CHỦ ĐỀ “EM BIẾT CÁCH PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ BỊ LẠC”

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 27 - 33)

Lớp: 2

Nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân Phương thức: Nghiên cứu

Loại hình: Sinh hoạt lớp Địa điểm tổ chức: Lớp học Thời gian: 2 tuần

I. Tổng kết hoạt động tuần vừa qua

- Ban cán sự báo cáo hoạt động tuần qua.

- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, tuyên dương, phê bình.

II. Phương hướng hoạt động tuần tới

III. Hoạt động trải nghiệm

1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có: 1.1. Phẩm chất chủ yếu:

- Trách nhiệm: Nhận biết được mình phải làm gì khi bị lạc.

- Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày

1.2. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp trong các trường hợp khác nhau.

+ Trình bày được ý kiến với mọi người trong những trường hợp khác nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Thu nhận được thông tin từ việc khảo sát

+ Nhận ra được những vấn đề đơn giản và trả lời được câu hỏi

1.3. Năng lực đặc thù

- Nhận diện được những nơi có nguy cơ bị lạc.

- Khảo sát và chỉ ra được những tình huống dẫn đến nguy cơ bị lạc. - Đề xuất được những việc làm để phòng tránh nguy cơ bị lạc.

28

2. Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bộ hình ảnh (gồm hình ảnh khu vực bệnh viện, trường học, công viên, khu

vui chơi, siêu thị, bến xe, đường đông người).

- Bông hoa đồng ý và không đồng ý.

- Phiếu kết quả khảo sát. - Phiếu đề xuất.

2.2. Chuẩn bị của học sinh: Giấy, bút để khi thảo luận viết ra ý chính để trình

bày trước lớp và để ghi kết quả khảo sát được.

3. Các hoạt động dạy học: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Hoạt động 1: Nơi nào em có thể sẽ bị lạc? (Thời gian: 10 - 15 phút): Phương thức thể nghiệm tương tác (Làm việc nhóm - trả lời câu hỏi)

a) Mục tiêu: Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh:

- Trình bày được ý kiến với mọi người trong những trường hợp khác nhau. - Nhận ra được những vấn đề đơn giản và trả lời được câu hỏi

- Nhận diện được những nơi có nguy cơ bị lạc.

b) Nội dung: Học sinh làm việc nhóm để lựa chọn hình ảnh những nơi nào em

có nguy cơ bị lạc.

c) Dự kiến sản phẩm: hình ảnh những nơi có nguy cơ bị lạc và giải thích hợp

lí của học sinh

d) Tiêu chí đánh giá: lựa chọn (trong vòng 2 phút) và giải thích hợp lí được

sự lựa chọn hình ảnh trong 2 phút.

e) Phương pháp: trực quan, gợi mở - vấn đáp, làm việc nhóm. f) Cách thực hiện:

- Học sinh tự chia lớp thành 6 nhóm.

- Học sinh lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ thảo luận nhóm

+ Trong vòng 2 phút, các em hãy thảo luận nhóm và lựa chọn hình ảnh những nơi nào mà các em cho là có nguy cơ bị lạc.

+ Hết 2 phút, học sinh lên bảng gắn những hình ảnh đó theo khu vực nhóm. + Tiếp theo, mỗi nhóm cử đại diện 2 bạn (một bạn ghi, một bạn giải thích) lên giải thích lý do “Tại sao chúng ta lại có thể bị lạc ở những nơi đó?” trong 2 phút.

29

+ Giáo viên sẽ phát cho mỗi nhóm 2 bông hoa đồng ý và không đồng ý. Nhóm nào có nhiều đáp án và giải thích hợp lí, thuyết phục các nhóm giơ nhiều hoa đồng ý thì nhóm đó chiến thắng.

- Các nhóm nhận bộ hình ảnh (gồm hình ảnh khu vực bệnh viện, trường học, công viên, khu vui chơi, siêu thị, bến xe, đường đông người) từ giáo viên, tiến hành thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày lý do trước lớp.

- Sau đó, giáo viên tổng kết lại hoạt động.

g) Kết luận: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh đã nhận biết được

những nơi có nguy cơ bị lạc. Từ đó, nâng cao ý thức cảnh giác khi đi đến những nơi đó.

3.2. Hoạt động 2: Em tập phỏng vấn: Phương thức nghiên cứu (Khảo sát- đề xuất) (Thời gian: 1 tuần)

a) Mục tiêu: Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh:

- Thu nhận được thông tin từ việc khảo sát

- Khảo sát và chỉ ra được những tình huống dẫn đến nguy cơ bị lạc. - Đề xuất được những việc làm để phòng tránh nguy cơ bị lạc. - Nhận biết được mình phải làm gì khi bị lạc.

- Nhận ra được thái độ của đối tượng giao tiếp trong các trường hợp khác nhau.

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày.

b) Nội dung: Học sinh tiến hành khảo sát bằng cách phỏng vấn người thân những tình huống dẫn đến nguy cơ bị lạc và đề xuất những việc làm phòng tránh

c) Dự kiến sản phẩm: phiếu kết quả khảo sát, phiếu đề xuất và trình bày của

học sinh trước lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Tiêu chí đánh giá: Nộp 2 phiếu đúng hạn, thu thập được nhiều câu trả lời

cho câu hỏi khảo sát và đề xuất được những việc làm phù hợp.

e) Phương pháp: phỏng vấn, gợi mở vấn đáp, làm việc nhóm. f) Cách thực hiện:

- Với 6 nhóm ở hoạt động 1 sẽ tiến hành hoạt động nhóm ở hoạt động 2. - Học sinh lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm:

30

+ Tất cả các thành viên trong nhóm sẽ về nhà, tiến hành phỏng vấn người thân của mình và ghi nhận lại vào giấy một số câu hỏi sau:

“Theo... (ông bà, cha mẹ, anh chị,...) những tình huống nào có thể dẫn đến nguy cơ trẻ em bị lạc?”.

“Nếu không may (ông bà, cha mẹ, anh chị,...) bị lạc thì sẽ làm gì?”

Mỗi thành viên trong nhóm khảo sát ít nhất được 2 người thân trong gia đình.

+ Sau đó, cả nhóm cùng tổng hợp các câu trả lời mà các bạn trong nhóm ghi nhận được điền vào phiếu kết quả khảo sát mà giáo viên giao cho mỗi nhóm.

+ Từ các nơi có nguy cơ bị lạc, các tình huống đã thu thập được, cả nhóm họp và đề xuất những việc làm để phòng tránh nguy cơ bị lạc và điền vào phiếu đề xuất của giáo viên giao cho mỗi nhóm.

+ Thời hạn để nộp cả 2 phiếu là tiết sinh hoạt lớp vào tuần sau.

+ Tiết sinh hoạt lớp vào tuần sau, mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên trình bày 2 phiếu của nhóm mình trước lớp.

+ Nhóm nào thu thập được nhiều thông tin cũng như đề xuất nhiều việc làm phù hợp nhất là nhóm chiến thắng.

- Học sinh họp nhóm thảo luận về cách thực hiện, phân chia, thời gian dự kiến hoàn thành cho nhóm mình trong thời gian còn lại.

- Tiết học sau: giáo viên tổng hợp các ý kiến từ giải thích ở hoạt động 1 và kết quả ở hoạt động 2 cùng cả lớp rút ra kết luận cuối cùng về những nơi, tình huống và cách thức phòng tránh nguy cơ bị lạc.

g) Kết luận:

Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh đã nhận biết được những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị lạc và biết được một số cách thức phòng tránh nguy cơ bị lạc để tự trang bị kỹ năng phòng tránh nguy cơ bị lạc cho bản thân.

31

Phụ lục

PHIẾU KẾT QUẢ KHẢO SÁT

NHÓM:

Câu 1: Những tình huống nào có thể dẫn đến nguy cơ bị lạc?

….……… ……… ……… Câu 2: Nếu không may bị lạc thì sẽ làm gì?

….……… ……… ………

PHIẾU ĐỀ XUẤT

NHÓM:

NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ PHÒNG TRÁNH NGUY CƠ BỊ LẠC ….……… ……… ……… ……… ……… ………

33

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 27 - 33)