Khái niệm kinh tế đối ngoại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 31 - 32)

Theo Từ điển tiếng Việt, đối ngoại được hiểu theo 2 nghĩa. Một là, chủ trương, chính sách về quan hệ mang tính quốc gia đối với nước khá. Hai là, quan hệ với bên ngoài [tr.547].

Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.

Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế mà chủ thể là một quốc gia nhất định với bên ngoài, với quốc gia khác và với các tổ chức kinh tế quốc tế khác còn quan hệ kinh tế quốc tế là mối quan hệ lẫn nhau giữa từng nước hoặc nhiều nước với nhau, là tổng thể các mối quan hệ kinh tế của các nước.

Mặc dù kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế là 2 khái niệm có mối quan hệ với nhau, song không nên đồng nhất chúng với nhau. Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế mà chủ thể của nó là một quốc gia với bên ngoài với nước khác hoặc với các tổ chức quốc tế khác. Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nước là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế.

Thực tế cho thấy, kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rất đa dạng, phong phú, có kết cấu động và rất phức tạp. Kế thừa và phát triển các quan niệm nêu trên, có thể nhận thấy, một khái niệm về kinh tế đối ngoại đầy đủ phải bao hàm được các đặc trưng cơ bản là: thể hiện được là mối quan hệ với bên ngoài và là lĩnh vực có nội dung rộng lớn, dưới nhiều hình thức hoạt động có mối quan hệ hữu cơ tạo nên một tổng thể thống nhất, xác lập được vị trí của nền kinh tế của mỗi quốc gia trong hệ thống phân công lao động quốc tế.

Từ phân tích trên, luận văn hiểu và nhất trí với khái niệm về kinh tế đối ngoại trong Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác - Lê nin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2003) [tr.471] như sau: Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 31 - 32)