CHỦ ĐỀ “NÓI KHÔNG VỚI TÚI NILONG”

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 50 - 55)

Lớp: 3

Nội dung: Hướng đến tự nhiên Phương thức: Cống hiến

Loại hình: Hoạt động giáo dục theo chủ đề Địa điểm tổ chức: Lớp 3A - Trường Tiểu học A Thời lượng: 35 phút/1 tiết

1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có: 1.1. Phẩm chất chủ yếu:

- Yêu nước: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm: tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi; Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. + Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm .

- Năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo: + Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động.

1.3. Năng lực đặc thù

- Chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng túi ni lông và túi giấy. - Làm được túi giấy đơn giản.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi trong phòng, chống ô nhiễm môi trường.

2. Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giấy kraft- giấy dễ phân hủy và thân thiện với môi trường. - Hồ/ keo dính.

- Phấn viết bảng.

2.2. Chuẩn bị của học sinh:

- Bút chì, bút mực, màu sáp hoặc màu lông.

3. Các hoạt động dạy học:

3.1. Hoạt động 1: “Loại nào tốt hơn?” (Thời lượng 15 phút – Phương thức Thể

nghiệm, tương tác).

51

- Yêu nước: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm: có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi. - Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

+ Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm

- Chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng túi nilông và túi giấy.

b) Nội dung: Học sinh hoạt động theo nhóm, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng túi ni lông hoặc túi giấy. Sau đó đại diện nhóm trình bày trước lớp.

c) Dự kiến sản phẩm: Kết quả làm việc của các nhóm.

d) Tiêu chí đánh giá: Mỗi nhóm chỉ ra được ít nhất 3 ưu điểm hoặc 3 nhược (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điểm.

e) Phương pháp:

- Phương pháp dạy học nhóm. - Phương pháp tranh luận.

f) Cách thực hiện:

- Học sinh chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm 10-11 người.

- Học sinh lắng nghe nhiệm vụ: Nhóm 1 sẽ làm về ưu điểm của túi nilong còn nhóm 2 sẽ làm về nhược điểm của túi nilong. Nhóm 3 sẽ làm về ưu điểm của túi giấy còn nhóm 4 sẽ làm về nhược điểm của túi giấy.

- Học sinh thảo luận trong 2 phút.

- Học sinh đại diện 4 nhóm trình bày kết quả hoat động của nhóm mình.

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Theo nhóm chúng mình, ưu điểm của túi nilong là rẻ, mỏng nhẹ, bền, dễ sử dụng vì đựng được rất nhiều loại hàng hóa.

Nhược điểm của túi nilong là khó phân hủy, khi đốt túi nilong gây mùi hôi ô nhiễm môi trường, túi nilong khi xả xuống sông hồ làm cá chết.

Ưu điểm của túi giấy là túi giấy thân thiện với môi trường vì nó có thể phân hủy nhanh. Túi giấy đẹp và lịch sự. Túi giấy không gây hại cho các

Nhược điểm của túi giấy là dễ rách, không thể đựng được các đồ tươi sống.

52

loại tôm cá dưới nước và không có khí độc hại khi phân hủy.

- Học sinh cùng với Giáo viên nhận xét và bổ sung kết quả. - GV tổng kết:

+ Ưu điểm của túi nilong

Tiện dụng: lúc nào, ở đâu cũng có, đựng gì cũng được. Rẻ: giá mua rất rẻ, thậm chí xin cũng được.

Bền: dùng nhiều lần vẫn được, nếu có ý thức bảo vệ mội trường thì có nhiều túi ni lông có thể sử dụng lại rất nhiều lần. Có độ bền cao hơn so với túi giấy, có thể chống thấm, dễ dàng vận chuyển, nhất là trong trời mưa.

+ Nhược điểm của túi ni lông: Khó phân hủy.

Khi đốt gây mùi hôi, mùi độc hại cho cơ thể và làm ô nhiễm môi trường.

Gây hại đến các loài sinh vật dưới nước như tôm, cá khi xả xuống sông, hồ, biển.

+ Ưu điểm của túi giấy

Được làm từ bột giấy, không chứa thành phần độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Giấy có thể tái chế và phân hủy nhanh, thân thiện với môi trường. Không gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không gây hại đến các loài thực vật và động vật dưới nước.

Có nhiều mẫu mã đẹp và lịch sự. + Nhược điểm của túi giấy

Không bền: Dễ bị hỏng hoặc ẩm – mốc, thấm nước.

Không phù hợp với hàng hóa tươi sống hoặc các hàng hóa có khối lượng lớn.

53

Dùng gỗ để sản xuất, nếu không biết cách khai thác gỗ hợp lý sẽ gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên có thể tái sử dụng giấy để sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học sinh trả lời câu hỏi:

“Vậy các con sẽ sử dụng loại túi nào để bảo vệ môi trường nào?”

“Con sẽ sử dụng túi giấy ạ.”

“Con sẽ tái sử dụng túi nilong khi có thể. Và gom chúng cho vào thùng rác chứ không xả bừa bãi ạ.”

- GV tổng kết và nhận xét hoạt động.

g) Kết luận: Học sinh chỉ ra được ưu và nhược điểm khi sử dụng túi giấy và

túi nilong. Từ đó biết cách sử dụng túi nilong cho hợp lý và tích cực sử dụng túi giấy để phòng, chống ô nhiễm môi trường.

3.2. Hoạt động 2: “Làm và quyên góp túi giấy bảo vệ môi trường” (Thời lượng

20 phút – Phương thức cống hiến.)

a) Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong hoạt động, học sinh có:

- Yêu nước: yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

- Trách nhiệm: tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi;

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vần đề và sáng tạo: + Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động. - Làm được túi giấy đơn giản.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động phù hợp với lứa tuổi trong phòng, chống ô nhiễm môi trường.

b) Nội dung: Học sinh tham gia hoạt động làm và trang trí túi giấy. Sau đó,

học sinh tặng túi giấy cho căn tin hoặc văn phòng phẩm trong trường.

c) Dự kiến sản phẩm:

- Có ít nhất 45 cái túi giấy được hoàn thành và trang trí đẹp mắt.

d) Tiêu chí đánh giá:

- Mỗi học sinh làm ít nhất 1 cái túi giấy.

e) Phương pháp:

- Phương pháp làm việc theo mẫu

54 - Mỗi học sinh nhận 2-3 tờ giấy kraft.

- Học sinh làm túi giấy theo sự hướng dẫn của giáo viên trong vòng 10 phút.

+ B1- Tạo hình túi: Ghép hai mép của tờ giấy vào và dùng hồ/ keo dán chúng lại.

+ B2- Làm đáy túi: Chọn 1 đầu làm đáy và gấp ngược lên. Sau đó mở rộng phần vừa gấp tạo thành các góc hình tam giác. Tiếp tục gấp mép giấy chồng lên nhau. Sau đó, dán kín phần vừa gấp là đã có được phần đáy túi rồi.

+ B3: Tạo độ dày cho túi: Gấp 2 mép túi thành 2 hình chữ nhật có chiều dài, chiều rộng bằng nhau.

+ B4: Trang trí đơn giản và viết thông điệp tuyên truyền mọi người sử dụng túi giấy để bảo vệ môi trường như “Hãy sử dụng túi giấy để bảo vệ môi trường; Túi giấy- người bạn thân thiện của môi trường,...”. - Sau khi hoàn thành túi giấy, học sinh giới thiệu và trao đổi các sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của mình với các bạn trong lớp.

- Học sinh nêu cảm nhận về việc làm trên.

+ “Con cảm thấy rất vui vì con đã làm được chiếc túi giấy và viết lời tuyên truyền với mọi người là “Hãy sử dụng túi giấy bạn nhé!”

+ “Túi giấy rất dễ làm nên khi về nhà con sẽ làm thêm nhiều cái nữa để tặng cho các bạn hàng xóm của con.”

+ “Con rất tự hào vì hôm nay con đã làm được một việc làm tốt phòng, chống ô nhiễm môi trường.”

- Học sinh tổng hợp những chiếc túi giấy mình đã làm sau đó học sinh mang số túi giấy đến tặng cho căn tin hoặc văn phòng phẩm để tuyên truyền mọi người sử dụng túi giấy thay cho túi nilong khi đựng những món đồ nhỏ, nhẹ và khô như bút, thước, bịch kẹo, ổ bánh mì,...

- GV tổng kết và nhận xét hoạt động.

g) Kết luận: Qua hoạt động này, học sinh biết và làm được túi giấy. Bên

cạnh đó, học sinh tham gia quyên góp túi giấy nhằm tuyên truyền mọi người sử dụng túi giấy để phòng, chống ô nhiễm môi trường.

55

LỚP 4

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 50 - 55)