Kinh tế đối ngoại có rất nhiều nhiều hoạt động đa dạng và phong phú như hợp tác sản xuất, hợp tác khoa học – công nghệ, ngoại thương, tín dụng quốc tế, các dịch vụ quốc tế. Tuy nhiên, căn cứ vào sự vận động của đối tượng, người ta phân loại các hoạt động của kinh tế đối ngoại thành các hoạt động chủ yếu sau:
Thứ nhất, đầu tư quốc tế và xúc tiến đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế (trước đây Lê-nin gọi là xuất khẩu tư bản) là một hình thức cơ bản của kinh tế đối ngoại. Đó là một quá trình, trong đó, hai hay nhiều bên có quốc tịch khác nhau cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lợi.
- Việc đưa vốn trong nước ra nước ngoài để đầu tư, đó là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động đầu tư.
- Thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài vào trong nước dưới những hình thức đầu tư khác nhau như: đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) mà trước đây Lê-nin gọi là xuất khẩu tư bản hoạt động; đầu tư gián tiếp mà trước đây Lê-nin gọi là xuất khẩu tư bản cho vay. Đó là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài có một số hình thức chủ yếu sau đây: + Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập ở nước nhận đầu tư và họ tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp này cũng là các công ty TNNH có tư cách pháp nhân hoạt động theo luật pháp nước sở tại.
+ Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp của nước nhận đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên tham gia cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, cùng hưởng lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro theo tư lệ vốn góp.
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức mà ở đó chủ đầu tư nước ngoài có thể hợp tác kinh doanh với nước sở tại trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp đồng chia lợi nhuận hoặc phân chia lợi nhuận mà không thành lập pháp nhân mới.
+ Bên cạnh đó, còn có một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài áp dụng cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đó là: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Các hình thức đầu tư này vận hành theo Luật đầu tư năm 2005.
Thứ hai, hoạt động ngoại thương
hiện sớm nhất, lâu đời nhất, phổ biến và hiệu quả nhất. Ngoại thương là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia thông qua con đường xuất nhập khẩu.
Nội dung của hoạt động ngoại thương bao gồm:
- Xuất và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ với các quốc gia trên thế giới (gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình). Trong đó, xuất khẩu là hướng ưu tiên và thường gắn với chiến lược công nghiệp hoá, hướng mạnh về xuất khẩu.
- Thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu. - Chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ, vv...
Ngoài ra, còn có các hoạt động kinh tế đối ngoại khác:
- Hợp tác về sản xuất và khoa học - công nghệ: bao gồm việc chuyên môn hoá và hợp tác hoá với các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế trong việc nghiên cứu, sản xuất một số loại sản phẩm nào đó, hợp tác về đào tạo chuyên gia, thiết kế chế tạo sản phẩm, mua bán, chuyển giao các phát minh, sáng chế, vv...
- Các dịch vụ thu ngoại tệ (tập trung vào nội dung tín dụng và dịch vụ tài chính quốc tế): bao gồm các hoạt động như du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, xuất và nhập khẩu lao động, dịch vụ tín dụng và tài chính quốc tế, chuyển tiền, đổi tiền, v.v...
Các mối quan hệ kinh tế, kỹ thuật - công nghệ này chỉ thực sự hình thành và phát triển khi trình độ của lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội và theo đó các quan hệ kinh tế bên trong của mỗi quốc gia, dân tộc phát triển đến một trình độ nhất định, vượt khỏi khuôn khổ quốc gia. Chóng được liên kết chặt chẽ với nhau và không ngừng mở rộng theo đà phát triển của mỗi quốc gia, đặt trong bối cảnh sự phân công lao động quốc tế, được thể hiện ở nội dung bên trong và quyết định các hình thức tồn tại của các hoạt động kinh tế đối ngoại.