CHỦ ĐỀ “MÔI TRƯỜNG NƠI EM SỐNG”

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 80 - 99)

Lớp 5

Nội dung: Hướng đến tự nhiên Phương thức: Nghiên cứu Loại hình: Sinh hoạt lớp

Địa điểm tổ chức: Lớp 5A - Trường Tiểu học A Thời lượng: 25 phút

I. Tổng kết:

- Ban cán sự báo cáo hoạt động tuần qua:  Học tập.

 Vệ sinh.

 Nội quy, nề nếp.

- Cả lớp cùng giáo viên nhận xét, tuyên dương, phê bình.

II. Phương hướng:

- Phương hướng đề ra trong tuần tới.  Học tập

 Phong trào

III. Hoạt động trải nghiệm:

1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có: 1.1. Phẩm chất chủ yếu:

- Yêu nước: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên

- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

 Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.  Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

- Năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo:  Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động

81

1.3. Năng lực đặc thù

- Tìm hiểu được một số cách để khảo sát.

- Tìm hiểu được thực trạng môi trường nơi sinh sống.

- Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ môi trường nơi sinh sống.

2. Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Phát phiếu khảo sát cho các em vào tiết học trước và hướng dẫn HS thực hiện.

- Phiếu tổng kết về thực trạng môi trường sống.

2.2. Chuẩn bị của học sinh:

- Thực hiện và hoàn thành khảo sát trước buổi học. Cụ thể, học sinh sẽ được giao nhiệm vụ như sau: Học sinh sẽ quan sát xung quanh nơi mà em sống, hoặc hỏi người thân, bạn bè, cô, chú để hoàn thành phiếu khảo sát “Môi trường quanh em” trước buổi Sinh hoạt lớp sắp tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Các hoạt động dạy học:

3.1 Hoạt động 1: “Cuộc khảo sát của em” (Thời lượng 5 phút - Phương thức:

Nghiên cứu).

a) Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong hoạt động, học sinh có:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự làm được những việc của mình ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo: Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động.

- Tìm hiểu được một số cách để khảo sát.

b) Nội dung:

- HS phóng vấn bạn cùng bàn để biết bạn đã khảo sát bằng cách nào. - Trả lời các câu hỏi của giáo viên về cuộc khảo sát của mình.

c) Dự kiến sản phẩm:

- Câu trả lời của học sinh.

d) Tiêu chí đánh giá:

- Học sinh biết được các cách làm để khảo sát.

e) Phương pháp:

- Phương pháp gợi mở-vấn đáp. - Phương pháp phỏng vấn nhanh.

82

f) Cách thực hiện:

- HS phỏng vấn nhanh bạn cùng bàn và chia sẻ cách khảo sát của cả hai trong 1 phút.

- Một số cặp đại diện phát biểu về kết quả phỏng vấn của nhóm mình.

+ “Bạn A đã khảo sát bằng cách cùng mẹ xuống dưới chung cư nhà để quan sát xem là dưới nhà mình có thùng rác và cây xanh không ạ”

+ “Bạn B đã hỏi bố mẹ để điền vào phiếu khảo sát ạ.” - HS trả lời một số câu hỏi về cuộc khảo sát của mình.

+ “Vậy các con cảm thấy hoạt động khảo sát này như thế nào? “Dạ rất thú vị ạ.”

“Rất vui ạ.”

“Con được bố mẹ khen vì biết tìm hiểu về nơi mình sinh sống” “Con làm quen được với các bạn hàng xóm khi đi khảo sát ạ.” - Giáo viên tổng hợp các cách để làm khảo sát.

Là học sinh nhỏ tuổi, các con có thể khảo sát bằng cách tự tìm hiểu, quan sát, khám phá dưới sự giúp đỡ của người lớn. Bên cạnh đó, các con có thể hỏi người thân, bạn bè và mọi người xung quanh để hoàn thành cuộc khảo sát của mình.

g) Kết luận: Qua hoạt động này, học sinh biết được nhiều cách khảo sát khác

nhau từ các bạn trong lớp. Tạo niềm vui và hứng thú cho các hoạt động nghiên cứu, khảo sát sau này.

3.2 Hoạt động 2: Tổng hợp kết quả khảo sát (Thời lượng 10 phút- Phương thức:

Nghiên cứu.) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong hoạt động, học sinh có:

- Yêu nước: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm: có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường - Năng lực tự chủ và tự học:

+ Tự làm được những việc của mình ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

+ Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm . - Năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo:

83

+ Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động. - Tìm hiểu được thực trạng môi trường nơi sinh sống.

b) Nội dung:

- HS tổng hợp và báo cáo kết quả khảo sát của nhóm mình.

c) Dự kiến sản phẩm:

- Giấy tổng hợp kết quả khảo sát của các nhóm.

d) Tiêu chí đánh giá:

- Cả nhóm hoàn thành tổng hợp kết quả.

e) Phương pháp:

- Phương pháp làm việc nhóm

f) Cách thực hiện:

- HS chia thành các nhóm 5-6 người theo khóm, phường, quận gần nhau với sự giúp đỡ của giáo viên.

- HS làm việc nhóm: Cá nhân trình bày kết quả mình đã thực hiện khảo sát. Sau đó cả nhóm cùng kiểm tra kết quả để điền vào phiếu tổng hợp. Sau đó thảo luận và đưa ra những kết luận chung của nhóm mình.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả khảo sát.

- HS nhận xét về sự khác nhau về môi trường của các khóm, phường, quận khác nhau.

- HS rút ra kết luận từ phiếu tổng kết của các nhóm:

+ Kết quả cho thấy, ở thành phố Hồ Chí Minh có thùng rác công cộng và được phân loại rõ ràng, có nhưng cũng rất ít cây xanh. Nguồn nước sinh hoạt ở thành phố thì sạch, không có mùi và màu lạ. Tuy nhiên lại có có rất nhiều khói bụi chủ yếu từ giao thông đi lại.

- Giáo viên tổng kết hoạt động.

g) Kết luận: Qua hoạt động này, học sinh tìm hiểu được thực trạng môi trường

sống xung quanh mình bên cạnh đó biết cách tổng hợp kết quả khảo sát.

3.3 Hoạt động 3: Biện pháp bảo vệ môi trường. (Thời lượng 10 phút- Phương

thức Thể nghiệm- tương tác)

a) Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong hoạt động, học sinh có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu nước: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm: có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường - Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

84

- Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ môi trường nơi sinh sống.

b) Nội dung:

- HS làm việc nhóm để đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường.

c) Dự kiến sản phẩm:

- Giấy tổng hợp kết quả của các nhóm.

d) Tiêu chí đánh giá:

- Mỗi bạn đề xuất ít nhất 1 giải pháp.

- Kết quả mỗi nhóm đề xuất ít nhất 5 giải pháp.

e) Phương pháp:

- Kĩ thuật khăn trải bản

f) Cách thực hiện:

- Học sinh chia nhóm thành 5- 6 người.

- Học sinh chọn góc của tờ giấy (khăn trải bàn) để ngồi

- Học sinh làm việc cá nhân vào góc giấy của mình 3 phút. Sau đó cả nhóm thảo luận, tổng hợp ý kiến trong 2 phút để điền vào phần giấy kết quả (chính giữa của khăn trải bàn).

- Học sinh đại diện ghi lên bảng kết quả của cả nhóm - Giáo viên tổng kết và nhận xét.

Một số biện pháp để bảo vệ môi trường:  Trồng nhiều cây xanh.

 Quét dọn nhà cửa, sân vườn, trường lớp sạch sẽ.  Bỏ rác vào thùng.

 Phân loại rác theo quy định.

 Sử dụng năng lượng thiên nhiên, năng lượng sạch.  Tiết kiệm điện. Tắt đèn, quạt khi ra khỏi phòng.  Tiết kiệm nước. Khóa vòi nước khi kh sử dụng

 Giảm sử dụng túi nilông thay bằng túi giấy hoặc túi vải.

g) Kết luận: Qua hoạt động này, học sinh đưa ra được nhiều biện pháp để bảo vệ

môi trường. Từ đó nhắc nhở mỗi học sinh phải có ý thức thực hiện vì một môi trường xanh- sạch- đẹp.

85

PHIẾU KHẢO SÁT

MÔI TRƯỜNG QUANH EM

Họ và tên: ... Nhóm ... Nơi em ở: ... Em hãy hoàn thành phiếu khảo sát này trước buổi Sinh hoạt lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Thực trạng môi trường xung quanh nơi em ở?  Sạch sẽ

 Không sạch sẽ  Tùy thời điểm

2. Xung quanh nơi em ở có thùng rác công cộng không?  Có rất nhiều

 Có nhưng rất ít  Không có

3. Thùng rác công cộng có phân theo từng loại rác (rác vô cơ, rác hữu cơ, rác có thể tái chế) không?

 Có đủ 3 loại

 Có 2 loại. Đó là ...  Chỉ có 1 loại thùng sử dụng chung.

4. Xung quanh nơi em ở có nhiều cây xanh không?  Có rất nhiều

 Có nhưng rất ít  Không có

5. Nơi em ở có khói bụi không? Khói bụi chủ yếu từ đâu?

 Có rất nhiều khói bụi. Chủ yếu từ ...  Có khói bụi nhưng rất ít. Chủ yếu từ ...  Không khí trong lành, không có khói bụi.

6. Nguồn nước sinh hoạt em đang sử dụng có như thế nào:

 Có mùi hôi  Không có mùi hôi

 Có cặn và tạp chất (rong,rêu,...)  Không có cặn và tạp chất.

86

PHIẾU TỔNG HỢP KẾT QUẢ Nhóm ...

1. Thực trạng môi trường xung quanh nơi tôi ở như thế nào?

- Có ... bạn cho rằng thực trạng môi trường nơi bạn ở là sạch sẽ.

- Có ... bạn cho rằng thực trạng môi trường nơi bạn ở là không sạch sẽ. - Có ...bạn cho rằng thực trạng môi trường nơi bạn ở tùy lúc sạch lúc không

sạch.

2. Xung quanh nơi em ở có thùng rác công cộng không?

- Có ...bạn cho rằng xung quanh nơi bạn ở có thùng rác công cộng nhưng rất ít.

Có ... bạn cho rằng xung quanh nơi bạn ở không có thùng rác công cộng. 3. Thùng rác công cộng có phân theo từng loại rác (rác vô cơ, rác hữu cơ, rác

có thể tái chế) không?

- Có ... bạn cho rằng nơi bạn ở có đủ 3 loại thùng rác công cộng. - Có ... bạn cho rằng nơi bạn ở chỉ có 2 loại thùng rác công cộng. - Có ... bạn cho rằng nơi bạn ở chỉ có 1 loại thùng rác sử dụng chung. 4. Xung quanh nơi em ở có nhiều cây xanh không?

- Có ... bạn cho rằng xung quanh nơi bạn ở có rất nhiều cây xanh. - Có ... bạn cho rằng xung quanh nơi bạn ở có nhưng rất ít cây xanh - Có ... bạn cho rằng xung quanh nơi bạn ở không có cây xanh 5. Nơi em ở có khói bụi không. Khói bụi chủ yếu từ đâu?

- Có ... bạn cho rằng xung quanh nơi bạn có rất nhiều khói bụi. Chủ yếu từ ...

- Có ... bạn cho rằng xung quanh nơi bạn ở có khói bụi nhưng rất ít. Chủ yếu từ...

- Có ... bạn cho rằng xung quanh nơi bạn ở không khí trong lành, không có khói bụi.

6. Nguồn nước em đang sử dụng có sạch không? - Có ... bạn chọn nguồn nước có mùi hôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có ... bạn chọn nguồn nước không có mùi hôi - Có... bạn chọn nguồn nước có cặn và tạp chất.

- Có ... bạn chọn nguồn nước không có cặn và tạp chất - Có ... bạn chọn nguồn nước có màu đục

87

HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ

I. Tên câu lạc bộ: Ươm mầm ước mơ

II. Mục tiêu: Câu lạc bộ “Ươm mầm ước mơ” của trường tiểu học A, được

thành lập với những mục đích sau:

─ Định hướng cho học sinh nghề nghiệp mà các em mong muốn được làm sau này. Tạo môi trường để học sinh có thêm những hiểu biết về một số nghề nghiệp phổ biến.

─ Tạo sân chơi để học sinh nhận ra được năng khiếu, sở trường của mình phù hợp với nghề nghiệp mà mình mơ ước và phát huy những năng khiếu đó.

─ Giúp học sinh hình thành và rèn luyện một số các kĩ năng như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm,… để có thể phục vụ cho công việc của bản thân sau này.

III. Quy tắc hoạt động:

─ Câu lạc bộ được giáo viên hướng dẫn tổ chức và điều hành. Đồng thời, Câu lạc bộ chịu sự quản lí, giám sát của Ban giám hiệu nhà trường.

─ Các hoạt động của Câu lạc bộ được triển khai theo kế hoạch.

─ Học sinh tham gia Câu lạc bộ trên tinh thần tự nguyện, nghiêm túc chấp hành các nội quy trường lớp, nghe theo sự hướng dẫn của Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.

─ Học sinh phải tôn trọng ý kiến của người khác và đưa ra ý kiến nhận xét khách quan, trung thực.

─ Mỗi thành viên phải có ý thức giữ vệ sinh chung và dọn dẹp nơi hoạt động sau khi kết thúc. Đồng thời, có ý thức bảo quản và sử dụng cẩn thận các vật dụng trong quá trình hoạt động.

IV. Đối tượng tham gia:

Học sinh trường Tiểu học A từ lớp 2 đến lớp 5 có nhu cầu giao lưu, học hỏi về hướng nghiệp.

V. Tiến trình thành lập:

1. Điều tra nhu cầu, tiến hành thành lập:

(Có số lượng trên 20 người có chung nhu cầu về loại hình hướng nghiệp)

─ Điều tra bằng phiếu hoặc phỏng vấn.

─ Tìm các thành viên sáng lập để lập danh sách Ban Chủ nhiệm lâm thời.

88

─ Trình đơn xin thành lập Câu lạc bộ và gửi hồ sơ thành lập cho Ban Giám hiệu.

─ Hiệu trưởng quyết định thành lập Câu lạc bộ “Ươm mầm ước mơ”.

2. Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ:

Sau khi có quyết định thành lập Câu lạc bộ và công nhận Ban Chủ nhiệm lâm thời của Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm lâm thời chọn thời điểm thích hợp để tiến hành lễ ra mắt Câu lạc bộ.

3. Hoạt động và phương hướng:

─ Sau Lễ ra mắt, Ban Chủ nhiệm và các thành viên Câu lạc bộ bàn bạc, thống nhất kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ và định kỳ sinh hoạt trong mỗi tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

─ Đề ra phương hướng và tỉ lệ phát triển số lượng thành viên cũng như làm đa dạng và phong phú các hoạt động của Câu lạc bộ trong thời gian tiếp theo.

VI. Quy cách tính điểm và đánh giá kết quả hoạt động của thành viên

─ Sau mỗi buổi hoạt động, các thành viên sẽ được chủ nhiệm đóng dấu xác nhận hoàn thành buổi sinh hoạt. Khi kết thúc các chủ đề sinh hoạt, thành viên tham gia được 2/3 các hoạt động sẽ nhận giấy chứng nhận “Đã tham gia Câu lạc bộ Ươm mầm ước mơ” và nhận được huy hiệu “ Mầm xanh ước mơ” do Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trao tặng.

─ Đối với các hoạt động thi đua, thành viên đạt kết quả cao hoặc chiến thắng trong các trò chơi sẽ được phần thưởng sau mỗi buổi sinh hoạt.

VII. Chương trình hoạt động:

Thời

gian Chủ đề Nội dung Đối tượng Ghi chú

Tháng 9/2020 Ra khơi ─ Ra mắt Câu lạc bộ BGH, Ban chủ nhiệm, thành viên CLB, khách mời. Tháng 10/2020 Ước mơ của em ─ Nghề mà học sinh ước mơ.

─ Lý do mà học sinh mong ước làm nghề đó.

BGH, Ban chủ

nhiệm, thành viên CLB.

89 Tháng 11/2020 Thầy cô em yêu ─ Tầm quan trọng

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 80 - 99)