Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 123 - 134)

2 CAMA làm ột chi nhánh phát triển và cứu trợ của Christian anh Missionary Alliance (Liên minh Cơ đốc giáo và truy ền giáo) Các hoạt động của CAMA bao gồm: hỗ trợ, thực hiện và đẩy mạnh hoạt động từ thiện; giúp

4.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân

4.1.1.1. Ưu điểm

Một là, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã vận dụng sáng tạo chủ trương của

Trung ương Đảng trong lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Trong quá trình lãnh đạo công tác phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ (1997-

2015), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh luôn vận dụng sáng tạo, kịp thời những quan

điểm, chủtrương của Trung ương Đảng và những chỉđạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương.

Để triển khai thực hiện những nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về công tác phụ nữ và phát triển Hội, Đảng bộ tỉnh chỉ đạo Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận phối hợp xây dựng đội ngũ báo cáo viên tổ chức quán triệt sâu rộng đến các cấp uỷ và các ban, ngành, đoàn thể, trường Chính trị Nguyễn Văn

Cừ, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị ở các huyện, thị xã, thành phố. Để các nghị quyết, chỉ thị được quán triệt, phổ biến đến đông đảo quân chúng nhân dân trong toàn tỉnh, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng như Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh, Báo Bắc Ninh, báo chí các ngành, các tổ chức đoàn thể... nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc học

tập, nghiên cứu, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về công tác phụ nữ.

Bên cạnh những lớp học tập, các buổi thảo luận, các nghị quyết, chỉ thị

về công tác phụ nữ còn được triển khai thực hiện thông qua những chỉ đạo thực tế nhằm đem lại hiệu quả cao. Các cấp ủy và chính quyền đều xây dựng các chương trình, kế hoạch và các văn bản chỉ đạo để bám sát việc thực hiện chỉ

thị, nghị quyết; bên cạnh đó còn tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm đề ra giải pháp trong việc chỉđạo thực hiện; thường xuyên đôn đốc kiểm tra, giám sát và đề ra phương hướng trong giai đoạn mới. Đảng

bộ tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm quán triệt các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể

vận dụng sáng tạo, linh hoạt các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng về công tác phụ nữ và sự chỉđạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ như: Nghị

quyết số 04-NQ/TW (1992), Chỉ thị số 37-CT/TW (1993), Chỉ thị số 42- CT/TW (1998), Nghị quyết số 17-NQ/TW (2002), Nghị quyết số 29-NQ/TU (2003), Nghị quyết số 11-NQ/TW (2007), Kết luận số 62-KL/TW (2009)...

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, các cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể đặc biệt quan tâm, phối hợp với các cấp Hội phụ nữ nhằm đẩy mạnh và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phụ nữ.

Đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò của công tác phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ, ngay sau khi tái lập, Đảng bộ tỉnh đã ban hành Quyết định số 108-

QĐ/TU về việc thành lập Đảng đoàn Hội phụ nữ tỉnh, nhằm chăm lo xây dựng

đội ngũ cán bộ nữ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực công tác. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXV xác định

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ.

Đểđẩy mạnh và thực hiện có kết quảchương trình hành động nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ mới, ngày 21-11-2002, Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 07-CT/TU Về việc tăng cường lãnh

đạo công tác triển khai và thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ phụ nữ

tỉnh Bắc Ninh đến năm 2005 và công tác cán bộ nữ.

Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tổ chức quán triệt đầy

đủ tinh thần Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ nữ. Đồng thời có kế hoạch sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn để giúp cấp uỷ, chính quyền đào tạo và chú trọng hơn nữa công tác cán bộ nữ. Thực

hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ nữ trong công tác quy hoạch cán bộ chung của ngành và của địa phương.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứXVII đã dành sự quan

tâm đặc biệt đối với công tác phụ nữ nhằm đẩy mạnh vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và công tác phụ nữ ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới và hội nhập.

Ngay sau khi Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27-4-2007 về“Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước”, Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 21-KH/TU (3-10-

2007) và Chương trình hành động số 32-Ctr/TU (1-11-2007) nhằm đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, trong đó nhấn mạnh việc xây dựng đội

ngũ cán bộlãnh đạo nữcó trình độ, có năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế.

Có thể khẳng định Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh luôn nhanh chóng, kịp thời và sâu sát trong việc quán triệt thực hiện những nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp trong toàn tỉnh. Để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào phụ nữ, Đảng bộ tỉnh chủ động, tích cực xây dựng và ban hành những kế hoạch, chương trình hành động, các chủ trương, nghị quyết để chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, vận dụng linh hoạt phù hợp với thực tế địa phương, phù hợp với tình hình công tác Hội và phong trào phụ nữ Bắc Ninh trong những năm 1997 đến năm 2015.

Hai là, Đảng bộ tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ, phong trào phụ nữ trong tình

hình mới

Trước yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh rất quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời công tác phụ

nữ, cũng như phát triển tổ chức Hội phù hợp với yêu cầu của thực tiễn đặt ra với phụ nữ Bắc Ninh trong tình hình mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cấp uỷ và chính quyền các cấp chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động của địa phương, đơn vị đẩy mạnh triển khai thực hiện. Duy trì thường xuyên nghiêm

túc việc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Đảng bộ tỉnh về công tác phụ nữ, hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ, cũng như các quy chế làm việc của cấp ủy Đảng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Phụ nữ các cấp định kỳ 6 tháng một lần và đột xuất khi cần thiết. Hàng năm, công tác đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức phụ nữ các cấp được thực hiện đầy

đủ, trong đó, kết quả việc lãnh đạo phát triển tổ chức Hội của cấp uỷ cùng cấp đã trở thành một tiêu chí bắt buộc. Thực hiện sự lãnh đạo, chỉđạo của Đảng bộ

tỉnh, Hội Phụ nữ các cấp luôn tìm tòi, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình, cách làm mới mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động của Hội như: xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; nâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình... Thông qua các cuộc vận động và phong trào thi đua đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp phụ nữ Bắc Ninh tham gia, đóng góp chung cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên quê hương Kinh Bắc.

Từ sau khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh luôn chủ động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phụ nữ và xây dựng

Hội các cấp, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộtỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp đã từng bước đổi mới nội dung và

phương thức hoạt động, đảm bảo hiệu quả; các cán bộ, hội viên được nâng cao

chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Đảng

bộ tỉnh thường xuyên chỉđạo công tác quán triệt chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về phong trào phụ nữ, công tác Hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh,

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đạt được những kết quả tích cực trong hoạt động của các cấp Hội và công tác phụ nữ; cán bộ, hội viên luôn chủđộng, tích cực trong các phong trào góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên quê

hương Kinh Bắc.

Ba là, Đảng bộ tỉnh luôn chủ động, sáng tạo và kịp thời trong việc chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Ngay từ khi tái lập tỉnh năm 1997 cho đến năm 2015, công tác phụ nữ và hoạt động của các cấp Hội trên toàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo,

chỉđạo thường xuyên của Đảng bộ tỉnh, những nội dung, chuyên đề hoạt động của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh luôn gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, đảm bảo nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, hội viên và phụ nữ trong toàn tỉnh. Thông qua hoạt động của các cấp Hội, nhiều vấn đề thiết thực của hội viên phụ nữ được quan tâm giải quyết, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ ởđịa phương

và trong tỉnh.

Thực hiện chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội từng

bước hướng tới việc chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng, thiết thực cho cán bộ

và hội viên phụ nữ; chú trọng thực hiện quyền làm chủ và nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cho mọi tầng lớp phụ nữ trong tỉnh, phối hợp với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ lý

luận chính trị cho cán bộ của các cấp Hội; chủ động, kịp thời triển khai nhiều hoạt động hiệu quả, sáng tạo như: Quán triệt cho cán bộ, đảng viên nghiên cứu

10 chuyên đềtư tưởng Hồ Chí Minh và tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền, quán triệt thực hiện quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước (Luật Bầu cử, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia

đi học và tổ chức lớp học bổtúc văn hóa để phổ cập trung học cơ sở cho phụ

nữ trong độ tuổi; ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh còn tổ chức thành công Hội nghị Tọa đàm “Phụ nữ với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,

đời sống, an ninh quốc phòng của tỉnh Bắc Ninh”... Với những kết quả thiết

thực của hoạt động tại các cấp Hội đã khẳng định sự đạo đúng đắn của Đảng

bộ tỉnh đối với hoạt động của Hội, bên cạnh đó cho thấy sự nỗ lực của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong việc đổi mới những nội dung hoạt động của phong trào phụ nữ ngày càng sát thực và đạt hiệu quả cao, giải quyết tốt những nguyện vọng của các tầng lớp hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh, nhất là đẩy mạnh nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Có thể thấy vai trò của các cấp Hội phụ nữcũng như hoạt động của phụ nữ tỉnh Bắc Ninh ngày càng được nâng cao trong hệ thống chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đây là những động lực quan trọng thúc đẩy phong trào và hoạt động của phụ nữ Bắc Ninh, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, các cấp Hội luôn nghiêm túc quán triệt thực hiện sự chỉ đạo

về những nội dung hoạt động cơ bản của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như:

“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” với 8 tiêu chí cụ thể 5 không, 3 sạch theo Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 6 nhiệm vụ trọng tâm. Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã triển khai thực hiện Đề

án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề tạo việc làm giai đoạn 2010-2015”và phát động

các phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, tín chấp với ngân hàng cho phụ nữ vay vốn để xoá đói, giảm nghèo; củng cố và nâng cao chất lượng sinh hoạt của các câu lạc bộở các xã có Dự án

biệt, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nữ được tăng cường với nhiều hình thức: Tập huấn kiến thức, kỹnăng khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tín dụng, tuyên truyền về Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, gặp mặt doanh nhân Nữ nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, đề cử 04 doanh nhân nữ nhận giải bông sen vàng và biểu tượng "Doanh nhân văn hoá

nữ tướng thời bình"; Hội Phụ nữ tỉnh còn phối hợp với Trung tâm Phụ nữ và phát triển thuộc Trung ương Hội tổ chức Hội thảo tọa đàm với 20 chủ doanh nghiệp nữ.

Đểđổi mới, nâng cao vai trò phụ nữ trong xây dựng gia đình no ấm, bình

đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, các cấp Hội chỉ đạo nhân rộng mô hình “Gia đình

không có trẻem suy dinh dưỡng”, “Nuôi con bằng sữa mẹ”, gia đình không có

người thân mắc các tệ nạn xã hội “Phòng chống tệ nạn xã hội từgia đình”, Hội Phụ nữ các cơ sở thành lập Câu lạc bộ“Dân số - Kế hoạch hóa gia đình”, Câu Lạc bộ“Gia đình hạnh phúc”, tổ chức nhiều cuộc thi gia đình với công tác phòng chống tệ nạn xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiến thức pháp luật gia đình… đây là những hoạt động nổi bật, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã

hội của địa phương; góp phần quan trọng trong việc thực hiện cuộc vận động

Xây dựng nông thôn mới, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá... được các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân ghi nhận.

Quán triệt thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 29-6-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công

tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữgiai đoạn 2012-2020”, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chủ động tham mưu, đề xuất, tham gia phản biện xã hội và giám sát việc thi hành luật pháp, chính sách vềbình đẳng giới. Cấp ủy, lãnh đạo tổ chức Hội các cấp chỉđạo sát sao và đạt nhiều kết quảtrong công tác tham mưu, phản biện xã hội và giám sát luật pháp, chính sách vềbình đẳng giới. Tích cực tham gia góp ý vào dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Luật

định của tỉnh về giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

trong hệ thống chính trị, quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh, quy trình thủ tục

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 123 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)