3.3.3.1. Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý tài sản đảm bảo
Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về đảm bảo tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và TSBĐ cũng như kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Đặc biệt hầu hết các khoản vay của khách hàng đều có tài sản đảm bảo nhưng việc xử lý nó để thu hồi nợ là hết sức khó khăn. Loại trừ một số ít tài sản được định giá vượt khung, tài sản gặp rắc rối về quyền sở hữu, các tài sản đầy đủ giấy tờ sở hữu cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xử lý. Sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật cũng làm cho ngân hàng lúng túng trong việc xử lý. Chính phủ cần có các quy định cụ thể, tạo khuôn khổ pháp lý để ngân hàng có thể chủ động phát mại tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là các cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng quyền sở hữu đất, phát mại các tài sản thuộc sở hữu của DNNN.
3.3.3.2. Quy định, chế tài về minh bạch hoạt động, tài chính doanh nghiệp
đổi lớn, đồng bộ về các chính sách đầu tư, tài chính, mà các doanh nghiệp cũng cần phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán.Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường vai trò và hoạt động kiểm tra và giám sát nội bộ. Các công ty kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc cung cấp đơn thuần đối với đối với kiểm toán mà cần tư vấn cho các doanh nghiệp về tài chính, kế toán và giải pháp quản lý. Phát triển hoạt động kiểm toán bắt buộc đối với doanh nghiệp, thực hiện công khai tài chính trên cơ sở báo cáo tài chính sẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay hợp lý, an toàn, giúp hạn chế nợ xấu.
3.3.3.3. Hỗ trợ các ngân hàng trong xử lý nợ xấu chỉ định của các DNNN
Hiện nay nợ xấu của các DNNN tại một số ngân hàng chiếm tỷ lệ khá lớn đối với các khoản nợ xấu do Chính phủ chỉ định cho vay đề nghị Chính phủ phải có chỉ đạo quyết liệt để đẩy nhanh tiến trình xử lý nợ xấu. Có giải pháp thanh toán hết nợ ngân sách còn tồn đọng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, đóng tàu, xây dựng các công trình sắp xếp lại hợp lý để có thể tái cơ cấu lại hoạt động của các Tổng công ty thuộc tập đoàn kinh tế lớn.
3.3.3.4. Miễn các loại thuế (thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp…) cho các hoạt động mua bán nợ
Nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường mua bán nợ. Việc miễn các loại thuế về hoạt động mua bán nợ sẽ làm giảm tổn thất về nợ xấu, thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào thị trường mua bán nợ. Đồng thời, thực hiện giải pháp này sẽ không làm tốn kém ngân sách nhà nước.
3.3.3.5. Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại doanh nghiệp
Hậu quả của gánh nặng nợ xấu không phải do Ngân hàng mà đây vốn là hậu quả của cơ cấu kinh tế không hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận DNNN. Vì vậy, Chính phủ cần tiến hành đẩy nhanh và mạnh hơn nũa công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hoá các DNNN để giúp Ngân hàng có điều kiện tiến hành thu nợ cũng như tạo nên khu vực kinh tế mới năng động hiệu quả hơn. Điều này tạo cơ hội mới để Ngân hàng có thể tăng cường đầu tư cho nền kinh tế và góp phần hạn chế nợ xấu.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Thị xã Hoàng Mai, có thể rút ra một số kết luận chủ yếu sau:
Nợ xấu làm hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng, hạn chế khả năng kinh doanh của các NHTM. Mặt khác nợ xấu tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của NHTM khi phân tích đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng, đây là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, giảm uy tín ngân hàng trong quá trình phát triển. Do vậy quản lý nợ xấu là hoạt động tất yếu cần thiết, rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng. Việc quản lý nợ xấu luôn phải được nhìn nhận như một tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động cho vay, là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
Các NHTM đã và đang rất quan tâm, chú trọng đến quản lý nợ xấu, đặc biệt các NHTM cổ phần áp dụng mô hình quản trị rủi ro hiện đại, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Qua cách thức tổ chức, quản lý nợ xấu các chi nhánh ngân hàng cổ phần trên địa bàn rút ra nhiều kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh Thị xã Hoàng Mai trong quản lý nợ xấu: mô hình tổ chức, cách thức vận hành, con người.
Trong giai đoạn 2017 – 2019 Agribank chi nhánh Thị xã Hoàng Mai đã đạt được những kết quả, thành công nhất định về quản lý nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu giảm, dưới mức quy định, thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR, trích lập đầy đủ DPRR. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, vẫn còn bộc lộ những hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu cần phải hoàn thiện để đáp ứng đòi hỏi thực tiễn phát sinh, đạt mục tiêu quản lý nợ xấu đến năm 2025.
Để hoàn thiện hoạt động quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh Thị xã Hoàng Mai, trong thời gian tới chi nhánh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đặc biện là phải: (1) Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, đảm bảo chất lượng công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và nâng cao trình độ và vai trò của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng (2) Nâng cao hiệu quả hoạt động thu hồi nợ trực tiếp và đa dạng các biện pháp xử lý nợ (3) Xây dựng quy trình xử lý nợ xấu khoa học, thống
nhất , (4)Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hiệu quả, (5) Nâng cao hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, (6) Tiếp tục hoàn thiện quy trình tín dụng mới đi đôi với đổi mới công nghệ ngân hàng. Tác giả cũng đã có một số kiến nghị đến cơ quan chủ quản trực tiếp (Agribank Việt Nam ) và Chính phủ, các bộ, ngành liên chi nhánh Thị xã Hoàng Mai nói riêng và hệ thống NHTM nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank thị xã Hoàng Mai, Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019, Nghệ An.
2. Agribank thị xã Hoàng Mai, Kế hoạch hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019, Nghệ An 3. AgribankViệtNam,2012.Quyếtđịnhsố469/QĐ-HĐTV- XLRRngày30/03/2012VềviệcPhânloạinợ,tríchlậpdựphòngrủirotíndụngtronghệthống AgribankViệtNam. Hà Nội. 4. AgribankViệtNam,2012.Quyếtđịnhsố530/QĐ-HĐTV- XLRRngày12/04/2012VềviệcSửdụngdựphòngđểXLRRtíndụngtronghệthốngAgribank ViệtNam.HàNội. 5. AgribankViệtNam,2014.Quyếtđịnhsố66/QĐ-HĐTV- KHDNngày22/01/2014VềbanhànhQuyđịnhchovayđốivớikháchhàngtronghệthốngAg ribankViệtNam.HàNội. 6. AgribankViệtNam,2014.Quyếtđịnhsố450/QĐ-HĐTV- XLRRngày30/05/2014Vềbanhànhquyđịnhvềphânloạitàisảncó,mứctríchlậpdựphòngr ủirovàsửdụngdựphòngđểxửlýrủirotronghoạtđộngcủaAgribankHàNội.
7. Phan Thị Thu Hà, 2013. Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 8. NgânhàngnhànƣớcViệtNam,2005.Quyếtđịnhsố493/2005/QĐ-NHNHQuy địnhvềphânloạinợ,tríchlậpvàsửdụngdựphòngđểXLRRtíndụngtronghoạtđộngNgânhà ngcủaTCTD.Hà Nội. 9. NgânhàngnhànƣớcViệtNam,2015.Chỉthịsố02/CT- NHNNVềtăngcườngxửlýnợxấucủaTổchứctíndụng.Hà Nội.
10. Hà Thị Hồng Nhung, 2011. Quản trị nợ xấu trong Ngân hàng thương mại, thực trạng và giải pháp trong Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Ngoại thương
11. Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
12. Ngô Thanh Phúc, 2012. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Tây Đô. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội.