Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 46 - 47)

1.3.2.1. Tình hình phát triển KT-XH của địa phương

Tình hình kinh tế xã hội của địa phương là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp QLNN đối với hoạt động KTĐN. Những tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, đời sống của người dân được nâng cao, trình độ xã hội cao, các hành động, ứng xử trong hoạt động kinh tế đối ngoại chủ động, am hiểu, tuân thủ pháp luật và công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại trên địa bàn tỉnh đó sẽ đơn giản, đồng bộ và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu tình hình kinh tế kém phát triển, người dân có trình độ nhận thức kém, họ không đủ trình độ để hiểu biết pháp luật, không tuân thủ pháp luật, hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại cũng khó khăn hơn và hiệu quả không cao.

1.3.2.2. Sự tuân thủ của các đơn vị tham gia hoạt động KTĐN

Trong kinh tế đối ngoại, người dân, doanh nghiệp là khách thể chịu sự QLNN đối với các hoạt động KTĐN của mình, phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh tế đối ngoại.

Sự tham gia, ủng hộ và tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của người dân, doanh nghiệp càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước càng dễ dàng đạt được mục tiêu và chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện QLNN đối với hoạt động KTĐN mới thực sự thành công.

1.3.2.3. Chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Cơ chế, chính sách vềQLNN đối với hoạt động KTĐN có tính chất định hướng, xuyên suốt quá trình QLNN đối với hoạt động KTĐN của địa bàn tỉnh. Do đó, các cơ chế, chính sách này được ban hành kịp thời, đồng bộ, hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại sẽ được thực hiện đồng bộ, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và ngược lại.

Nhà nước đã có nhiều văn bản, chính sách về quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, có thể kể đến Quyết định số 482/QĐ-TTg, ngày 14/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối ngoại vùng biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Cam-pu-chia. Qua đó, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển kinh tế đối ngoại khu vực biên giới, làm căn cứ, cơ sở để các cấp chính quyền địa phương thực hiện, đặc biệt là đối với tỉnh biên giới như Điện Biên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Sở Ngoại vụ tỉnh Điện Biên (Trang 46 - 47)