Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 134 - 143)

2 CAMA làm ột chi nhánh phát triển và cứu trợ của Christian anh Missionary Alliance (Liên minh Cơ đốc giáo và truy ền giáo) Các hoạt động của CAMA bao gồm: hỗ trợ, thực hiện và đẩy mạnh hoạt động từ thiện; giúp

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1. Một số hạn chế

Dưới sựlãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, phong trào phụ nữ và hoạt

2015. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh vẫn còn một số hạn chế.

Một là, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban,

ngành trong tỉnh về công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và về đổi mới nội

dung, phương thức hoạt động của Hội Phụ nữ các cấp chưa thực sự sâu sắc,

đầy đủ

Trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh với hoạt động của

Hội Liên hiệp Phụ nữtỉnh mặc dù có các chỉ thị, nghị quyết nhưng chỉ là những văn bản triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh

đó, thời gian ban hành các văn bản của Đảng bộ tỉnh còn chậm so với yêu cầu thực tiễn của công tác phụ nữ tỉnh, đã hạn chế đến việc thực hiện đổi mới nội

dung và phương thức hoạt động của các cấp Hội.

Ở một số nơi, cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành và đoàn thể nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình, cũng như công tác phụ

nữ trong phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉđạo, phối hợp và tạo điều kiện, hỗ trợ hoạt động của các

cấp Hội ởđịa phương, đơn vị. Nhiều địa phương, đơn vị còn có tình trạng cấp ủy lãnh đạo chưathường xuyên đối với hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể

nói chung và công tác Hội Phụ nữ nói riêng; thiếu sự phối hợp của cấp ủy, chính quyền với đồng cấp lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, thường chỉ nghe báo cáo do những cấp ủy viên được phân công phụ trách về hoạt động của các tổ chức này. Chính vì vậy, hiệu quả trong việc thực

hiện các chương trình hành động, đặc biệt là đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội chưa cao.

Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền chưa đúng với vai trò, vị trí của phụ nữ và công tác Hội; thậm chí vẫn còn tồn tại nhận thức coi công tác

phụ nữ đơn thuần là trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, dẫn đến tình trạng không có sự chỉđạo, phối hợp, không chăm

lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, chưa bảo đảm được lợi ích chính đáng cho phụ nữ... Vì thế, làm cho công tác phụ nữ và phong trào phụ nữ có lúc, có nơi bị ngưng trệ, một số nơi, phong trào không đến được với hội viên, hoặc không

được hội viên nhiệt tình hưởng ứng và tham gia đầy đủ. Công tác chỉ đạo thực hiện Luật bình đẳng giới (29-11-2006), Nghị định số 19/NĐ-CP (7-3-2003) và

Nghị định số 56-NĐ/CP (16-7-2012) của Chính phủ “về trách nhiệm của ủy

ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam tham gia quản lý nhà nước” còn chậm và mang tính hình thức.

Đảng bộ tỉnh đã chủđộng và kịp thời ban hành nhiều văn bản nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ cho phụ nữ Bắc Ninh như: Chỉ thị số 07- CT/TU (21-11-2002) về tăng cường vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bắc Ninh; Kế

hoạch số 21-KH/TU (3-10-2007) và Chương trình hành động số 32-Ctr/TU (1- 11-2007) nhằm đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ có trình

độ về mọi mặt, có năng lực lãnh đạo, quản lý... Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cấp ủy cơ sở chưa nhận thức rõ những yêu cầu, vai trò, vị trí của việc tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ nữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chậm chỉ đạo, thiếu kiểm tra đôn đốc việc quy hoạch, bố trí cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý; vẫn còn tồn tại tư duy cũ của một bộ phận về

bất bình đẳng giới, định kiến, khắt khe, thiếu tin tưởng vào khả năng lãnh đạo

của cán bộ nữ. Chính vì vậy, ở nhiều địa phương, đơn vị tỷ lệ cán bộ nữ giữ

chức vụ chủ chốt và tham gia quản lý hành chính nhà nước ít hơn nhiều so với nam giới, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của phong trào phụ nữ và lực lượng lao động nữ.

Hai là, quá trình triển khai tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của

Đảng bộ về công tác phụ nữ, xây dựng tổ chức Hội và đổi mới nội dung, phương

thức hoạt động của một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự hiệu quả

Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chủtrương, đường lối, các chỉ thị, nghị quyết của Trungương Đảng và Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo công tác phụ nữ

cũng như hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động vẫn còn tồn tại những hạn chếnhư: một số cấp ủyĐảng, chính quyền trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc, dẫn

đễn hiệu quả thấp; chưa định hướng được mục tiêu, phương pháp thực hiện cho công tác của các cấp Hội; chưa có sự phân công cụ thể trách nhiệm lãnh đạo thực hiện nghị quyết cho các tập thể và cá nhân trong cấp ủy.

Ở một số địa phương và đơn vị, cấp ủy và chính quyền thiếu chủ động trong công tác dự báo đểkịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan

đến công tác phụ nữ và cấp Hội; sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo chưa thường xuyên, việc kiểm tra, đôn đốc, đặc biệt là điều chỉnh sự chỉ đạo trong việc thực

hiện các chủ trương về công tác vận động phụ nữ, đổi mới nội dung, phương

thức hoạt động của cấp Hội. Vẫn còn tồn tại tình trạng khi triển khai thì rầm rộ,

nhưng quá trình thực hiện thì buông lỏng hoặc không theo dõi việc tổ chức thực

hiện. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…chưa sâu và rộng nên sự chuyển biến trong nhận thức chưa

tốt, nhất là nam giới, do đó, nhiều vụ bạo hành gia đình, ngược đãi phụ nữ vẫn diễn ra nhưng chưa được xử lý nghiêm minh và kịp thời.

Một số cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện nhưng không có công

tác sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, mục tiêu, chỉ tiêu nhằm đưa ra phương hướng, giải pháp kịp thời; hoặc khi sơ kết, tổng kết không cóđộng viên, khen thưởng đối với những gương điển hình tiên tiến. Hiện tượng khoán toàn bộ

công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Phụ nữ cho Hội và Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ. Do đó, một số địa phương, đơn vịchưa cụ thể hóa chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy về công tác phụ nữ thành mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để thực hiện.

Ba là, những chủ trương, chính sách và cơ chế đối với hoạt động của

Hội Liên hiệp Phụ nữ ở một sốĐảng bộ, chính quyền trong tỉnh chưa đáp ứng

Để nâng cao vị trí, vai trò công tác phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Bắc Ninh, Tỉnh uỷ, Thường vụ Tỉnh uỷđã có những chủ trương,

chính sách, chỉ thị, nghị quyết nhằm tạo cơ sở, điều kiện cho hoạt động của các cấp hội ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên, có những nội dung trong chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về công tác phụ nữ và hỗ trợ hoạt động của các

cấp Hội chưa được cấp ủy, chính quyền ở cơ sở, trên cơ sở cụ thể hóa thành

những cơ chế, quyđịnh cụ thể, thống nhất. Chính vì vậy, mỗi địa phương, đơn

vị có sự vận dụng rất khác nhau.

Bên cạnh đó, còn một số chính sách về công tác phụ nữchưa thực sựđáp ứng với tình hình thực tiễn hoặc còn bất cập nhưng chậm được điều chỉnh, bổ

sung, nhất là chính sách đối với cán bộ, hội viên ởcơ sở. Có những chính sách, biện pháp thúc đẩy công tác phụ nữ đã ban hành nhưng trên thực tế không phát huy hiệu quả trong quá trình triển khải thực hiện như: Luật Bình đẳng giới quy

định "ưu tiên" phụ nữ trong một sốlĩnh vực của đời sống gia đình, xã hội, tuy nhiên trên thực tế việc triển khai ở các cấp dưới vẫn còn tình trạng buông lỏng, hoặc không thực hiện đối với sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các hoạt

động xã hội do thiếu các điều kiện bảo đảm. Một số quy định còn mang tính

định tính, khó định lượng gây khó khăn thực hiện trong thực tếởcơ sởnhư: tỷ

lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh, chức vụ trong cơ quan hành chính nhà nước.

Tỉnh Bắc Ninh có đặc thù nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, lực

lượng lao động nữ trong các khu công nghiệp đông, nhưng những quy định, chế tài về việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của hội viên phụ nữnhư việc làm, thu nhập, môi trường, bảo hiểm y tế... trong một số khu công nghiệp chưa

phù hợp và đảm bảo. Các chủ trương, chính sách và giải pháp hỗ trợ phụ nữ

xoá đói, giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ.

Bốn là, phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữchưa đồng đều ởcác cơ sở;Công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức nâng

cao nhận thức chính trị cho phụ nữ ở một số cấp Hội còn hạn chế

Chất lượng hoạt động một số mô hình hoạt động của Hội chưa cao, thiếu tính bền vững và đồng đều giữa các cơ sở, nhất là các mô hình thu hút, tập hợp nữ cán bộ công chức, công nhân lao động và nữ thanh niên. Bên cạnh đó, vẫn còn sự thiếu năng động của cán bộ cấp hội, làm cho phong trào phụ nữ chưa

thật sự phủ khắp các địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Một bộ

phận không nhỏ trong chị em phụ nữ chưa thật sự nhận được sự hỗ trợ từ các cấp hội trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững; vẫn còn không ít chị em chưa thật sự được giải phóng cả trong gia đình và nơi lao động, sản xuất; nhiều chị em vẫn còn bị bạo hành, ngược đãi, bị xem thường và dẫn đến nhiều nỗi bất hạnh, nhưng chưa được các cấp ủy, chính quyền sở tại thực sự

vào cuộc một cách triệt để.

Công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức nâng cao nhận thức chính trị cho phụ nữ ở một sốđịa phương còn hạn chế, việc nắm bắt tư tưởng trong các tầng lớp phụ nữ ở một số cơ sở chưa kịp thời, một bộ phận phụ nữ

thiếu hiểu biết về chính sách luật pháp nên đã tham gia vào các vụ khiếu kiện

đông người, gây mất ổn định an ninh chính trị tại địa phương.

Công tác nắm tình hình diễn biến tư tưởng của hội viên, phụ nữ và dư

luận xã hội mặc dù đã có chuyển biến song có lúc, có nơi chưa kịp thời; việc

đề xuất những biện pháp giải quyết còn chậm, phối hợp giải quyết các vấn đề

bức xúc, nổi cộm tại địa phương còn hạn chế.

Năm là, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chưa kịp thời, quyết liệt trong công

tác tham mưu cho Đảng bộ tỉnh ban hành những chính sách liên quan đến phụ

nữ và công tác phụ nữ

Vai trò của Tỉnh Hội trong công tác tham mưu, giúp Tỉnh uỷ xây dựng và ban hành các chính sách mang yếu tố giới còn hạn chế, chưa đáp ứng được

yêu cầu đặt ra. Chất lượng tham mưu, góp ý xây dựng luật pháp, chính sách vẫn còn mang tính chung chung, hạn chế; hiệu quả của công tác giám sát, phản biện xã hội chưa cao, còn chậm trong việc tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh giải quyết những vướng mắc của của chị em phụ nữ và các vấn đề liên

quan đến phụ nữ, đặc biệt là chưa quyết liệt trong tham mưu cho Tỉnh uỷ về

việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ nữlãnh đạo chủ chốt đối với các địa phương,

cơ quan, đơn vị…

4.1.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

Một là, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh mặc dù tích cực ban hành các văn bản

triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về công tác phụ

nữ, nhưng trong công tác chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh thể chế hóa, cụ thể hoá các nội dung này thành chủ trương, chính sách của Đảng bộ còn chậm và thiếu kiên quyết, đặc biệt là trong khâu triển khai thực hiện, dẫn đến hiệu quả thực hiện công tác phụ nữ, hoạt động của các cấp Hội ở các địa phương, đơn vịchưa cao.

Hai là, công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức

có liên quan đến Hội Liên hiệp Phụ nữ trong việc giải quyết những vấn đề về công tác phụ nữ chưa hiệu quả, thiếu thường xuyên, thống nhất; đặc biệt là sự

phối hợp liên ngành trong việc xây dựng các nội dung, chương trình hoạt động, công tác kiểm tra giám sát thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ còn chưa có cơ chế thống nhất,

đồng bộ; các cấp, các ngành chưa xây dựng lộ trình, kế hoạch kịp thời trong việc đảm bảo cho phụ nữ và Hội Liên hiệp Phụ nữ được tham gia quy hoạch,

điều động, bổ nhiệm chức vụtrong lĩnh vực quản lý nhà nước…

Ba là, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực của một bộ phận cán bộ

Hội, nhất là cấp cơ sở còn hạn chế về kiến thức, kỹnăng công tác, thiếu tư duy đổi mới, chưa sâu sát phong trào, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao

trong quá trình hoạt động của Hội và yêu cầu công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. Một số cán bộ Hội vẫn còn tư duy và làm việc theo lối hành chính, chưa sâu sát cơ sở nên chưa nắm bắt được những khó khăn, bức xúc, tâm tư, tình cảm của các hội viên, do đó chưa có biện pháp thiết thực cũng như sự đồng cảm để giúp đỡ chị em tháo gỡ khó khăn, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong đời sống gia đình và xã hội.

Một số cấp Hội nhất là ở cơ sở chưa chủ động, sáng tạo trong thực hiện

các văn bản chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, còn máy móc trong việc triển khai; chưa xác định đúng những vấn đề trọng tâm, trọng điểm của công tác Hội trong tình hình mới, nhất là những vấn đề cụ thể ở địa phương nên quá trình hoạt động đôi khi chưa đúng người, đúng việc, hiệu quả công tác chưa cao, thiếu

tính dự báo nên chưa đề ra được các giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn

đềphát sinh đột xuất. Trong một số chương trình hoạt động của các cấp Hội sự chỉ đạo thiếu tập trung, có đề ra chủ trương, phương thức tổ chức nhưng thiếu sự giám sát, chỉ đạo, thiếu nguồn lực nên hiệu quả chưa cao; những đánh giá sơ kết, tổng kết các hoạt động còn mang tính hình thức, đôi khi còn thiếu khen

thưởng, nêu gương điển hình…

Nguyên nhân khách quan

Một là, cảnước đang trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập và phát triển với sự bùng nổ của nền kinh tế tri thức, cách mạng 4.0... đây là thời cơ và cũng là những thách thức lớn đặt ra đối với

Việt Nam nói chung, tỉnh Bắc Ninh và công tác phụ nữ, hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Bắc Ninh nói riêng. Để công tác phụ nữ và hoạt động của các cấp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 (Trang 134 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)