Các nghiên cứu về kênh truyền relay vẫn tiếp tục trong năm 1980, các nỗ lực để mở rộng kết quả [23] trong trường hợp nhiều relay, dung lượng kênh truyền, v.v... Tuy nhiên, kể từ đầu những năm 1980, sự quan tâm trong lĩnh vực này giảm đáng kể, có thể là do những khó khăn về mặt lý thuyết cũng như những thách thức thực tế trong việc thực hiện.
Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công nghệ MIMO và các kỹ thuật mã hóa, truyền thơng hợp tác đã phát triển bùng nổ trong những năm gần đây. Đăc biệt phải kể
đến các cơng trình nghiên cứu của Sendoaris trong [16] hay của Laneman [17]. Kể từ đó, chuyển tiếp và hợp tác truyền thơng đã nhanh chóng được xác định là một mơ hình hiệu quả để đạt được phân tập không gian và mở rộng vùng phủ của dữ liệu tốc độ cao. Nhiều mơ hình thơng tin hợp tác đã phát triển nhanh chóng với các nghiên cứu trong các vấn đề như kiểm soát phương tiện truy cập, định tuyến, hoặc chất lượng của dịch vụ,... được đề xuất.
2.4.2 Mạng chuyển tiếp
Khi bộ phát và bộ thu không thể liên kết được với nhau vì khoảng cách hoặc do fading của kênh truyền, chúng có thể được kết nối bởi một hoặc nhiều node chuyển tiếp tạo nên một mạng chuyển tiếp (Hình 2.8). Một mạng chuyển tiếp điển hình bao gồm node nguồn S(source node), một node chuyển tiếp R (relay node) và node đích D(destination node). Quá trình truyền bản tin từ nguồn đến đích gồm 2 giai đoạn (phase):
Pha đầu: nguồn gửi thơng tin cho node đích, thơng tin này cũng được nhận bởi node chuyển tiếp tại cùng thời điểm
Pha hai: node chuyển tiếp giúp node nguồn chuyển tiếp phiên bản của tín hiệu nhận được trong pha đầu đến node đích.