1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tếđối ngoại cấp tỉnh đối ngoại cấp tỉnh
1.2.1.1. Khái niệm QLNN đối với hoạt động KTĐNcấp tỉnh
Thuật ngữ quản lý thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
động phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài nước (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [tr.9].
Như vậy, theo cách hiểu chung nhất, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Quản lý nhà nước là một lĩnh vực quản lý đặc biệt. Đó là loại quản lý gắn liền trực tiếp với hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy quyền lực nhà nước, gắn liền với việc sử dụng quyền lực nhà nước – một loại quyền lực đặc biệt, khác hẳn với các loại quyền lực khác [tr.7].
Qua nghiên cứu các quy định hiện hành, khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại và hoạt động đối ngoại của chính quyền cấp tỉnh chưa được làm rõ ở cấp độ văn bản. Tuy nhiên, từ các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực tiễn triển khai, quản lý hoạt động đối ngoại ở địa phương được hiểu là việc các cơ quan nhà nước lập pháp, hành pháp, tư pháp thực hiện quyền lực của Nhà nước để điều hành xã hội về hoạt động đối ngoại thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về đối ngoại.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước cấp tỉnh đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm bảo đảm hoạt động kinh tế đối ngoại được thực hiện đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
1.2.1.2. Mục tiêu QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh
Một là, đảm bảo hoạt động KTĐN được thực hiện đúng pháp luật: Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật có vai trò to lớn. Bởi, chức năng tổ chức và quản lý kinh tế các cấp từ Trung ương đến địa phương có phạm vi rộng và phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ mà nhà nước cần xác lập, điều hành và kiểm soát như hoạch định chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch, quy định các chế độ tài chính, tiền tệ, giá...
nhà nước không thể trực tiếp tham dự vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà chỉ thực hiện việc quản lý ở tầm vĩ mô và mang thuộc tính hành chính - kinh tế. Quá trình quản lý kinh tế không thể thực hành được nếu không dựa vào pháp luật. Việc QLNN đối với hoạt động KTĐN phải được đảm bảo thực hiện đúng pháp luật.
Hai là, đảm bảo hoạt động KTĐN được thực hiện hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn:
- Đóng góp vào tăng trưởng KT-XH tại địa phương: Thu hút vốn và tạo vốn là một nhiệm vụ quan trọng. Cùng với đầu tư quốc tế, xúc tiến đầu tư quốc tế, ngoại thương, thì các hoạt động kinh tế đối ngoại khác cũng đều hướng đến việc tạo vốn cho nền kinh tế, đóng góp thuế cho ngân sách nhà nước, qua đó góp phần tích luỹ vốn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bắt đầu từ thu hút nguồn vốn đầu tư vào địa phương.
- Tạo việc làm cho lao động địa phương từ các đơn vị tham gia hoạt động KTĐN: Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước ta là tạo vốn đầu tư để phát triển xã hội và giải quyết việc làm. Với dân số đông và chủ yếu làm nông nghiệp trên một diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hoá thì vấn đề việc làm là vấn đề nan giải. Thêm vào đó, với cơ cấu dân số trẻ, mỗi năm số thanh niên bổ sung vào lực lượng lao động và số lao động thất nghiệp theo mùa vụ đòi hỏi cần có những giải pháp cấp thiết nhằm tạo việc làm cho người lao động.