Một số kết quả quản lýnợxấu tại Agribank thị xã Hoàng Mai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nợ xấu của Agribank - Chi nhánh Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 50)

2.2.3.1. Cơ cấu dư nợ

Tình hình nợ xấu qua các năm được Agribank thị xã Hoàng Mai phân loại như sau:

Bảng 2.10: Cơ cấu nhóm nợ tại Agribank thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị: Tỷ đồng Tổng dư nợ 2017 2018 2019 928 100% 1.130 100% 1.145 100% Nhóm 1 360 38,8% 608 53,8% 723 63,1% Nhóm 2 488 52,6% 446 39,5% 352 30,8% Nhóm 3 28 3,0% 27 2,4% 26 2,3% Nhóm 4 46 5,0% 23 2,0% 29 2,5% Nhóm 5 6 0,7% 26 2,3% 15 1,3% Tổng nợ quá hạn (Nhóm 2 đến 5) 429 61,2% 692 46,2% 422 36,8%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2017 – 2019 của Agribank thị xã Hoàng Mai

Qua các năm tỷ trọng nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn – bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày) dần được nâng cao (thấp nhất là 38,8% vào năm 2017 và tăng lên đến 63,1% vào năm 2019). Điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh đã cải thiện rõ rệt ngay từ khâu thẩm định cho vay, đồng nghĩa mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng càng thấp, lãi dự thu càng cao, góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh.

Dư nợ tiềm ẩn phát sinh nợ xấu ngày một giảm: năm 2017 nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý – quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày) chiếm 52,6% đến các năm sau tỷ trọng

nợ nhóm 2 chỉ còn trên 30% (chiếm 30,8% vào năm 2019). Chi nhánh đã có những biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ tiềm ẩn, tránh để phát sinh nợ xấu như: điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ, thực hiện đầu tư cho vay lại đối với các công ty, phương án kinh doanh khả thi, còn sinh lời….Tổng dư nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) có xu hướng giảm: từ chiếm 61,2% tổng dư nợ năm 2017 giảm còn 46,2% và 36,8% năm 2018 và 2019.

Về số dư nợ xấu ( bao gồm nợ nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 – nợ nghi ngờ, nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn) và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2017 - 2019 thể hiện qua biểu đồ sau:

2017 2018 2019 0 10 20 30 4 0 50 60 70 80 28 27 26 46 23 29 6 26 15 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Hình 2.2: Tỷ lệ nợ xấu và số dư nợ xấu tại Agribank thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2017 – 2019

Năm 2017 số dư nợ xấu 80 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 8,7%), sang đến năm 2018 số dư nợ xấu giảm xuống còn 76 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 6,7%) và sang đến năm 2019 số dư nợ xấu giảm còn 70 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 6,1%). Điều này cho thấy chi nhánh đã có những phương án xử lý, biện pháp thu hồi nợ mạnh hơn để xử lý nợ.

2.2.3.2. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro

NHNN và Agribank, do đó khả năng bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay được đảm bảo.

Bảng 2.11: Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/số dư nợ xấu tại Agribank thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

DPRR cuối kỳ 33,8 49,4 57,9

Dư nợ xấu 80 76 70

Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/số dư nợ

xấu 42% 65% 83%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2017 – 2019 của Agribank thị xã Hoàng Mai

Năm 2017 số dư DPRR cuối kỳ bằng 42% số dư nợ xấu, đến năm 2019 tỷ lệ này tăng lên tới 83%. Số dư quỹ dự phòng đến cuối năm 2019 vượt mức kế hoạch Agribank Việt Nam giao và đảm bảo quỹ dự phòng xử lý nợ xấu, đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng

2.2.3.3. Xử lý nợ xấu

Đồng thời với sự tăng trưởng dư nợ là áp lực gia tăng nợ xấu đòi hỏi chi nhánh phải tiến hành đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh và áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức quy định. Trong thời gian từ năm 2017 đến 2019 chi nhánh đã thu hồi, xử lý được một số lượng nợ xấu nhất định.

Bảng 2.12: Kết quả xử lý nợ xấu tại Agribank thị xã Hoàng Mai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nợ xấu của Agribank - Chi nhánh Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 50)