CHỦ ĐỀ “LÍNH CỨU HOẢ TÍ HON”

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 69 - 77)

Lớp: 5

Nội dung: hoạt động hướng vào bản thân Phương thức: thể nghiệm, tương tác Loại hình: sinh hoạt dưới cờ

Địa điểm tổ chức: sân trường Thời lượng: 1 tiết – 35 phút

I. Nghi thức (thời lượng: 5 phút)

− Chào cờ

− Hát quốc ca

− Hát đội ca

− Hát bài hát truyền thống của trường

II. Tổng kết – phương hướng (thời lượng: 5 phút)

− Tổng kết hoạt động tuần vừa qua và tiến hành trao cờ luân lưu cho các lớp có thành tích thi đua xuất sắc trong tuần.

− Nêu phương hướng hoạt động của tuần mới.

III. Hoạt động giáo dục (thời lượng: 25 phút) 1. Mục tiêu

1.1. Phẩm chất chủ yếu

− Trách nhiệm: tự giác thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

− Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng phòng cháy chữa cháy vào đời sống hằng ngày

1.2. Năng lực chung

− Năng lực tự chủ và tự học

+ Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.

− Năng lực giao tiếp và hợp tác

+ Nhận thức được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

70

− Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

+ Nêu được cách giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn + Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động

1.3. Năng lực đặc thù

− Nhận biết được những nguyên nhân gây hoả hoạn để phòng chống

− Có khả năng thoát hiểm khi gặp hoả hoạn.

2. Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị của Giáo viên: kịch bản vở kịch, bộ câu hỏi trò chơi và nội

dung diễn đàn, phần thưởng, bình chữa cháy, vật dụng dàn dựng vở kịch như bàn, ghế, âm thanh, trang phục.

2.2. Chuẩn bị của Học sinh: những học sinh tham gia diễn kịch chuẩn bị

phần diễn của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Các hoạt động dạy học

3.1. Hoạt động 1: phòng tránh hoả hoạn (thời lượng: 10 phút) - phương thức thể nghiệm, tương tác.

a) Mục tiêu: sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh:

− Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng phòng cháy chữa cháy vào đời sống hằng ngày

− Có ý thức học hỏi thầy cô, bạn bè và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết.

− Nhận biết được những nguyên nhân gây hoả hoạn để phòng chống

b) Nội dung: sau khi xem xong vở kịch, học sinh nhận biết được các nguyên nhân cũng như cách phòng chống, thoát khỏi đám cháy.

c) Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của học sinh

d) Tiêu chí đánh giá: học sinh xem kịch và trả lời câu hỏi được đặt ra, nếu trả lời đúng sẽ được trao phần quà.

e) Phương pháp:

− Phương pháp nêu gương

− Phương pháp vấn đáp

− Phương pháp đóng vai

71

− Học sinh xem vở kịch được chuẩn bị trước (dự kiến khoảng 4 phút) và trình diễn bởi học sinh lớp 5 của trường (các nhân vật: Quân, em gái của Quân, ba Quân, mẹ Quân, 4 bác hàng xóm, 2 lính cứu hoả) với nội dung: Ngôi nhà nhỏ gồm 4 thành viên: bố, mẹ và hai anh em Quân cùng sống chung trong một con hẻm với những người dân lao động.. Mùa thu sang cũng là dịp những đứa trẻ vui mừng đón ngày hội rước đèn trung thu. Hai anh em Quân vui sướng khi được bố mẹ mua cho hai chiếc lồng đèn giấy hình thỏ và xe đầy màu sắc và thiết kế tinh tế. Một ngày nọ, bố mẹ đi làm, hai anh em ở nhà cùng nhau, vì sự yêu thích cũng như tò mò, hai anh em đã thử đốt đèn phá cỗ. Không may, ngọn nến trong chiếc đèn bị ngã dẫn đến cháy chiếc đèn, vì sợ bỏng, Quân ném chiếc đèn đi, ngọn lửa từ chiếc đèn lan sang tấm khăn trải bàn gây nên hoả hoạn. Hai anh em hoảng hốt chạy nhanh ra đường và hô to để hàng xóm cùng giúp đỡ. Những người hàng xóm tốt bụng đã giúp hai anh em bằng nhiều cách: gọi cứu hoả 114, lấy nước dập lửa, báo cho người dân nhà bên cạnh biết để tránh sự cháy lan gây nguy hiểm và gọi cho bố mẹ hai bé. Sau khi những người lính cứu hoả đã dập được ngọn lửa, họ tuyên truyền những kiến thức phòng cháy chữa cháy cơ bản cho hai anh em cũng như người dân trong xóm: không được chơi với lửa cũng như mỗi nhà cần trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản như bình xịt khí, khoá gas và tắt các thiết bị điện khi không sử dụng hay ra khỏi nhà. Hai anh em đã biết lỗi của mình và hứa không phạm những việc làm như thế nữa.

− Học sinh tham gia trò chơi “Hỏi nhanh đáp nhanh” về những sự kiện xảy ra trong vở kịch.

1. Nhà của anh em Quân gồm bao nhiêu thành viên?

A) 3

B) 4

C) 5

D) 2

2. Trong vở kịch, đâu là nguyên nhân gây ra hoả hoạn?

A) Nến ngã gây cháy đèn lồng. Vì sợ bỏng, Quân ném đèn lồng đi gây cháy lan sang tấm khăn trải bàn và gây hoả hoạn

B) Nổ bình gas do không khoá gas sau sử dụng C) Chập điện do hở đường ống

72 D) Cháy lan từ nhà bên cạnh

3. Sau khi phát hiện hoả hoạn, hai anh em đã làm gì?

A)Lấy nước dập đám lửa

B) Truy hô nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm lân cận C) Gọi cho cha mẹ, người thân

D)Gọi cho lính cứu hoả 114

4. Hàng xóm đã làm gì để giúp hai anh em? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A) Gọi cho lính cứu hoả 114 B) Dùng nước dập tắt đám lửa C) Không làm gì cả

D) A và B đều đúng

5. Nếu lính cứu hoả chưa đến kịp, người dân có thể thực hiện việc làm gì để dập tắt đám lửa?

A) Ngắt nguồn điện B) Xịt bình chữa cháy C) Gọi lính cứu hoả

D) Tất cả đáp án trên đều đúng

6. Đâu là số điện thoại của đội phòng cháy chữa cháy

A)113 B) 114 C) 115 D)911

− Giáo viên tổng kết nội dung các câu hỏi và dặn dò học sinh các việc làm cần tránh để chống gây cháy nổ có thể thực hiện phù hợp với lứa tuổi.

g) Kết luận:

Qua hoạt động 1, học sinh có thể biết được các nguyên nhân cũng như cách phòng cháy chữa cháy cơ bản phù hợp với lứa tuổi.

3.2. Hoạt động 2: Lính cứu hoả tí hon (thời lượng: 15 phút) - phương

thức thể nghiệm tương tác (tổ chức diễn đàn)

73

− Trách nhiệm: tự giác thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng cháy chữa cháy.

− Chăm chỉ: có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng phòng cháy chữa cháy vào đời sống hằng ngày

− Nhận thức được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.

− Nêu được cách giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn

− Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động

− Có khả năng thoát hiểm khi gặp hoả hoạn.

b) Nội dung: học sinh lắng nghe cảnh sát đội phòng cháy chữa cháy trình bày các nguyên nhân thường gặp dẫn đến cháy nổ cũng như các xử lí tình huống cơ bản khi gặp sự cố.

c) Dự kiến sản phẩm: câu trả lời và hoạt động diễn tập của học sinh.

d) Tiêu chí đánh giá: học sinh trả lời đúng câu hỏi và thực hiện đúng động

tác theo hướng dẫn của cảnh sát đội phòng cháy chữa cháy.

e) Phương pháp

− Phương pháp trò chơi

− Phương pháp đóng vai

− Phương pháp vấn đáp

f) Cách thực hiện

− Học sinh tham gia diễn đàn phòng chống cháy nổ được báo cáo bởi cảnh sát đội phòng cháy chữa cháy tuyên truyền về những nguyên nhân gây ra cháy nổ thường xảy ra trong đời sống hằng ngày và cách phòng tránh cũng như xử lí khi gặp hoả hoạn. (tài liệu đinh kèm phần phụ lục)

− Học sinh xem cảnh sát đội phòng cháy chữa cháy diễn tập cách sử dụng bình chữa cháy, nước, chăn để dập tắt đám lửa nhỏ, cách thoát thân, mở cửa trong khi vụ cháy diễn ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Học sinh (khoảng 12 học sinh – chủ yếu là học sinh lớp 5) chia thành 3 đội tham gia thực hiện luyện tập lại các động tác diễn tập của cảnh sát đội phòng cháy chữa cháy. Nhóm nào thực hiện đúng thao tác nhất sẽ là nhóm thắng cuộc và nhận quà

− Học sinh nêu lên cảm nhận của mình sau các hoạt động động.

74

+ Em rất vui và hào hứng khi được tiếp thu thêm những kiến thức về lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, một lĩnh vực được quan tâm nhiều trong đời sống hằng ngày

+ Nhờ có buổi học ngày hôm nay, em biết được cách hành động khi có cháy nổ xảy ra để bảo vệ bản thân và những người xung quanh. + Em biết được thêm các dụng cụ cần thiết trong nhà để phòng tránh

sự cố hoả hoạn.

g) Kết luận: qua diễn đàn, học sinh biết được những nguyên nhân và biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản.

Phụ lục:

1. Phân loại đám cháy: dựa trên loại vật liệu bị cháy:

Đám cháy lớp A: rắn bao gồm gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác Đám cháy lớp B: chất lỏng dễ cháy như xăng dầu, sơn,…

Đám cháy lớp C: các thiết bị điện và các đám cháy liên quan tới điện Đám cháy lớp D: kim loại và hợp kim dễ cháy

Đám cháy lớp K: dành cho khu vực bếp núc (đối với dầu hay chất béo động thực vật)

2. Bạn sẽ làm gì khi có cháy xảy ra?

Quan trọng nhất là bình tĩnh suy xét tình hình Cắt điện và gọi ngay 114

Không trốn trong tủ quần áo, gầm giường, hãy tin rằng bạn sẽ được cứu thoát Tìm lối thoát theo đèn chỉ dẫn hoặc nghe thông báo

Bò, cúi, lom khom sát đất để tránh khói, khí nóng Di chuyển cạnh khu vực tường và gần cửa sổ

Dùng quần áo, chăn, mền nhúng nước và choàng lên đầu, lên người Nhanh chóng thoát ra cửa hoặc cầu thang thoát nạn

Vẫy tay, kêu to báo hiệu người tới cứu

Tuyệt đối không nhảy trừ khi có đệm, lưới ở phía dưới * Chú ý: làm gì khi quần áo bị bắt lửa?

Bình tĩnh, không hoảng sợ, dừng chạy ngay lập tức

75 Không lấy tay dập lửa

Một tay che miệng, một tay che mắt, mũi và tiếp tục cuộn tròn cho tới khi tắt lửa 3. Phân loại chất chữa cháy:

a) Nước: là chất dùng để chữa cháy thông dụng, có sẵn trong thiên nhiên và sử dụng đơn giản

– Nguyên lý chữa cháy: hấp thụ nhiệt lượng đám cháy

– Áp dụng cho đám cháy: lớp A, không dùng cho lớp B và C * Lưu ý:

− Tuyệt đối không sử dụng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu vì xăng, dầu nhẹ hơn nước, không hòa tan trong nước nên gây cháy lan.

− Ở những đám cháy có điện, cần ngắt nguồn điện trước khi dập tắt đám cháy

b) Hóa chất khô: bột ABC được chứa trong bình xách tay hoặc xe đẩy

− Nguyên lý chữa cháy: cách ly và làm loãng nồng độ Oxy tiếp xúc với đám cháy, khi thiếu Oxy thì đám cháy sẽ được kìm hãm.

− Áp dụng cho đám cháy: lớp A, B và C c) Bọt chữa cháy Foam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Nguyên lý chữa cháy: ngăn không cho Oxy tiếp xúc với đám cháy

− Áp dụng cho đám cháy: lớp A và B d) Khí nén:

− Nguyên lý chữa cháy: mỗi khí nén có nguyên lý chữa cháy khác nhau

− Khí FM-200, Novec 1230 (chất lỏng hóa hơi): hấp thụ mạnh nhiệt lượng đám cháy, làm dập tắt đám cháy mà không làm giảm nồng độ Oxy

− Stat-X: bẻ gãy chuỗi phản ứng hóa học

− Khí Nito, CO2: làm giảm nồng độ Oxy dưới 14% (nguy hiểm cho con người)

− Áp dụng cho đám cháy: lớp A, B và C

* Lưu ý: ngoài ra có thể sử dụng các chất chữa cháy đơn giản sau:

− Cát: là chất dễ kiếm, rẻ tiền và dễ sử dụng.

Nguyên lý chữa cháy: cát hấp thụ nhiệt, làm hạ nhiệt độ của đám cháy, mặt khác cát phủ lên đám cháy tạo ra một màng ngăn cách Oxy với đám cháy làm cho lửa tắt (tác dụng làm ngạt).

76

− Chăn, màng nhúng nước: ngăn cách đám cháy với Oxy bên ngoài, giảm nhiệt lượng đám cháy.

77

SINH HOẠT LỚP 5A - TUẦN 21

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 69 - 77)