CHỦ ĐỀ “TÌM HIỂU VỀ NGHỀ NGHIỆP”

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 38 - 43)

Lớp: 2

Nội dung: Hoạt động hướng nghiệp Phương thức: Thể nghiệm, tương tác. Loại hình: Hoạt động giáo dục theo chủ đề. Địa điểm tổ chức: Lớp 2A – Trường Tiểu học A Thời lượng: 35 phút/ 1 tiết

1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành xong chủ đề, học sinh có: 1.1. Phẩm chất chủ yếu:

- Yêu nước: kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước.

- Trách nhiệm: tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.

1.2. Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác:

- Trình bày được nhiệm vụ nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi hướng dẫn và phân công.

- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày ý tưởng, thông tin.

1.3. Năng lực đặc thù:

- Tìm hiểu được công việc của bố mẹ hoặc người thân.

- Trình bày được một số đức tính của bố, mẹ, người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.

- Mô tả được các đức tính gắn với từng nghề nghiệp

2. Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

- 10 tờ giấy viết nghề nghiệp - Dự đoán câu trả lời của học sinh

39

3. Các hoạt động dạy học

3.1. Hoạt động 1: Phỏng vấn về nghề nghiệp gia đình (thời gian: 15 phút): Phương thức nghiên cứu (khảo sát).

a) Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong hoạt động, học sinh có:

- Trách nhiệm: tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.

- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày ý tưởng, thông tin. - Tìm hiểu được công việc của bố mẹ hoặc người thân của bạn.

b) Nội dung: Hai bạn cùng bàn sẽ phỏng vấn qua lại với nhau để tìm hiểu về nghề nghiệp bố mẹ và người thân trong gia đình

c) Dự kiến sản phẩm: Kết quả sau khi phỏng vấn của các cặp đôi.

d) Tiêu chí đánh giá: Học sinh kể tên được các nghề nghiệp của bố mẹ hoặc người thân trong gia đình.

e) Phương pháp:

- Phương pháp phỏng vấn nhanh. - Phương pháp gợi mở - vấn đáp.

f) Cách thức hiện:

- Học sinh ngồi theo cặp và lắng nghe hình thức tổ chức: “Hai bạn cùng bàn sẽ có 3 phút, ngồi đối mặt với nhau: 1 bạn làm người phỏng vấn, 1 bạn sẽ trả lời câu hỏi, sau đó đổi vai cho nhau”

- Phỏng vấn nhanh các câu hỏi:

+ Gia đình bạn có mấy người? Đó là những ai? (ông, bà, ba, mẹ, chị gái, anh trai…)

+ Nghề nghiệp bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình của bạn là gì? (bố: công nhân, kĩ sư, bác sĩ… mẹ: giáo viên, nhân viên văn phòng, diễn viên…) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bạn hãy giới thiệu vài nét về nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình? (giáo viên: dạy học, bác sĩ: khám chữa bệnh….), sau đó ghi ra giấy.

- Nếu còn thời gian, đề nghị học sinh quay lại đằng sau, cặp với một bạn mới và bắt đầu phỏng vấn.

- Sau khi hết thời gian mời một vài cặp học sinh xung phong lên để thực hành phỏng vấn cho cả lớp xem.

40

- Giáo viên chốt lại một số công việc của bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình: “Vừa rồi thì các em đã tìm hiểu được một số công việc của bố, mẹ và người thân trong gia đình, chúng ta có thể thấy có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau như: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, công an,…

Ví dụ: bác sĩ thì sẽ khám chữa bệnh cho chúng ta, giáo viên là những người thầy, cô có nhiệm vụ dạy học…”

g) Kết luận: Sau khi kết thúc hoạt động học sinh đã biết được một số nghề nghiệp người thân trong gia đình của bạn.

3.2. Hoạt động 2: Trò chơi: “Đoán tên nghề nghiệp qua đức tính” (thời gian: 20 phút): Phương thức thể nghiệm tương tác (trò chơi).

a) Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong hoạt động, học sinh có:

- Yêu nước: kính trọng, biết ơn người lao động,

- Trách nhiệm: tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.

- Trình bày được nhiệm vụ nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi hướng dẫn và phân công.

- Sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày ý tưởng, thông tin. - Trình bày được một số đức tính của bố, mẹ, người thân có liên quan đến nghề nghiệp của họ.

b) Nội dung:

- Học sinh kể tên được nghề nghiệp và đức tính nghề nghiệp đó của bố, mẹ, người thân trong gia đình.

- Học sinh thực hiện diễn tả và đoán các từ khóa liên quan đến nghề nghiệp đó. - Học sinh trả lời các câu hỏi phụ.

c) Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và hành động diễn tả đoán tên nghề nghiệp.

d) Tiêu chí đánh giá:

- Các nhóm trả lời được câu hỏi của giáo viên.

- Trong vòng 3 phút đội nào trả lời nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

e) Phương pháp:

- Phương pháp trò chơi.

41 - Phương pháp thảo luận nhóm

f) Các hoạt động:

- Học sinh chia lớp thành 2 nhóm

- Học sinh lắng nghe cách thực hiện: “Các nhóm có 3 phút thảo luận để nêu lên các đức tính của từng nghề nghiệp. Ví dụ: “Bố tôi là bác sĩ nên rất kiên trì, nhẫn nại.”, “Mẹ tôi là giáo viên nên rất nhiệt tình, yêu thương học sinh”.

- Học sinh lắng nghe giáo viên làm mẫu: “Bố tôi là kĩ sư nên rất siêng năng và chăm chỉ”

- Hình thức tổ chức:

+ Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra ý kiến và ghi chép ra giấy. + Sau khi hết thời gian các nhóm sẽ trình bày kết quả của mình cho cả lớp

cùng nghe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự kiến câu trả lời: + Nhóm 1:

● Bố tôi là bác sĩ nên rất kiên trì, nhẫn nại

● Mẹ tôi là giáo viên nên rất nhiệt tình, yêu thương học sinh.

● Bố tôi là kĩ sư nên rất siêng năng và chăm chỉ. + Nhóm 2:

● Ông tôi là công an nên rất dũng cảm, kiên cường.

● Anh tôi là bộ đội nên rất nhẫn nại, chịu thương chịu khó.

● Chị tôi là ca sĩ nên rất xinh đẹp và hát hay.

- Học sinh trả lời các câu hỏi: “Có bạn nào, có thể kể tên lại các nghề nghiệp của các bạn đã nói không?” (Giáo viên, công an, bộ đội, bác sĩ, kĩ sư….)

- Học sinh trả lời câu hỏi: “các bạn hãy nhắc lại các đức tính cần có của một số nghề: bác sĩ, ca sĩ, kĩ sư...” (Cần cù, kiên nhẫn, thông minh, dũng cảm...)

- Sau khi biết được các đức tính của từng nghề nghiệp. Học sinh lắng nghe luật chơi: “Theo 2 nhóm đã chia trước đó, mỗi đội cử 5 thành viên lên lần lượt bốc thăm – trúng nghề nghiệp nào thì sẽ diễn tả bằng lời nói các đức tính hoặc những nét cơ bản của nghề đó (nghề nghiệp nào cần sự kiên nhẫn, dũng cảm, hát hay, yêu trẻ…) cho nhóm mình xem, các thành viên còn lại trong nhóm sẽ có nhiệm vụ đoán tên nghề nghiệp. Mỗi nhóm có 3 phút để chơi và 5 lần lên bốc thăm, sau 30 giây nhóm đó không đoán được thì sẽ nhường quyền cho nhóm khác trả lời.”

42 - Lưu ý:

+ Trò chơi chỉ diễn ra lần lượt từng đội

+ Mỗi nhóm chỉ được bốc thăm 5 lần, xem xong giấy phải trả lại. + Sau 30 giây đội đó trả lời không được sẽ nhường quyền cho đội kia.

- Nhóm nào đoán được nhiều nghề nghiệp và chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.

- Học sinh trả lời câu hỏi: “Trong các nghề nghiệp trên các con mong muốn sau này làm nghề gì?” (bác sĩ, kỹ sư, đầu bếp, công nhân...)

- Học sinh trả lời câu hỏi: “Để làm được điều đó thì các còn cần có những đức tính gì?” (siêng năng, chăm chỉ, cần cù…).

- Giáo viên nhận xét và tổng kết.

g) Kết luận: Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh sẽ biết thêm được các đức

tính cần có nghề nghiệp của người thân trong gia đình cũng như bạn bè. Ngoài ra, học sinh sẽ được mô tả về các nghề nghiệp thông qua lời nói.

43

LỚP 3

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 38 - 43)