Điều kiện tự nhiên, dân cư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 52 - 90)

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Diện tích tự nhiên: 9.541,25 km2, nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào.

Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455 km, trong đó: đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km.

Tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống với tổng số dân là 598.856 người (tính đến cuối năm 2019). Trong đó, người thái chiếm 38%, người H’Mông chiếm 30% và người Kinh chiếm 20% và còn lại là các dân tộc khác.

Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn (trong số đó có 29 xã biên giới); dân số gần 55 vạn người. Trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc, có cặp cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Việt Nam) – Pang Hốc (Lào) và Lối mở A Pa Chải (Việt Nam) - Long Phú (Trung Quốc). Đặc biệt, cửa khẩu Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước, được Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa khẩu đang được xây dựng.

Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế Điện Biên thuộc nhóm trung bình. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2019, tỉnh Điện Biên xếp ở vị trí thứ 43 trên 63 tỉnh thành. Hiện, Điện Biên là một trong những tỉnh gặp khó khăn, do địa hình đồi núi chia cắt nên nông nghiệp không phải là thế mạnh của Điện Biên, Điện Biên hiện nay đang chú trọng vào công nghiệp và du lịch.

Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP đạt 11.340,87 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2018, đạt kế hoạch đề ra. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản tăng 3,16%; công nghiệp - xây dựng tăng 6,61%; dịch vụ tăng 8,99%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 8,72%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,34%, giảm 0,95%; công nghiệp - xây dựng chiếm 22,82%, tăng 0,03%; dịch vụ chiếm 55,3%, tăng 0,87%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 2,54%, tăng 0,05% (so với năm 2018). GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 29,7 triệu đồng/người/năm, tăng 4,98% so với thực hiện năm 2018.

Tình hình xã hội của tỉnh cũng có nhiều chuyển biến tích cực.Lao động, giải quyết việc làm và đào tạo nghề đạt kết quả khá, chỉ đạo các huyện đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để đưa lao động đi xuất khẩu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên cả nước. Trong năm 2019 đã giải quyết việc làm cho 9.535 lao động, đạt 110,23% kế hoạch thông qua các hình thức vay vốn hỗ trợ việc làm, xuất khẩu lao động, tuyển dụng vào làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong nước, tự tạo việc làm. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 2,64%; tuyển mới đào tạo nghề được 8.000 người, đạt 100% kế hoạch. Tỉnh cũng thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chính sách an sinh, xã hội. Năm 2019, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 44.387 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 33,97%, giảm 2.949 hộ và giảm 3,11% so với năm 2018; nhất là tỷ lệ hộ nghèo của các huyện 30a giảm xuống còn 49,27% (giảm 4,57% so với năm 2018).

Như vậy, năm 2019 là một năm có ý nghĩa quan trọng với tỉnh Điện Biên trong việc thực hiện hoàn thành mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

XIII và Kế hoạch 5 năm 2016-2020. Trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu tăng trưởng chậm do xung đột thương mại giữa một số nền kinh tế lớn gia tăng; tình hình kinh tế - xã hội của nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tỉnh tiếp tục nhận được nguồn lực đầu tư từ Trung ương thông qua các chương trình, dự án; nguồn lực đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân có sự tăng cao đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; tình hình quốc phòng, chủ quyền biên giới quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên; vai trò của Cấp ủy, Chính quyền tiếp tục được củng cố, tăng cường.

2.2. Kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên (giai đoạn 2016-2020)

2.2.1. Kết quả về hoạt động xuất, nhập khẩu

Điện Biên có vị trí địa lý, kinh tế quan trọng ở khu vực Tây Bắc, là tỉnh duy nhất vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với hai nước bạn Lào và Trung Quốc, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là Lào.

Trong những năm qua, Điện Biên chú trọng tập trung giải quyết vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu như hướng dẫn dẫn doanh nghiệp lập thủ tục nhập khẩu gỗ qua khu vực mốc 49 xã Nà Bủng (huyện Nậm Pồ); giới thiệu doanh nghiệp sang khảo sát chuẩn bị đầu tư tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hoạt động thương mại biên giới được tăng cường trên tất cả các mặt; hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng rõ nét và hiệu quả. Hàng năm, Điện Biên đã tổ chức các đoàn cán bộ các sở, ngành và doanh nghiệp đi khảo sát và tìm kiếm thị trường, mở văn phòng đại diện tại các tỉnh Bắc Lào và Đông Bắc Thái Lan qua hoạt động hợp tác một số công ty, doanh nghiệp Điện Biên hoạt động xuất nhập khẩu tại các tỉnh Bắc Lào. Hai bên phối hợp triển khai khảo sát xây dựng các cặp chợ biên giới tại khu vực Nà Hỳ - Nà Khoa; Si Pa Phìn - Huổi Lả; Huổi Puốc - Na Son... theo quy hoạch chợ biên giới Việt Nam - Lào được Bộ Công Thương phê duyệt, tạo điều kiện cho nhân dân qua lại trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động biên mậu, tăng cường khai thác và phát huy lợi thế các cửa khẩu, lối mở đẩy mạnh hoạt động buôn bán qua biên giới.

Đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Điện Biên tham gia phiên họp nhóm liên hợp giữa các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu (Việt Nam) với Vân Nam (Trung Quốc); đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Điện Biên và Vân Nam trong từng giai đoạn. Tỉnh ủy quyền cho sở Công Thương chủ trì cùng một số cơ quan, ban, ngành trong tỉnh hội đàm với đoàn đại biểu Chính phủ TP. Phổ Nhĩ (tỉnh Vân Nam) thống nhất nội dung để phát triển thương mại biên giới tuyến biên giới Việt - Trung. Hiện nay, khu vực này đã hình thành chợ biên giới, tạo thuận lợi cho nhân dân 2 bên thăm thân, trao đổi hàng hóa góp phần phát triển kinh tế tại khu vực, nâng cao đời sống dân cư vùng biên giới. Tỉnh cũng chỉ đạo huyện Mường Nhé, thành phố Điện Biên Phủ tăng cường quan hệ hợp tác với huyện Giang Thành, TP. Phổ Nhĩ; xây dựng đề án thực hiện thí điểm một số cơ chế chính sách tại lối mở A Pa Chải…

Nhờ đẩy mạnh các chính sách xuất nhập khẩu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào, Trung Quốc luôn duy trì mức 7-10% các năm. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Điện Biên với các tỉnh Bắc Lào và Trung Quốc

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Bắc Lào 72 98,2 134,2

Xuất khẩu sang Bắc Lào 50,6 72,1 102,3

Nhập khẩu từ Bắc Lào 21,4 26,1 31,9

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc 43,3 50,9 55,6

Xuất khẩu sang Trung Quốc 32,1 37,3 40,4 Nhập khẩu từ Trung Quốc 11,2 13,6 15,2

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Đông Bắc

Thái Lan 32,1 25 36,4

Xuất khẩu sang Đông Bắc Thái Lan 21,3 23,5 25,2 Nhập khẩu từ Đông Bắc Thái Lan 9,8 10,5 11,2

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 147,4 174,1 226,2

Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên

Nhìn bảng trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Điện Biên với các nước bạn có xu hướng tăng mạnh, tăng từ 147,4 tỷ USD năm 2017 lên 174,1 tỷ năm 2018 và 226,2 tỷ năm 2019. Trong đó, xuất nhập khẩu sang các tỉnh Bắc Lào

chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 48,85% năm 2017; 56,4% năm 2018 và 59,33% năm 2019. Tiếp đó là xuất nhập khẩu sang các Trung Quốc và cuối cùng là Đông Bắc Thái Lan. Hàng hóa xuất khẩu là các mặt hàng xi măng, vật liệu xây dựng, nông sản và hàng tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy không thể so sánh được về mức độ sôi động xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh, du lịch so với các cửa khẩu khác ở biên giới phía Bắc tại các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh hay Lào cai nhưng theo Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Tây Trang (Cục Hải quan tỉnh Điện Biên), năm 2018, đơn vị đã giải quyết thông quan cho 1.452 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, với tổng kim ngạch đạt trên 40,49 triệu USD, tăng gần 90% so với năm 2017. Quý I/2019, Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Tây Trang đã giải quyết thông quan cho 429 tờ khai hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, với kim ngạch đạt trên 8,86 triệu USD. Các mặt xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Điện Biên và một số tỉnh khác đi qua cửa khẩu này gồm xi măng, vật liệu xây dựng, nông - lâm sản, đồ gia dụng; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nông sản...

2.2.2. Kết quả đầu tư và xúc tiến đầu tư quốc tế

Trong thời gian qua, nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư và xúc tiến đầu tư đối ngoại, tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo thực hiện, ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Qua đánh giá của VCCI về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2018, chỉ số PCI của tỉnh đạt 61,77 điểm, xếp hạng 47/63 tỉnh, thành phố (tăng 01 bậc so với năm 2017). Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) năm 2018 của đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố.

Tỉnh cũng tập trung xây dựng, rà soát điều chỉnh bổ sung một số cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, lợi thế. Trong năm 2019 đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chủ trương đầu tư cho 20 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký trên 2.700 tỷ đồn; có 09 dự án hoàn thành đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 135,8 tỷ đồng; đến nay đã có 194 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 29 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục vận động xúc tiến, tạo điều kiện để các tập đoàn lớn như FLC, Vingroup... khảo sát, đề xuất đầu tư một số dự án lớn và tập trung

tháo gỡ khó khăn cho các dự án đã có chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Năm 2019, toàn tỉnh có 135 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn 1.400 tỷ đồng; đăng ký thay đổi, bổ sung cho 480 lượt doanh nghiệp. Nâng tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh lên 1.320 doanh nghiệp (trong đó 1.129 doanh nghiệp đang hoạt động) với tổng số vốn đăng ký 22.133 tỷ đồng và 210 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đăng ký hoạt động tại địa phương. Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục được khuyến khích phát triển. Dự ước năm 2019 thành lập mới 24 hợp tác xã với tổng số vốn đăng ký 41 tỷ đồng, nâng tổng số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh là 200 hợp tác xã với tổng số vốn đăng ký 477 tỷ đồng; thêm 1.000 hộ kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 343 tỷ đồng, nâng tổng số hộ kinh doanh lên 19.196 hộ với tổng số vốn đăng ký 2.766 tỷ đồng. Công tác thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp và công tác bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp tiếp tục được triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên đã thu hút được 8 nhà tài trợ cho 23 dự án sử dụng vốn OAD, vốn vay ưu đãi, cụ thể như sau:

Bảng 2.2: Tình hình thu hút vốn theo nhà tài trợ

STT Nhà tài trợ Tổng mức đầu tư(triệu USD) Số dự án

1 Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) 5,01 5 2 Quỹ toàn cầu phòng chống Lao, HIV, Sốt rét 4,04 4

3 Ngân hàng thế giới (WB) 53,11 8

4 EU 9,66 2

5 Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) 3,57 1

6 Nhật Bản 1,39 1

7 Quỹ Kuwait 12,4 1

8 Phần Lan 11,51 1

Tổng 100,69 23

Nguồn: Báo cáo tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi khác của nhà tài trợ thời kỳ 2016-2020, Định hướng 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Trong những năm qua, việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ ước ngoài trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu vào các lĩnh vực Giáo dục, Y tế, Nông nghiệp nông thông, Giảm nghèo, An sinh xã hội và Hạ tầng đô thị. Các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đã đem lại hiệu quả

kinh tế xã hội cho địa phương.

2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên

2.3.1. Về bộ máy, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ Sở Ngoại vụ

Hiện nay, việc quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại tỉnh Điện Biên do Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên chịu trách nhiệm trực tiếp dưới sự chỉ đạo và giám sát của HĐND tỉnh Điện Biên và UBND tỉnh Điện Biên.

a. Quá trình thành lập

Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên, tiền thân là Ban Ngoại vụ và Biên giới tỉnh Lai Châu trực thuộc UBND tỉnh Lai Châu trên cơ sở hợp nhất Ban Ngoại vụ và Ban Biên giới tỉnh theo Quyết định số 08/2003/QĐ-UB ngày 11/3/2003 của UBND tỉnh Lai Châu (cũ). Ban Ngoại vụ và Biên giới chỉ có 13 cán bộ công chức, gồm Trưởng Ban, 01 Phó trưởng Ban và 03 phòng chuyên môn. Trước yêu cầu và nhiệm vụ của công tác đối ngoại trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ, ngày 03/8/2005 Sở Ngoại vụ được thành lập (theo Quyết định số 803/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên).

b. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được cụ thể hóa tại các văn bản sau:

- Quyết định số 04/QĐ-SNgV, ngày 05/11/2011 của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên,

- Thông tư Liên tịch số 02/2015/TTLT-BNG-BNV (thay thế Thông tư liên tịch số 02/2009/TTLT-BNG-BNV), ngày 28/6/2015 của Liên Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hiện tại, Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia (sau đây gọi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 52 - 90)