Lớp: 3
Nội dung: Hoạt động hướng nghiệp Phương thức: Thể nghiệm, tương tác Loại hình: Hoạt động giáo dục theo chủ đề Địa điểm tổ chức: Lớp học
Thời lượng: 35 phút/ 1 tiết
1. Mục tiêu: Sau khi hoàn thành bài học, học sinh có: 1.1. Phẩm chất chủ yếu:
- Yêu nước: Kính trọng người lao động.
- Chăm chỉ: Rèn luyện đức tính của bản thân phù hợp với nghề yêu thích.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Bộc lộ được sở thích, đức tính của bản thân
+ Có ý thức học tập những đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Nhận ra được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
1.3. Năng lực đặc thù
- Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.
- Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.
2. Chuẩn bị
2.1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đoạn clip về một số nghề nghiệp điển hình - Phiếu “Đức tính em cần”
2.2. Chuẩn bị của học sinh:
- Giấy, bút để thực hiện các hoạt động
3. Các hoạt động dạy học:
3.1. Hoạt động 1: Đức tính này là của ai? (Thời gian: 10 - 15 phút): Phương thức thể nghiệm, tương tác (trò chơi)
44 - Yêu nước: Kính trọng người lao động
- Có ý thức học tập những đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.
- Kể tên được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mà mình yêu thích.
- Nhận ra được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công.
b) Nội dung: học sinh liệt kê một số đức tính cần có của người lao động, sắp xếp
các đức tính đã liệt kê vào nghề nghiệp mà mình yêu thích sao cho phù hợp và nhận xét cho bạn.
c) Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của học sinh trên giấy
d) Tiêu chí đánh giá: học sinh liệt kê được các đức tính cần có của người lao
động và sắp xếp được các đức tính đó phù hợp với nghề nghiệp mà mình yêu thích (trong vòng 2 phút) và nhận xét được cho bạn.
e) Phương pháp:
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp - Phương pháp trực quan.
f) Cách thực hiện:
- Học sinh xem đoạn clip về một số nghề nghiệp điển hình để tìm ra những đức tính cần có của người lao động (trong 2 phút)
- Học sinh tự chia lớp thành 3 nhóm tương ứng với 3 dãy bàn. - Học sinh lắng nghe giáo viên giao nhiệm vụ:
+ Trong vòng 5 phút, lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ lên bảng và ghi lại những đức tính mà theo các em là cần có của người lao động tương ứng với 3 ô bảng đã được chia sẵn. Đáp án trong nhóm của học sinh lên sau không được trùng với bạn lên trước.
+ Hết 5 phút, cả lớp cùng giáo viên sửa, tổng hợp và liệt kê thêm các đức tính cần có của người lao động. Các đức tính đó sẽ được để nguyên trên bảng.( Dự kiến câu trả lời của học sinh: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, yêu nghề, yêu trẻ, trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, gan dạ, kiên trì, bao dung, quyết đoán,....)
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi lại các đức tính theo nhóm đã chia.
- Sau đó, mỗi học sinh sẽ lấy ra một tờ giấy ghi tên của mình, tên nghề nghiệp mà mình yêu thích và sắp xếp các đức tính trên bảng đúng với nghề nghiệp của mình vào trong giấy (trong vòng 2 phút).
45
- Những bạn có nghề nghiệp giống nhau sẽ trao đổi qua lại và nhận xét cho nhau bằng cách ghi tên mình ở góc trên và ghi đồng ý hay không đồng ý ở mỗi đức tính mà bạn liệt kê, có thể bổ sung thêm các đức tính mà bạn nhận xét cho là phù hợp. Sau đó, nộp lại tờ giấy cho giáo viên. Bạn nào không có nghề nghiệp trùng với các bạn khác sẽ do giáo viên phân chia các bạn nhận xét.
g) Kết luận: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh sẽ nhận biết được một số
đức tính cần có cho nghề nghiệp mà mình yêu thích. Từ đó, nhận ra được bản thân cần phải có những đức tính gì phù hợp với nghề nghiệp mà mình yêu thích.
3.2. Hoạt động 2: Em có được những đức tính gì? (Thời gian: 15 - 20 phút): Phương thức thể nghiệm tương tác (giao tiếp)
a) Mục tiêu: Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh:
- Chăm chỉ: Rèn luyện đức tính của bản thân phù hợp với nghề yêu thích. - Bộc lộ được sở thích, đức tính của bản thân
- Nhận ra được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích
b) Nội dung: Học sinh liệt kê ra giấy các đức tính của bản thân đã có, chia sẻ với bạn cùng bàn và điền phiếu “Đức tính em cần”
c) Dự kiến sản phẩm: Tờ giấy ghi câu trả lời của học sinh và phiếu “Đức tính em cần”
d) Tiêu chí đánh giá: Học sinh liệt kê được các đức tính của bản thân, tự đánh
giá lại thông qua 2 phiếu và điền được vào phiếu “Đức tính em cần” .
e) Phương pháp:
- Phương pháp giao tiếp
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp
f) Cách thực hiện:
- Học sinh liệt kê ra giấy các đức tính của bản thân đã có (có thể sử dụng các đức tính của hoạt động 1).
- Học sinh sẽ làm việc nhóm đôi với nhiệm vụ kể cho bạn cùng bàn nghe về đức tính của mình đã liệt kê và thuyết phục bạn cũng nghĩ là mình có những đức tính đó trong vòng 5 phút
+ Bạn cùng bàn sẽ lật mặt sau tờ giấy của bạn mình: ghi tên mình và ghi nhận đức tính mà mình thấy có ở bạn.
+ Hết 5 phút, cả 2 bạn nộp lại 2 tờ giấy cho giáo viên.
- Giáo viên sẽ phát lại cho học sinh 1 tờ giấy mà các em ghi đức tính ứng với nghề nghiệp ở hoạt động 1 và 1 tờ giấy đức tính, nhận xét của bạn ở hoạt động 2.
46
- Học sinh tự nhận xét và rút ra những đức tính cần cho nghề nghiệp mà mình yêu thích, những đức tính mình đã có đối với nghề nghiệp đó.
- Sau đó, học sinh liệt kê lại các đức tính cần có của nghề mà mình yêu thích, các đức tính bản thân đã có phù hợp với nghề, các việc nên làm để phát huy những đức tính đó ra phiếu giáo viên phát và nộp lại cho giáo viên.
- Tiết học sau, Giáo viên sẽ trả lại phiếu đó kèm nhận xét, góp ý, khích lệ học sinh.
g) Kết luận: Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh đã nhận ra được bản thân
mình đã có những đức tính nào phù hợp với nghề nghiệp mà mình yêu thích. Từ đó lên kế hoạch rèn luyện, phát huy cho những đức tính đó.
h) Phụ lục:
ĐỨC TÍNH EM CẦN TÊN:
Nghề nghiệp em yêu thích là... Một số đức tính cần có của nghề nghiệp đó:... Em đã có những đức tính phù hợp với nghề nghiệp đó như:... Em nghĩ mình cần làm gì để rèn luyện những đức tính mà em đã có?
...
47