nghị quyết khẳng định cần Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ và phát huy hơn nữa vai
trò to lớn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Nghị quyết đã thể hiện quan
điểm nhất quán của Đảng về phát huy vai trò, tiềm năng to lớn, nâng cao địa vị, thực hiện bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Qua đó, Nghị quyết đã xác định những quan điểm cơ bản: phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ
nữ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; phát huy được tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao nhất của các tầng lớp phụ nữ, đồng thời phải chăm lo cho phụ
nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người phụ nữ; xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng [61]. Nghị quyết đã đưa ra một số nhiệm vụ, mục tiêu mang tính đồng bộ trên tất cả các khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ và chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các
nhà khoa học nữ có trình độ, các nữ cán bộlãnh đạo quản lý có trình độđáp