Nguyên tắc quản lý nhà nướcđối vớihoạt độngkinh tế đối ngoại cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 37 - 44)

đối ngoại cấp tỉnh

- Thứ nhất, việc triển khai các chính sách, chương trình QLNNđối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh phải đảm bảo tính đồng bộ, thực hiện nhiều chính sách, chương trình khác nhau. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại không có nghĩa là tỉnh chỉ thực hiện các chương trình, chính sách về hoạt động kinh tế đối ngoại mà tỉnh có thể lồng ghép vào các hoạt động đối ngoại khác như văn hóa, xã hội, ngoại thương. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh mới có hiệu quả toàn diện.

- Thứ hai, công tác QLNNđối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh phải đảm bảo công khai, minh bạch. Đây là hoạt động cần sự chung tay, nỗ lực, phối hợp không chỉ có riêng một bộ phận, ban ngành nào mà cần sự nỗ lực của toàn thể các cấp chính quyền, địa phương, nhân dân. Do đó, hơn ai hết, nhân dân phải nắm được các chính sách, chương trình về kinh tế đối ngoại, để có thể vận dụng phù hợp trong thực tế cuộc sống.

- Thứ ba, QLNN đối với KTĐN cũngphải đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả: Quản lý nhà nước là một chức năng của Nhà nước, của các cấp ban ngành có liên quan, sử dụng quyền lực của nhà nước. Do đó, trước tiên các quyền lực này phải có hiệu lực, đảm bảo tính khả thi trong việc thực hiện. Quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh phải đảm bảo có hiệu quả, mang lại thành công và góp phần đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra.

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại cấp tỉnh

1.2.3.1. Bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh

Việc QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh do bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh chịu trách nhiệm.

Đứng đầu là Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh. Đây là cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định hiện hành.

Tiếp đó là Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh. Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân tỉnh, do HĐND cùng cấp bầu ra để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước ở địa phương và chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Tiếp đó là Sở Ngoại vụ. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện QLNN đối với hoạt động KTĐN trên địa bàn tỉnh. TheoNghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở

Ngoại vụ là cơ quan đặc thù được tổ chức ở một địa phương, tham mưu giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, ngoại giao kinh tế và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia.

Sở Ngoại vụ là cơ quan chủ trì, giúp UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh; tổ chức theo dõi và triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh; phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn, thẩm tra các đối tác nước ngoài vào đầu tư tại tỉnh theo sự phân công; tham gia công tác xúc tiến thương mại, du lịch, xây dựng môi trường đầu tư phù hợp hội nhập kinh tế quốc tế và đặc điểm của tỉnh; chủ trì, giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ và cá nhân nước ngoài tại tỉnh theo quy định của pháp luật; theo dõi và đánh giá việc thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ, v.v...

Bên cạnh Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan tỉnh, Sở Công thương là cáccơ quan chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc phối hợp QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn kèm theo. CụcHải quan các tỉnh biên giới đất liền thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế, phí và lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Sở Công thươngthực hiện quản lý hoạt động xuất-nhập khẩu, duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cấp hạn ngạch cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh, phối hợp quản lý hoạt động xúc tiến thương mại.

Như vậy, để quản lý tốt hoạt động kinh tế đối ngoại, bộ máy quản lý nhà nước phải được tổ chức đảm bảo có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tại cấp tỉnh, bộ máy tổ chức của Sở ngoại vụ quyết định phần lớn hiệu quả của công tác quản lý. Nói cách khác, công tác QLNNđối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ, khả năng tổ chức đảm nhiệm công tác QLNN đối với hoạt động KTĐNcủa Sở ngoại vụ.

Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động KTĐN của Sở ngoại vụ phải được xây dựng tinh gọn, thống nhất giữa các địa phương và phù hợp

với cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao, đảm bảo sự thông suốt từTrung ương đến địa phương, có đủ năng lực thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành pháp luật và chính sách cụ thể.

Nguyên tắc tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh gồm: - Chuyên môn hóa và cân đối: Tổ chức bộ máy quản lý phải xác định rõ phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy đảm nhiệm công tác QLNNđối với hoạt động KTĐN và đảm bảo cân đối, tránh chồng chéo, trùng lặp, bộ phận thừa, bộ phận thiếu trong cơ cấu tổ chức bộ máy, và đảm bảo phân công nhiệm vụ rõ ràng.

- Linh hoạt và thích nghi với môi trường: Bộ máy đảm nhiệm công tác QLNN đối với hoạt động KTĐNcấp tỉnh không được bảo thủ, trì trệ, quan liêu mà phải linh hoạt, thích ứng với những yêu cầu của thời đại mới và những thay đổi của từng địa phương.

- Bảo đảm tính hiệu quả: Hiệu quả và hiệu lực luôn là hai yếu tố cần đạt được, là mục tiêu mà bất cứ tổ chức nào cũng phải hướng tới. Do đó, bộ máy QLNN đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh phải được tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất ở cấp cao nhất, phát huy được tính tích cực của các cơ quan quản lý địa phương, tạo động lực để họ tận tình với công việc, phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác QLNN đối với hoạt động KTĐN. Giữa các bộ phận, địa phương phải có người phụ trách với trách nhiệm và quyền hạn được phân hợp lý, rõ ràng, thống nhất.

1.2.3.2. Thực hiện chính sách pháp luật của trung ương và ban hành chính sách của địa phương

Thực hiện chính sách pháp luật về kinh tế đối ngoại là việc nhà nước tìm cách thức để các chính sách này tiếp cận gần hơn với người dân, các tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả, kịp thời và phù hợp với đặc thù của từng địa phương. Nhờ thực hiện các chính sách pháp luật của trung ương, chính quyền cấp tỉnh sẽ có cơ sở ban hành các chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của riêng địa phương mình, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, qua đó giúp việc thực hiện

triển khai các chính sách kinh tế đối ngoại hiệu quả hơn, nền kinh tế của địa phương phát triển hơn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn.

Để triển khai, thực hiện các chính sách về kinh tế đối ngoại, cơ quan cấp tỉnh phải tạo thành một hệ thống hành chính với cơ chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, phẩm chất, thái độ đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu xã hội. Chính quyền cấp tỉnh cũng cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách về kinh tế đối ngoại tới rộng rãi nhân dân, doanh nghiệp, tổ chức để các đối tượng này nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của nhà nước. Trong các chính sách này, việc tham gia của người dân, các tổ chức đóng vai trò đặc biệt quan trọng bởi kinh tế đối ngoại chỉ có thể thực hiện tốt khi các doanh nghiệp, tổ chức triển khai nhiều hoạt động đối ngoại.

Qua quá trình triển khai, thực hiện, Sở Ngoại vụ sẽ đánh giá được xem các chính sách kinh tế đối ngoại có thành công, hiệu quả không. Một chương trình, chính sách được soạn thảo tốt đến đâu cũng không có ý nghĩa nếu việc triển khai, thực hiện không có hiệu quả, các cán bộ, công chức không thi hành tốt. Nếu không được thi hành tốt, thi hành miễn cưỡng, thụ động, qua loa, sai nguyên tắc, gây phiền hà cho người dân, các chính sách sẽ phản tác dụng.

Do đó, việc triển khai, thực hiện các chính sách kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo hiệu quả, có sự phối kết hợp của nhiều nguồn lực sẵn có của địa phương và có sự thanh tra, giám sát kịp thời, chặt chẽ của chính quyền cấp trên.

1.2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động KTĐN cấp tỉnh

Thanh tra, kiểm tra là một công tác vô cùng quan trọng bởi thanh tra, kiểm tra sẽ biết được các nhiệm vụ được giao đang được thực hiện như thế nào, kết quả ra sao, từ đó có những chấn chỉnh kịp thời. Thanh tra, kiểm tra để có cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, chính sách kinh tế đối ngoại nhằm điều chỉnh, bổ sung các chính sách kinh tế; là cơ sở để tổ chức, chỉ đạo, điều hành, can thiệt và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.

Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hải quan tỉnh, Sở Công thương thực hiện, thành lập Tổ thanh tra công tác QLNN đối với hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên, gồm 02 thành viên thanh tra Sở Ngoại vụ, 01 công chức phụ trách QLNN đối với hoạt động KTĐN của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Hải quan tỉnh.

- Nội dung, hình thức thanh tra, kiểm tra: Hàng quý, Ban thanh tra hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác QLNN đối với hoạt động KTĐN đối ngoại tại các Sở, ngành, đơn vị liên quan. Thanh tra, kiểm tra việc phát hiện sai phạm trong hoạt động kinh tế đối ngoại tại các doanh nghiệp lớn có nghiệp vụ xuất-nhập khẩu, đầu tư quốc tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Kết quả thanh tra, kiểm tra được tổng hợp, báo cáo UBND cấp tỉnh để theo dõi, đánh giá. Ngoài ra, Sở Ngoại vụ tham gia, phối hợp với các đoàn công tác của các Vụ trực thuộc Bộ Ngoại giao: Vụ Kinh tế đa phương, Vụ Tổng hợp kinh tế thực hiện thanh tra đột xuất các hoạt động KTĐN tại địa phương, có sự phối hợp của các Sở, ngành liên quan, tạo chuyển biến mới trong công tác thanh tra KTĐN..

Trong công tác kiểm tra, giám sát, đội ngũ cán bộ đóng vai trò rất quan trọng, là những người trực tiếp thực hiện các chương trình, chính sách kinh tế đối ngoại. Do đó, nếu đội ngũ này có trình độ, năng lực, nhiệt huyết, liêm chính, việc quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại sẽ được thuận lợi, hiệu quả, đời sống của người dân được nâng cao và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nếu bộ phận này làm việc lơ là, thiếu trách nhiệm, tham nhũng, nhũng nhiễu, các chính sách kinh tế đối ngoại sẽ không có hiệu quả.

Hơn nữa, việc thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm các mục tiêu đề ra, đảm bảo tiến độ, thời gian và nguồn lực đã dự kiến. Qua kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các bất cập, hạn chế; và rút kinh nghiệm để thực hiện kiểm tra tốt hơn cho những lần sau. Việc kiểm tra, giám sát cũng giúp khắc phục những bất cập, hạn chế một cách kịp thời, xử lý và điều chỉnh để đảm bảo các chính sách đi đúng định hướng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 37 - 44)