Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 44 - 46)

1.3.1.1. Chỉ đạo điều hành của tỉnh

Mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh đều chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND, HĐND cấp tỉnh, trong đó có hoạt động kinh tế đối ngoại. Theo đó, nếu UBND, HĐND tỉnh có chỉ đạo, điều hành về hoạt động kinh tế đối ngoại đúng đắn, kịp thời, nghiêm khắc và có hiệu quả, các cấp, ngành bên dưới sẽ triển khai kịp thời, tuân thủ đúng các chỉ đạo và điều hành đó. Tuy nhiên, nếu chính quyền cấp tỉnh thờ ơ, không có những chỉ đạo, điều hành kịp thời, sát sao, các hoạt động kinh tế đối ngoại sẽ không được quan tâm, triển khai theo đúng định hướng mà Nhà nước kỳ vọng, giao phó cho tỉnh đó.

1.3.1.2. Trình độ năng lực và đạo đức của cán bộ, công chức thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động KTĐN.

Trình độ năng lực và đạo đức của cán bộ, công chức thực hiện chức năng QLNN về kinh tế đối ngoại là nhân tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động QLNN về kinh tế đối ngoại. Chính đội ngũ cán bộ, công chức là người xây dựng lên hệ thống pháp luật, đồng thời là chủ thể thực thi pháp luật kinh tế và đưa pháp luật kinh tế vào cuộc sống. Do vậy, yếu tố năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức có sức ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng, hiệu quả của hệ thống pháp luật về kinh tế và quyết định sự thành công của công tác QLNN về kinh tế đối ngoại, cũng như đảm bảo việc triển khai, thực thi pháp luật về kinh tế được đúng luật, chính xác, tiết kiệm hiệu quả góp phần kiềm chế tham nhũng, lãng phí. Nếu đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực và có đạo đức họ sẽ làm việc hết mình, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, họ sẽ là lực lượng nòng cốt và chủ lực để thực thi pháp luật, cũng như góp sức xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

Ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ, công chức bị hạn chế về trình độ, năng lực và đạo đức thì họ sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tới công tác QLNN về kinh tế đối ngoại như họ sẽ tham mưu ban hành những văn bản quy phạm pháp luật

kém hiệu quả, thiếu khả thi hoặc cố tình lách luật, làm sai quy định, thông đồng với nhà thầu, thương nhân…gây ra nhiều khó khăn trong quá trình triển khai áp dụng luật vào đời sống.

1.3.1.3. Ứng dụng thông tin trong QLNN đối với hoạt động KTĐN

Khoa học kỹ thuật là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến công tác QLNN nói chung và QLNN đối với hoạt độngKTĐN nói riêng trong việc góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đã và đang mở ra thời kỳ mới của kỷ nguyên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Theo đó Khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều khâu, công đoạn và quy trình của hoạt động quản lý. Trong lĩnh vực QLNN đối với hoạt động KTĐN, các hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước, các hình thức hình thức đấu thầu qua mạng đã và đang chứng minh rất rõ ràng rằng khoa học và kỹ thuật đã và đang từng bước thay thế cho cách thức quản lý thủ công, truyền thống lạc hậu, kém hiệu quả trước kia. Khoa học kỹ thuật mở ra thời kỳ quản lý văn minh, hiện đại tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, công sức và tiền bạc cho các bên trong quá trình quản lý, đặc biệt công nghệ giúp công tác QLNN đối với hoạt động KTĐN trở nên thân thiện hơn, công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiện hơn, tăng cường trách nhiệm giải trình của giải trình của cơ quan có thẩm quyền với người. Tuy nhiên, khoa học và công nghệ cũng là nhân tố đòi hỏi trong công tác QLNN đối với hoạt động KTĐN phải có những chiến lược, kế hoạch và dự đoán, dự báo xu hướng về khoa học và công nghệ, đặc biệt trong công tác xây dựng pháp luật về kinh tế để có thể chủ động tranh thủ các cơ hội ứng dụng các thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, cũng như chủ động có những biện pháp phòng ngừa những tác động tiêu cực, hạn chế khi có kẻ xấu lợi dụng thành tựu của khoa học công nghệ để gian lận, làm ảnh hưởng đến công tác QLNN về kinh tế đối ngoại như hacker mạng, phát tán virút gây hại, tuyên truyền chống phá…

1.3.1.4. Công tác thông tin, quảng bá, tuyên truyền

Cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế đối ngoại cần phối kết hợp với cơ quan chuyên môn QLNN về kinh tế đối ngoại (Phòng có chức năng kinh tế đối ngoại, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố) để lồng ghép nội dung phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chính sách về kinh tế đối ngoại với các nội dung chuyên đề về kinh tế đối ngoại để tiết kiệm cho kinh phí ngân sách và hiệu quả hơn. Công việc này, cần phải có sự chỉ đạo của UBND tỉnh, đồng thời phải xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho hàng năm, trong đó có phân nhiệm trách nhiệm rõ ràng cho đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 44 - 46)