Lớp: 2
Nội dung: Hướng đến xã hội.
Phương thức: Hoạt động giáo dục theo chủ đề. Loại hình: Thể nghiệm, tương tác.
Địa điểm tổ chức: Trong lớp học. Thời gian: 35 phút/ tiết
1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có: 1.1 Phẩm chất chủ yếu:
- Nhân ái: Yêu quý bạn bè; quan tâm, động viên khích lệ bạn bè.
- Trung thực: Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.
+ Hòa nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn.
+ Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn.
1.3. Năng lực đặc thù:
- Nhận diện và nêu được những việc làm thể hiện tình bạn.
- Nhận diện và nêu được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
- Nhận diện được những bất đồng, xích mích, vấn đề giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau.
- Nêu được một số cách giải quyết khi gặp bất đồng, xích mích và vấn đề giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau.
2. Chuẩn bị:
2.1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng trò chơi, từ khóa, giấy chứa các tình huống. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: bút.
34
3. Các hoạt động dạy học:
3.1. Hoạt động 1: Bạn tốt, bạn xấu (Thời gian: 10 phút): Phương thức thể
nghiệm, tương tác (Trò chơi).
a) Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong hoạt động, học sinh có:
- Nhân ái: Yêu quý bạn bè; quan tâm, động viên khích lệ bạn bè.
- Trung thực: Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi , sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.
- Hòa nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác.
- Nhận diện và nêu được những việc làm thể hiện tình bạn.
- Nhận diện và nêu được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
b) Nội dung:
- Thảo luận nhóm để tìm ra đáp án của trò chơi. - Bổ sung nhận xét và nêu ý kiến cá nhân.
c) Dự kiến sản phẩm: Học sinh phân biệt được những hành động lời nói,
hành động của một người bạn tốt và ngược lại.
d) Tiêu chí đánh giá:
- Đoán đúng đáp án. - Trả lời được câu hỏi phụ.
e) Phương pháp:
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp - Phương pháp thảo luận nhóm
f) Cách thực hiện:
- Học sinh được chia thành các nhóm 6 người.
- Học sinh nghe phổ biến luật chơi và nêu thắc mắc nếu chưa rõ:
+ Trò chơi gồm 2 cột: Bạn tốt, Bạn xấu cùng những từ khóa về các hành động, lời nói. HS có nhiệm vụ thảo luận và gắn những từ khóa đó sao cho phù hợp với 2 cột trên. Đồng thời đóng góp thêm những hành động, lời nói cho 2 cột Bạn tốt và Bạn xấu.
+ Sau đó nhóm trình bày kết quả lên bảng trước lớp. Các nhóm theo dõi kết quả và nêu nhận xét, thắc mắc và góp ý lẫn nhau. Nhóm giành chiến
35
thắng là nhóm ghép đúng nhiều từ khóa và đóng góp thêm nhiều hành động, lời nói nhất.
+ Giáo viên tổng kết trò chơi và rút ra nội dung bài học từ hoạt động trò chơi.
+ Giáo viên nhận xét, củng cố bài học bằng một số câu hỏi:
● “Thế nào là người bạn tốt, bạn xấu?”
HS trả lời bằng cách nhắc lại những hành động, lời nói đã tìm hiểu thông qua trò chơi.
● “Nếu gặp người bạn tốt/bạn xấu, em sẽ làm gì?”
“Dạ, giữ gìn tình bạn, chia sẻ, động viên, khuyến khích và giúp đỡ bạn tốt”
“Dạ, tránh xa người bạn xấu và không trở thành người bạn xấu”
g) Kết luận: Sau khi tham gia hoạt động này, HS đã nhận diện và nêu được những việc làm thể hiện tình bạn và những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
3.2. Hoạt động 2: Người bạn bản lĩnh (Thời gian: 15 phút) Phương thức thể
nghiệm tương tác (Trò chơi).
a) Mục tiêu: Sau khi thực hiện xong hoạt động, học sinh có:
- Nhân ái: Yêu quý bạn bè; quan tâm, động viên khích lệ bạn bè. - Năng lực tự chủ và tự học:
+ Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.
+ Hòa nhã với mọi người; không nói hoặc làm những điều xúc phạm người khác.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Biết cách kết bạn và giữ gìn tình bạn.
+ Nhận ra được những bất đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau; biết nhường bạn hoặc thuyết phục bạn.- Nhận diện được những bất đồng, xích mích, vấn đề giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau.
- Nêu được một số cách giải quyết khi gặp bất đồng, xích mích và vấn đề giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau.
36
- Nhận diện được những bất đồng, xích mích, vấn đề trong tình huống được đưa ra.
- Thảo luận nhóm để tìm ra cách giải quyết cho tình huống được đưa ra. - Bổ sung nhận xét và nêu ý kiến cá nhân.
c) Dự kiến sản phẩm: HS nhận biết, tìm ra cách giải quyết những bất đồng,
xích mích, vấn đề giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau.
d) Tiêu chí đánh giá: Cách giải quyết tình huống. e) Phương pháp:
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp thuyết trình
f) Cách thực hiện:
- Học sinh được chia thành các nhóm 8 người.
- Mỗi nhóm sẽ được phát một tình huống đơn giản, có vấn đề về chủ đề tình bạn. Các học sinh trong nhóm sẽ thảo luận tìm ra vấn đề trong tình huống được đưa ra cùng cách giải quyết cho vấn đề đó trong khoảng thời gian 5 phút.
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày vấn đề cùng cách giải quyết vấn đề trong tình huống. Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và đóng góp ý kiến cho nhóm bạn.
- Nhóm có cách giải quyết hợp lí và được nhiều bạn bầu chọn nhất trong lớp sẽ là nhóm chiến thắng.
- GV tổng kết trò chơi và tuyên bố nhóm nào là “Người bạn bản lĩnh” để các bạn học tập theo, sau đó GV nhận xét, rút ra nội dung bài học từ hoạt động trò chơi.
g) Kết luận: Sau khi tham gia hoạt động này, HS đã nhận ra được những bất
đồng, xích mích giữa bản thân với bạn hoặc giữa các bạn với nhau và nêu được một số cách giải quyết khi gặp phải các tình huống trên.
3.3. Hoạt động 3: “Tình bạn” (Thời gian: 10 phút) Phương thức thể nghiệm,
tương tác.
37
- Trung thực: Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi và bảo vệ cái đúng, cái tốt; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình.
- Năng lực tự chủ và tự học: Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác.
b) Nội dung:
- Chia sẻ về người bạn mà bạn yêu quý nhất hoặc kỉ niệm cùng người bạn đó - Nêu một vài cách để giữ gìn tình bạn đó
- Nhận xét cách giữ gìn tình bạn và nêu ý kiến cá nhân
c) Dự kiến sản phẩm: HS chia sẻ về người bạn hoặc kỉ niệm về bạn và tìm ra
cách để giữ gìn một tình bạn tốt, đẹp.
d) Tiêu chí đánh giá:
- Cách trình bày
- Nêu được cách giữ gìn tình bạn
e) Phương pháp: Phương pháp thuyết trình f) Cách thực hiện:
- Mời một số HS lên chia sẻ trước cả lớp về một người người bạn mà em yêu quý hoặc một kỉ niệm về bạn của mình. Sau đó chia sẻ cách mà em giữ gìn tình bạn của mình.
- Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và góp ý.
- GV nhận xét, tổng kết, củng cố và rút ra bài học từ hoạt động trên.
g) Kết luận: Sau khi tham gia hoạt động này, HS đã nhận biết và bày tỏ được
tình cảm, cảm xúc của bản thân; biết chia sẻ tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác và nêu được những cách để giữ gìn tình bạn.
38