Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, dảm bảo chất lượng công tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nợ xấu của Agribank - Chi nhánh Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 62)

quản lý rủi ro tín dụng

rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định như chính sách nhà nước, môi trường kinh doanh, năng lực khách hàng, trình độ, đạo đức con người. Để hạn chế rủi ro chi nhánh cần xem xét một số vấn đề trong thẩm định tín dụng như sau:

- Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật phải được áp dụng nghiêm túc và thực thi có hiệu quả. Với những dự án, phương án kinh doanh lớn, phức tạp về chuyên môn, kỹ thuật chi nhánh cần tiến hành thuê các cơ quan chuyên môn, chuyên gia kỹ thuật về thẩm định góp phần đánh giá đúng, chính xác để đưa ra các quyết định đúng đắn.

- Các thông tin thu thập được về khách hàng phải chính xác, không chỉ đón nhận thông tin một chiều từ phía khách hàng mà phải có công tác thẩm định, khai thác thông tin từ nhiều kênh thông tin sau đó chọn lọc để có được thông tin chính xác nhất. Ngoài việc thẩm định tư cách pháp nhân, khả năng tài chính cũng như uy tín của khách hàng cán bộ tín dụng còn cần phán đoán khả năng diễn biến thị trường trong tương lai, sự biến động của các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng trong tương lai như: giá vàng, giá dầu, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát…Ngoài ra thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động khách hàng, giám sát dòng tiền giải ngân, nguồn vốn đấu tư, khi có bất kỷ dấu hiệu bất thường nào ngân hàng cần xác định cụ thể mức độ, nguyên nhên để có những biện pháp phòng ngừa rủi ro kịp thời.

- Đánh giá tài sản của khách hàng: Các thông tin về tài sản cho thấy quy mô, khả năng quản lý của khách hàng rất quan trọng đối với quyết định cho vay. Quan trọng hơn, tài sản của khách hàng thường được coi là vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Việc đánh giá tài sản của khách hàng có thể dựa trên các yếu tố như: Ngân quỹ, chứng khoán có giá, hàng hóa trong kho, tài sản cố định, giá trị thị trường, tính thanh khoản…

Để phát huy hơn nữa vai trò của Phòng Tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng, ngân hàng cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, có kiến thức và khả năng nhanh nhạy khi xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế. Bên cạnh lựa chọn nhân sự tốt cho bộ phận

quản lý rủi ro tín dụng, việc đào tạo nâng cao trình độ cũng cần được tiến hành thường xuyên và đồng bộ. Công tác đào tạo, nâng cao trình độ có thể được tiến hành theo một số hình thức như:

- Tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, các buổi hội thảo nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, quan điểm rủi ro, cách thức tiếp cận và xử lý thông tin hiệu quả.

- Luân chuyển vị trí công tác: phải được thực hiện thường xuyên và trên phạm vi toàn chi nhánh. Theo đó, thực hiện điều chuyển cán bộ quản lý rủi ro tín dụng sang làm việc tại các địa bàn khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định và ngược lại. Điều này sẽ giúp cho cán bộ quản lý rủi ro tín dụng tích lũy được kinh nghiệm thực tế, ngoài ra việc trao đổi thông tin giữa bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận tín dụng cũng sẽ được nhìn nhận trên tinh thần hợp tác, chia sẻ.

- Có chính sách cụ thể khuyến khích cũng như quy định đối với những cán bộ tham gia các chương trình học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn nằm ngoài chương trình đào tạo của ngân hàng. Định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, kiến thức của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, trên cơ sở đó lựa chọn, thay thế nhân sự cho phù hợp.

- Bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn về xử lý, thu hồi nợ xấu cho Phòng Tín dụng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nợ xấu. Trên cơ sở nhân sự của bộ phận xử lý nợ xấu, phòng Tín dụng sẽ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch, trực tiếp triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu kịp thời, phù hợp. Ngoài ra, với sự tham gia đồng thời xử lý nợ xấu của Phòng Tín dụng sẽ nâng cao hơn trách nhiệm cũng như hiệu quả thu hồi nợ của cán bộ tín dụng.

- Chi nhánh cần ban hành quy định cụ thể xử lý trách nhiệm đối với cán bộ cho vay và những người liên quan trong việc xẩy ra nợ xấu, trong quá trình đôn đốc thu hồi nợ

Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân loại nợ và xác định nợ xấu. Để đảm bảo quản lý nợ xấu có hiệu quả, ngân hàng phải thực

hiện ngay từ đầu việc xác định nợ xấu một cách chuẩn xác. Việc chấm điểm khách hàng phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cá nhân; việc lưu giữ kết quả đánh giá khách hàng mang tính chất cục bộ, đồng thời tính dự báo về rủi ro của khách hàng còn hạn chế. Qua một thời gian hoạt động đã thấy rõ hiệu quả áp dụng của phương pháp này với ý nghĩa quản lý rủi ro tổng thể không chỉ đơn thuần là căncứ cấp hạn mức tín dụng. Song để có một chính sách quản lý rủi ro đồng bộ đầy đủ thị việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng cần được áp dụng đối với toàn bộ cá nhân và các định chế tài chính. Bởi lẽ trong tương lai các dịch vụ, sản phẩm gắn liền với các đối tượng trên là rất phổ biến, do vậy chi nhánh cần nhanh chóng áp dụng nội dung quản lý rủi ro nói trên.

Một vấn đề khác cần giải quyết đối với công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ trong điều kiện hiện nay là mức độ chuẩn xác của các thông tin đầu vào. Định kỳ hàng quý, cán bộ cần thường xuyên cập nhật tình hình họat động kinh doanh của khách hàng, ngành kinh tế liên quan để đưa nhận định chính xác nhất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh , khả năng trả nợ.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần có quy định cụ thể về chế tài xử phạt đối với những trường hợp cố tình đưa thông tin sai lệch vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tăng cường giám sát chất lượng chấm điểm xếp hạng tín dụng của cán bộ tín dụng bằng việc thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đồng thời và/hoặc đột xuất kiểm tra trực tiếp mức độ xác thực của thông tin thông qua tiếp xúc, trao đổi với khách hàng do một cơ quan độc lập thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nợ xấu của Agribank - Chi nhánh Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (Trang 59 - 62)