CHỦ ĐỀ “EM YÊU THẦY CÔ”

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 47 - 50)

Lớp: 3

Phương thức: Thể nghiệm, tương tác Loại hình: Sinh hoạt lớp

Nội dung: Hướng đến xã hội (Hoạt động xây dựng nhà trường) Địa điểm tổ chức: Lớp 3A

Thời lượng: 35 phút/ 1 tiết

I. Tổng kết: (Thời gian: 10 phút)

- Tổ trưởng mỗi tổ báo cáo tình hình của tổ mình

- Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó kỉ luật báo cáo tình hình của lớp trong tuần vừa qua

- Giáo viên tổng kết

II. Phương hướng: (Thời gian: 5 phút)

III. Hoạt động trải nghiệm: (Thời gian: 20 phút) 1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành chủ đề, học sinh có:

1.1. Phẩm chất chủ yếu

- Nhân ái: yêu quý bạn bè, thầy cô

- Chăm chỉ: thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Hoàn thành được những việc của mình ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

+ Bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động.

1.3. Năng lực đặc thù

- Trình bày được điều ấn tượng nhất về thầy giáo/ cô giáo.

- Thể hiện được tình cảm với thầy giáo/ cô giáo bằng sản phẩm tự làm.

2. Chuẩn bị:

2.1. Chuẩn bị của giáo viên: Giấy A4 có nhiều màu khác nhau 2.2. Chuẩn bị của học sinh:

48 - Keo, hồ dán

3. Các hoạt động dạy học:

3.1. Hoạt động 1: Khéo tay hay làm (Thời gian: 10 phút, phương thức: Thể nghiệm tương tác)

a) Mục tiêu: Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh có:

- Hoàn thành được những việc của mình ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

- Nhận xét được ý nghĩa của hoạt động.

- Thể hiện được tình cảm với thầy giáo/ cô giáo bằng sản phẩm tự làm

b) Nội dung: Học sinh thiết kế và trang trí tấm thiệp theo sở thích của mình c) Dự kiến sản phẩm: Tấm thiệp được trang trí theo sở thích của học sinh. d) Tiêu chí đánh giá:

- Số lượng bình chọn của các bạn trong lớp

- Thiệp được trang trí sáng tạo, màu sắc hài hòa, có ý nghĩa.

e) Phương pháp

- Phương pháp giảng giải - Phương pháp trực quan

f) Cách thực hiện

- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn thể lệ cuộc thi - Thể lệ cuộc thi “Khéo tay hay làm”:

+ Giáo viên phát cho mỗi nhóm 2 học sinh 4 tờ giấy A4 cứng có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi bạn chọn cho mình 1 tờ để làm bìa và 2 tờ còn lại để trang trí.

+ Sau 8 phút, các em sẽ thiết kế và trang trí 1 tấm thiệp với chủ đề “Thiệp xinh dành tặng thầy cô”. Sản phẩm của các em được trưng bày trên bảng và các bạn trong lớp sẽ nhận xét và bình chọn cho sản phẩm các em cho là đẹp nhất và có ý nghĩa nhất. Sản phẩm của bạn nào được bình chọn nhiều nhất sẽ là người chiến thắng.

- Học sinh nêu thắc mắc nếu có điểm nào chưa rõ - Học sinh tiến hành hoạt động

- Giáo viên tổng kết

g) Kết luận: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh đã thể hiện được tình cảm của mình một cách gián tiếp đến người giáo viên mình ấn tượng thông qua tấm thiệp tự tay thiết kế và trang trí.

49

3.2. Hoạt động 2: Gửi lời tri ân (Thời gian: 10 phút, Phương thức: Thể nghiệm

tương tác)

a) Mục tiêu: Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh có:

- Hoàn thành được những việc của mình ở trường theo sự phân công, hướng dẫn.

- Bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác. - Trình bày được điều ấn tượng nhất về thầy giáo/ cô giáo.

- Thể hiện được tình cảm với thầy giáo/ cô giáo bằng sản phẩm tự làm.

b) Nội dung: Học sinh trình bày được điều ấn tượng với thầy cô và lời nhắn nhủ của học sinh với thầy cô

c) Dự kiến sản phẩm: tấm thiệp kèm theo lời nhắn gửi của học sinh với thầy cô mà mình ấn tượng.

d) Tiêu chí đánh giá:

- Số lượng bình chọn của các bạn trong lớp.

- Thiệp được trang trí sáng tạo, màu sắc hài hòa, có ý nghĩa.

e) Phương pháp

- Phương pháp trực quan

f) Cách thực hiện

- Học sinh nhận lại thiệp của mình và viết vào tấm thiệp điều mà các em ấn tượng nhất về thầy giáo/ cô giáo và những lời nhắn nhủ với thầy giáo/cô giáo đó.

- Học sinh bỏ tấm thiệp vào thùng thư bí mật do giáo viên chuẩn bị.

- Học sinh lần lượt chuyền lần lượt thùng thiệp bí mật và bốc ra một tấm thiệp bất kì và đọc lên nội dung bức thư đó.

- Giáo viên tổng kết hoạt động

g) Kết luận: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh đã thể hiện được tình cảm của mình đến giáo viên mà mình ấn tượng bằng chính những lời nhắn chân thật nhất.

50

Một phần của tài liệu Kế hoạch bài dạy Dạy học hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)