Kết quả đạt được [10] cho thấy hiệu suất vượt trội khi huấn luyện sử dụng ước lượng riêng pha như thuật tốn thứ hai. Thuật tốn này cũng thành cơng trong việc xác định tất cả các kênh ước lượng (nguồn – relay, relay – đích).
Việc ước lượng kênh dùng chuỗi huấn luyện đòi hỏi phải sử dụng băng thơng có sẵn, nghĩa là băng thơng sử dụng cho truyền dữ liệu sẽ bị suy giảm. Trong [6], ước lượng kênh được thiết kế để ước lượng được CSI trong khi tối thiểu lượng huấn luyện có thể.
Khi ước lượng kênh truyền sử dụng chuỗi huấn luyện, việc tối ưu số lượng ký tự huấn luyện sử dụng là rất quan trọng. Bộ ước lượng tốt là lượng băng thông sử dụng tối thiểu trong khi vẫn ước lượng hệ số kênh truyền hiệu quả.
[7] mô tả kỹ thuật ước lượng kênh truyền dựa trên bộ ước lượng MMSE cho mạng chuyển tiếp dùng mơ hình AF. Mơ hình hệ thống bao gồm node nguồn và đích dùng anten đơn, trong khi các relay sử dụng đa anten. Giả sử các kênh giữa nguồn và relay cũng như các kênh giữa relay và đích là hằng số trong suốt khoản thời gian dùng ước
lượng. Tác giả đánh giá hiệu suất của phương pháp ước lượng trong 3 trường hợp. Đầu tiên, mỗi relay dùng chuỗi huấn luyện ước lượng kênh chuyển tiếp và kênh hồi tiếp. Trong trường hợp thứ 2, các relay đã biết các thông số kênh truyền nên không cần gửi chuỗi huấn luyện, relay chỉ việc khuếch đại tín hiệu nhân được và chuyển tiếp đến máy thu. Trường hợp cuối cùng, relay khơng có bất cứ thơng tin gì của kênh truyền, giống trường hợp thứ 2, relay khuếch đại và truyền ký tự nhận được đến máy thu.
Kết quả đạt được trong [7] cho thấy khi tăng số relay sẽ làm tăng trung bình bình phương lỗi (MSE). Ba trường hợp nêu trên, độ lợi là như nhau trừ trường hợp SNR thấp. Kết quả còn cho thấy khi số lượng ký tự huấn luyện gửi đi nhỏ, các relay ước lượng kênh truyền không hiệu quả, dung lượng thấp hơn cả khi sử dụng lượng ký tự lớn.
Trong [8], tác giả đề xuất bộ ước lượng Kalman và LS để ước lượng đáp ứng tần số của kênh truyền (CFR: channnel frequency response) tại vị trí các pilot, CFR tại các kênh dữ liệu con đạt được bằng cách nội suy trung bình giữa các giá trị ước lượng tại vị trí các pilot. Các phương pháp nội suy khác nhau được thực hiện, kết quả cho thấy bộ ước lượng Kalman cho hiệu quả tốt hơn so với bộ ước lượng LS.
Một lựa chon khác là tín hiệu pilot được xếp chồng (superimpose) trên tín hiệu dữ liệu trong cùng một frame. Sự khác biệt giữa huấn luyện truyền thống và phương pháp xếp chồng thể hiện trên hình 3.2: