Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nợ xấu của Agribank - Chi nhánh Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (Trang 69 - 71)

NHNN cần sớm hoàn chỉnh việc xếp hạng doanh nghiệp để cung cấp cho hệ thống ngân hàng những căn cứ xác thực trong việc phân tích rủi ro khi cho các doanh nghiệp vay vốn. Hoạt động này đã được thực hiện tại Trung tâm thông tin tín dụng NHNN nhưng các phương pháp và công cụ thực hiện vẫn mang tính truyền thống chưa kết hợp được phân tích định tính và phân tích định lượng rủi ro. Thông tin CIC là thông tin hết sức quan trọng trong việc đánh giá tín dụng khách hàng và kể từ năm 2015 phân loại nợ khách hàng theo nhóm nợ cao nhất trong toàn hệ thống NHTM. Nội dung các bản trả lời về tình hình quan hệ của khách hàng với các TCTD cần được nêu cụ thể, đảm bảo tính cập nhật và chính xác. Quy định cụ thể trách nhiệm và thời gian xử lý các vướng mắc từ phía NHTM đối với các thông tin CIC đưa ra. Bên cạnh đó, CIC cũng cần có những chế tài để kiểm soát và xử phạt đối với những thông tin do các TCTD cung cấp thiếu tính chính xác. Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát

Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng, quản lý tín dụng cần bám sát thực tiễn hoạt động của từng ngân hàng để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm theo đúng quy định của pháp luật. NHNN cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và xây dựng cơ chế phân loại nợ theo mức độ rủi ro để phản ánh chính xác chất lượng tín dụng, ngăn chặn nợ xấu gia tăng. Xây dựng các chỉ tiêu giám sát và đổi mới chỉ tiêu giám sát từ xa theo chuẩn mực quốc tế. Đổi mới và nâng cao chất lượng đặc biệt là chất lượng của các cuộc thanh tra tại chỗ. Chịu trách nhiệm theo doi, phân tích, đánh giá tình hình chất lượng tín dụng, nợ xấu, cảnh báo ngay những ngân hàng có biểu hiện rủi ro, thiếu an toàn, thông qua đó nâng cao tính minh bạch công khai cho hệ thống.

3.3.2.2. Tăng cường hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ của VAMC

Công ty VAMC ra đời năm 2013 đánh dấu một bước đi mới trong việc xử lý nợ xấu: hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian xử lý ngắn, phù hợp điều kiện thị trường và tình hình thực tiễn. Sau 2 năm hoạt động VAMC đã đạt được nhữngthành công nhất định. Tuy nhiên thực tế thì VAMC mới thực hiện mua nợ theo giá trị sổ

sách bằng phát hành trái phiếu đặc biệt. Dù VAMC đã áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp xử lý nợ xấu song tỷ lệ thu hồi nợ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số nợ đã mua. Vì vậy NHNN cần tăng cường hiệu quả hoạt động của VAMC trong thời gian tới để hỗ trợ NHTM xử lý, thu hồi được nợ xấu bằng một số giải pháp:

- Tăng vốn điều lệ để tạo điều kiện VAMC mua bán nợ theo giá thị trường. Có như vậy VAMC mới có tiềm lực tài chính để mua khoản nợ theo giá thị trường hoặc tham gia góp vốn tái cấu trúc các khoản nợ.

- VAMC cần được trao quyền độc lập hơn: NHNN cần trao cơ chế đặc biệt cho VAMC về cơ chế chính sách, nhân sự để VAMC chủ động xử lý các vướng mắc trong quá trình mua bán nợ.

- Xây dựng và đề xuất với Chính phủ ban hành bộ luật riêng về cơ chế hoạt động của VAMC, cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ để có thể xử lý nợ xấu nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nợ xấu của Agribank - Chi nhánh Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w