Các nhóm giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 90 - 92)

Theo kết quả khảo sát, người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa nắm rõ các chính sách kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Mặc dù tỉnh đã đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến, quảng bá hoạt động kinh tế đối ngoại và nâng cao nhận thức cho các cán bộ nhà nước, nhân dân về hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh Điện Biên chưa được tổ chức thường xuyên, quyết liệt, các hình thức, nội dung tuyên truyền chưa đa dạng. Do đó, hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá các hoạt động kinh tế đối ngoại chưa cao. Trong thời gian tới, để khắc phục các hạn chế này, đòi hỏi các cấp, các ngành, Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiếp tục đề xuất để nhận được nhiều sự ủng hộ của các cấp, các ngành, địa phương,…; kêu gọi sự phối kết hợp tốt của các cơ quan, ban ngành, tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh Điện Biên để tập trung nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức về tầm quan trọng và vai trò của QLNN hoạt động

kinh tế đối ngoại. Việc QLNN hoạt động kinh tế đối ngoại là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc góp phần giúp cho tỉnh Điện Biên ngày càng phát triển vững mạnh.

- Cấp ủy đảng, chính quyền thuộc các cơ quan, đơn vị cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên.

- Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng phổ biến, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền thuộc các cơ quan, đơn vị chuyên môn để nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động.

- Tăng cường, thường xuyên tổ chức các buổi hội nghị/hội thảo, tọa đàm, tập huấn về pháp luật và chính sách kinh tế đối ngoại cho cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước cũng như các tầng lớp xã hội khác như doanh nghiệp xây dựng, tổ chức và cá nhân,…

- Việc phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về hoạt động kinh tế đối ngoại phải được tổ chức thường xuyên, kịp thời, quyết liệt, đồng bộ.

- Không ngừng đổi mới phương pháp, cách thức phổ biến, tuyên truyền để mọi người dễ dàng tiếp cận, theo dõi và nắm bắt thông tin như: Tuyên truyền trên kênh truyền hình, đài phát thanh của địa phương; trên Youtube, Facebook, Zalo... Đặc biệt cần xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung, chương trình và tài liệu phổ biến tuyên truyền phù hợp với đặc thù của từng loại đối tượng, các bên liên quan trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động phổ biến, tuyên truyền và cơ chế tài chính hỗ trợ hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh QLNN về kinh tế đối ngoại.

- Thành lập riêng một bộ phận gồm các cán bộ, công chức có kinh nghiệm, năng lực đảm nhiệm công tác lập kế hoạch và tổ chức phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách về kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Bộ phận được giao nhiệm vụ lập kế hoạch tổ chức phổ biến, tuyên truyền và

tổ chức thực hiện pháp luật và chính sách về kinh tế đối ngoại của tỉnh Điện Biên có thể triển khai lấy ý kiến của người dân, cán bộ, công chức để đánh giá xem hình thức tuyên truyền nào có hiệu quả, thu hút nhiều sự chú ý của người dân, cán bộ, công chức để có biện pháp đầu tư vào hình thức tuyên truyền đó, tránh dàn trải, không hiệu quả. Tùy theo từng đặc thù của địa phương và đối tượng tiếp nhận mà hình thức và nội dung tuyên truyền cũng phải khác nhau, linh hoạt, đảm bảo phù hợp, sáng tạo, có kế thừa các hình thức, nội dung tuyên truyền của năm trước, tránh nhàm chán.

- Xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh tế đối ngoại, dù người vi phạm ở bất kể cương vị công tác nào. Theo đó, các cán bộ công chức, doanh nghiệp, cá nhân bị xử phạt sẽ lấy những bài học đó để răn đe cho mình; đồng thời phải tích cực phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan QLNN về hoạt động kinh tế đối ngoại, cơ quan thanh tra, kiểm tra,… cấp trên về những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, công chức, cá nhân khác. Đó cũng là cách doanh nghiệp, công chức, cá nhân tự bảo vệ mình, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, công bằng,…

- Phải nhận diện và mô tả được các hành vi vi phạm pháp luật. Phân loại và gọi tên các hành vi đó trong văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. Nếu phát hiện những hiện tượng tiêu cực, cần có biện pháp xử lý kịp thời, quy trách nhiệm rõ ràng cho tập thể, cá nhân có vi phạm, nếu thấy có biểu hiện tham nhũng thì cần kiên quyết điều tra, xử lý theo quy định phòng, chống tham nhũng, và pháp luật tố tụng hình sự.

- Xây dựng các quy định về ràng buộc trách nhiệm, gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, công chức thực thi công vụ theo công việc, địa bàn phân công quản lý nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, che giấu, tiếp tay sai phạm trong hoạt động kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 90 - 92)