Năng lực đƣợc hình thành và phát triển thông qua việc học tập, lao động và trong hoạt động thực tiễn. Năng lực không phải là tƣ chất bẩm sinh của con
ngƣời, để tự nhiên con ngƣời có thể thực hiện tốt một việc nào đó mà nó là sự
kết hợp những tƣ chất vốn có của con ngƣời và kết quả hoạt động của ngƣời đó. Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: “Năng lực là tổng hợp các
đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao”
[14, tr.118].
Theo cách tiếp cận hành chính học, năng lực đƣợc hiểu là: “Khả năng về
thể chất và trí tuệ của cá nhân con ngƣời hoặc khả năng của tập thể có tổ chức tự tạo lập và thực hiện đƣợc các hành vi xử sự của mình trong các quan hệ xã hội, nhằm thực hiện đƣợc mục tiêu, nhiệm vụdo mình đề ra hoặc do nhà nƣớc hay chủ thể khác ấn định với kết quả tốt nhất” [28].
Theo đó năng lực đƣợc hiểu là sự liên kết mang tính tổng hợp giữa kiến thức, kỹnăng và thái độ, có ảnh hƣởng đến công việc; chúng tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Quan điểm đƣợc nhiều ngƣời đồng tình: “Năng lực là tổng hợp những kiến thức, kỹnăng, thái độ cho phép một cá nhân thực hiện các hoạt động gắn với nhiệm vụ của mình ở một cấp độ hiệu suất nhất định” [21, tr.20].
Năng lực cá nhân (không gắn với công việc cụ thể) đƣợc xác định bởi 3 yếu tố bao gồm:
Kiến thức: Đó là những hiểu biết cá nhân có đƣợc về những vấn đề khác nhau của cuộc sống. Tùy theo mức độ mà kiến thức này đƣợc đánh giá ở các cấp khác nhau. Trong xã hội hiện đại, kiến thức chủ yếu đƣợc hình thành qua
con đƣờng giáo dục và tự giáo dục.
Kỹ năng: Kỹ năng là cách thức làm việc qua đó cho thấy năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân, một tổ chức về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó, đƣợc sử dụng để giải quyết tình huống hay các công việc phát sinh trong cuộc sống, mức độ thành thạo tối thiểu đểlàm đƣợc một công việc
đƣợc giao đạt kết quả nhƣ mong muốn. Đây là yếu tố quan trọng, thậm chí là rất cơ bản để tạo nên năng lực làm việc của cán bộ. Thiếu kỹnăng ngƣời ta sẽ
rất khó có thể làm tốt công việc nhƣ mong muốn.
Con ngƣời có thể làm đƣợc nhiều việc, trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, mức độ trôi chảy, làm đƣợc ngay từ đầu không phải luôn có với một ngƣời trên từng loại công việc. Họ có thể làm tốt một việc này nhƣng không thể làm trôi chảy, làm tốt một việc kia mặc dù hai công việc này cùng đều dựa trên một nền tảng kiến thức, mức độ hiểu biết mà con ngƣời có. Điều đó cũng đồng nghĩa với cách hiểu là con ngƣời có nhiều cấp độ kỹ năng khác nhau.
Kỹ năng của một con ngƣời có đƣợc phải thông qua thực thi các loại công việc. Nếu nhƣ kiến thức có thể có đƣợc thông qua học tập, đào tạo và bồi
dƣỡng, thì kỹnăng có đƣợc phải thông qua thực hành. Một ngƣời có kiến thức
đã học, về nguyên tắc có thể có khả năng làm đƣợc công việc cụ thể thuộc
lĩnh vực kiến thức đã học. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là mức độ “tối thiểu, thấp nhất có thể”. Họ phải thực hành và thông qua thực hành, có thể cả trên lớp học hoặc thực tiễn mới hình thành từng bƣớc, từng cấp độ của kỹnăng và trên
từng lĩnh vực cụ thể.
Cách thức ứng xử, giao tiếp, quan hệ: Đây là yếu tố thứ ba xác định
đƣợc năng lực của một con ngƣời. Những biểu hiện về quan hệ, ứng xử, giao tiếp, nói, nghe là những biểu hiện của hành vi. Hành vi của một ngƣời chịu
ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, đƣợc thể hiện thông qua những hoạt động cụ thể. Có những hành vi ứng xử, giao tiếp, quan hệ mang tính cách của cá nhân con
ngƣời, tính cách đó khá nhiều trƣờng hợp khó thay đổi nhƣng đồng thời nhiều loại hành vi chịu tác động của môi trƣờng và các bên có liên quan trong quan hệ. Con ngƣời sẽ thành công hay thất bại cũng sẽ phụ thuộc vào hành vi mà chính họ có trong mối quan hệ với các cá nhân khác.
Năng lực đòi hỏi phải đáp ứng với yêu cầu thực tiễn công việc nên việc
xác định năng lực phải gắn liền với các vị trí công việc cụ thể. Trong tổ chức có nhiều loại công việc khác nhau. Tuy nhiên, phải xác định rõ những yêu cầu mang tính tối thiểu để có thể làm đƣợc công việc đó. Có 3 yêu cầu cơ bản để
thực thi công việc:
- Kiến thức tức mức độ am hiểu về công việc cũng nhƣ những gì có liên
quan đến công việc đó mà bất cứ ai ngồi vào đó đều phải có. Có thể mô tả
kiến thức thông qua đòi hỏi bằng cấp.
- Kỹnăng thể hiện đòi hỏi mức độ tối thiểu để có thể làm đƣợc công việc
đó ở mức mong đợi tối thiểu. Thông thƣờng bằng cấp chỉ ra một số yếu tố có thể, nhƣng có thể đòi hỏi kinh nghiệm.
- Cách thức ứng xử, giao tiếp, quan hệ giữa các bên có liên quan trong quá trình thực thi công việc.
Năng lực cá nhân và năng lực thực thi công việc cụ thể đƣợc giao cho một cá nhân hoàn toàn khác nhau. Một ngƣời có năng lực nhƣng lại không làm tốt công việc đƣợc giao. Một ngƣời chỉ có thể tìm đƣợc việc nếu có năng
lực cá nhân phù hợp, thích ứng với năng lực công việc. Do đó, nhà quản lý ngoài việc quan tâm đến năng lực cá nhân, cần phải quan tâm đến sự phù hợp của năng lực cá nhân với đòi hỏi, yêu cầu để thực thi công việc đƣợc giao.
Đây cũng chính là cơ sở để khảo sát, đánh giá liệu một cá nhân (công chức
Văn phòng - Thống kê) có đủ năng lực đáp ứng đƣợc đòi hỏi, yêu cầu đối với công việc đƣợc giao (năng lực thực thi công việc). Việc quản lý nhân sự và phân công bố trí công việc đòi hỏi các nhà quản lý nhân sự cũng nhƣ các nhà
quản lý chuyên môn phải thực sự quan tâm đến tất cả yếu tố. Đây là thách
thức hiện nay của khu vực công khi nghiên cứu năng lực và năng lực thực thi công việc cũng nhƣ xác định đúng, cụ thể, chi tiết yêu cầu thực thi công việc.
Năng lực thực thi công vụ là khảnăng mà ngƣời công chức nhà nƣớc cần phải có để thực hiện công việc đƣợc giao, để xử lý một tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trƣờng xác định. Nhƣ vậy tức là
ngƣời công chức phải biết tổng hợp tất cả kiến thức, kỹnăng, thái độ, hành vi,
cá tính đểđạt đƣợc các mục tiêu và mục đích cụ thể.
Công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã là chức danh công chức cụ thể
trong hệ thống chức danh cán bộ, công chức hành chính nhà nƣớc. Trên cơ sở định nghĩa trên, đề tài luận văn định nghĩa năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã nhƣ sau: Năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã là khả năng sử dụng tổng hợp các yếu tố như: Kiến thức, kỹ năng và cách thức ứng xử, giao tiếp, quan hệ giữa
các bên có liên quan để giải quyết công việc, khả năng sử dụng các công cụ như chính sách, pháp luật và các phương tiện quản lý của công chức Văn
phòng - Thống kê cấp xã nhằm đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ được UBND cấp xã giao một cách có hiệu quả.
Theo đó năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã đƣợc xác định thông qua:
- Kiến thức của cá nhân công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã cần phải có để có thể hoàn thành công việc đƣợc giao.
- Những kỹnăng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã cần phải có để
giải quyết tốt nội dung công việc đƣợc giao.
- Thái độ, hành vi ứng xử công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã cần
có để thực thi công việc đƣợc giao.
Sự kết hợp ba nhóm yếu tố trên để đạt đƣợc kết quả theo yêu cầu trong quá trình thực thi công vụ. Bên cạnh ba yếu tố trên, còn có một số yếu tố khác
Tuy nhiên, ba nhóm yếu tố kiến thức, kỹ năng và thái độ vẫn là quan điểm
đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu và công nhận.