Công tác kiểm tra, đánh giá năng lực thực thi công vụ của công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng thống kê các phường, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 47)

Văn phòng - Thng kê

Kiểm tra, đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức là yếu tốảnh

hƣởng không nhỏ tới năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã. Đó là việc xem xét tiến độ, hiệu quả, chất lƣợng hoạt động công vụ trong thực tiễn; là cơ sở quyết định trong công tác quản lý, sử dụng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã một cách có hiệu quả nhằm phát huy tối đa năng lực của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã trong hoạt động thực thi công vụ. Nếu không thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời công tác kiểm

tra, đánh giá về kiến thức, kỹnăng, tiến độ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ thì sẽ

không thể đánh giá chính xác vềnăng lực thực thi công vụ của công chức Văn

phòng - Thống kê cấp xã dẫn đến việc sử dụng công chức không hợp lý.

Do vậy, cần tăng cƣờng chất lƣợng công tác kiểm tra, đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã với những tiêu chí chi tiết, rõ ràng, cụ thểvà đƣợc thực hiện một cách dân chủ, công khai gắn với chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện.

1.3.5. Môi trường, điều kiện, phương tiện làm vic

Là nơi công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã thực thi công vụ, công sở có tác động không nhỏ đến nhận thức, tâm lý của ngƣời công chức. Các

điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhƣ: phòng làm việc, biển hiệu công chức, thẻ công chức, bảng nội quy, trang phục… luôn hàng ngày tác động trực tiếp tới công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã . Do đó, nếu công sở đƣợc trang bịđầy đủ, ngăn nắp, khoa học thì luôn có tác dụng hỗ trợ ngƣời công chức hoàn thành công vụ đƣợc giao, nhắc nhở ngƣời công chức có hành vi ứng xử đúng đắn trong quan hệ với đồng nghiệp, đặc biệt là với nhân dân.

Ngƣợc lại, nếu những điều kiện về vật chất không đƣợc bảo đảm thì ngƣời công chức vừa khó có thể hoàn thành nhiệm vụ, vừa hình thành tâm lý chán nản, kém nhiệt huyết, ảnh hƣởng đến đạo đức công vụ.

Sự dân chủ, minh bạch, công khai trong hoạt động tại nơi làm việc cũng có tác động trực tiếp và sâu sắc đến năng lực thực thi công vụ của công chức

Văn phòng - Thống kê cấp xã. Nếu trong cơ quan, mọi hoạt động luôn đƣợc công khai, minh bạch, sự dân chủ đƣợc tôn trọng thì sẽ tạo điều kiện để nhân viên, thậm chí nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ, dám thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, bất hợp lý hoặc sai phạm trong hoạt động công vụ, nhờ đó pháp luật đƣợc thực thi, đạo đức công vụđƣợc tôn trọng, nâng cao.

Trong công sở, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp cũng tác động không nhỏ đến năng lực thực thi công vụ. Nếu các đồng nghiệp luôn tôn trọng, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị sẽ nâng

cao đƣợc năng lực thực thi công vụ của công chức. Ngƣợc lại, khi giữa các

đồng nghiệp có sự kỳ thị, chia rẽ, mâu thuẫn hoặc thiếu sự hợp tác, giúp đỡ

lẫn nhau sẽ tạo ra những rào cản cho thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị

và gây tâm lý chán nản hoặc những hành vi trái với đạo đức công vụ của công chức.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã hệ thống lại một số vấn đề lý luận chung về công chức Văn

phòng - Thống kê cấp xã và năng lực thực thi công vụ của công chức Văn

phòng - Thống kê cấp xã. Tác giả đã làm rõ khái niệm công chức cấp xã nói chung và công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã nói riêng; qua đó xác định

đặc điểm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã trong hoạt động của chính quyền địa phƣơng cấp xã. Công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trịcơ sở, vừa là bộ phận giúp UBND thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình

trong các lĩnh vực, vừa là ngƣời trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe những yêu cầu, thắc mắc chính đáng của ngƣời dân, tuyên truyền, vận động,

hƣớng dẫn nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Tác giả cũng lý giải làm rõ khái niệm năng

lực, năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã và từ đó xác định rõ các tiêu chí đánh giá, yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã.

Toàn bộ nội dung cơ sở lý luận ở chƣơng 1 sẽ đƣợc sử dụng để giải quyết các nội dung ở chƣơng 2 và chƣơng 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ

CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG - THỐNG KÊ CÁC PHƢỜNG

Ở QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Khái quát vềđặc điểm, tình hình quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kin t nhiên

Quận Hoàng Mai là một vùng đất nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp quận Hai Bà Trƣng, phía Đông giáp Sông Hồng nhìn sang huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; phía Nam giáp huyện Thanh Trì.

Quận Hoàng Mai đƣợc thành lập theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, dựa trên diện tích và dân số của toàn bộ 9 xã: Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Lĩnh

Nam, Trần Phú, Vĩnh Tuy, Yên Sở và 55 ha diện tích của xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì cộng với diện tích và dân số của 5 phƣờng Mai Động,

Tƣơng Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thuộc quận Hai Bà Trƣng. Hoàng Mai vốn trƣớc là vùng đất thuộc huyện Thanh Trì. Vùng Hoàng Mai có tên Nôm là Kẻ Mơ và tên chữ là Cổ Mai, vì mai là tiếng Hán của mơ, do trƣớc kia nơi đây ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng trồng cây mai. Lại có rất nhiều các giống mai đƣợc trồng nên ta có thể giải thích lại có một loạt các

địa danh nhƣ: Tƣơng Mai, Thanh Mai, Hồng Mai, Bạch Mai, Hoàng Mai...

Năm 1390, danh tƣớng Trần Khát Chân sau khi có công giết chết vua Chiêm là Chế Bồng Nga và đánh tan quân Chiêm Thành đã đƣợc ban thái ấp

ởvùng đất Cổ Mai.

Việc thành lập quận Hoàng Mai đã nằm trong quy hoạch đến năm 2020

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004, bộ máy hành chính và các thiết chế tƣơng ứng của chính quyền và đoàn thể cũng đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt

động. Về tổ chức Đảng, Đảng bộ quận Hoàng Mai đã đƣợc thành lập với 26 uỷ

viên Ban chấp hành lâm thời do Thành uỷ chỉ định với 53 chi bộ Đảng bộ trực thuộc.

Hiện nay, Hoàng Mai là một quận có tốc độđô thị hóa nhanh, với các

công trình nhà chung cƣ cao tầng và các khu đô thị mới đang hoàn thiện nhƣ: Định Công, Bắc Linh Đàm, Nam Linh Đàm, Đại Kim, Kim Văn - Kim Lũ, Đền Lừ, Đồng Tầu, Pháp Vân Tứ Hiệp, Thịnh Liệt.

Quận Hoàng Mai có diện tích 4.104,10 ha (41,04 km²), dân số trên

380000 ngƣời, gồm 14 phƣờng: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tƣơng Mai, Vĩnh Hƣng, Yên Sở.

2.1.2. Đặc điểm v kinh tế - xã hi

Quận Hoàng Mai là quận có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh nhất trong số các quận huyện mới của thủ đô, với hàng loạt khu đô thị nhƣ Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đền Lừ, Kim Văn - Kim

Lũ, Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Ao Sào, Thịnh Liệt, Đại Kim - Định Công, Tây Nam hồLinh Đàm, Tây Nam Kim Giang… cùng hàng loạt chung cƣ trên đƣờng Lĩnh Nam, đƣờng Tam Trinh, đƣờng Pháp Vân nhƣ Gamuda City,

Hateco Yên Sở, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, The Manor Central Park…

Về kinh tế:

Trong những năm qua, quận Hoàng Mai đã vƣơn lên, phát triển khá toàn diện về nhiều mặt, trong đó kinh tế luôn tăng trƣởng cao, tỷ lệ tăng trƣởng

Năm 2004, tổng giá trị sản xuất chỉđạt 6.919 tỷđồng; năm 2008 đã nâng

lên 12.377 tỷ đồng, tăng 79%; đến năm 2016 ƣớc đạt 26.813 tỷ đồng, tăng

216 % so với năm 2008.

Thu ngân sách năm 2004 đạt 90,175 tỷ đồng thì đến năm 2008 đạt 653,091 tỷđồng, tăng gấp 7,2 lần; năm 2016 thu ngân sách đạt 3.480 tỷđồng,

tăng 5,3 lần so với năm 2008.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng ngành

thƣơng mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành nông nghiệp - thủy sản.

Năm 2016, tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn

tăng 13,47% so với năm 2015, trong đó: giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng ƣớc đạt 15.128 tỷđồng, tăng 10,36%; giá trị sản xuất ngành thƣơng

mại - dịch vụ ƣớc đạt 11.499 tỷ đồng, tăng 18,07%; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thủy sản ƣớc đạt 186 tỷđồng, tăng 1,64%.

Hiện nay, trên địa bàn quận Hoàng Mai có 10.775 doanh nghiệp đang

hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó số doanh nghiệp thành lập mới trong

năm 2016 là 1.900 doanh nghiệp (tăng 21% so với năm 2015).

Về nông nghiệp:

Quận tập trung đầu tƣ có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật vùng bãi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt 160 ha cây trồng, nâng cao năng suất diện tích 20,09 ha nuôi trồng thủy sản. Củng cố, hỗ

trợ và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp.

Về giao thông vận tải:

Quận Hoàng Mai là một đầu mối giao thông quan trọng của cả thành phố khi nơi đây có hai bến xe lớn: ga đƣờng sắt Giáp Bát và bến xe ô tô phía Nam. Ngoài ra, trên địa bàn quận có đƣờng giao thông đƣờng thuỷ Sông

Hồng nối mạch giao thông giữa quận Hoàng Mai với các tỉnh phía Bắc, phía

Tây và phía Nam; có các đƣờng giao thông quan trọng đi qua quốc lộ 1A, 1B,

đƣờng vành đai 3, cầu Thanh Trì...

Về giáo dục - đào tạo:

Trên địa bàn quận hiện có 29 trƣờng thuộc khối trƣờng mầm non, 17

trƣờng thuộc khối trƣờng tiểu học, 16 trƣờng thuộc khối trƣờng Trung học cơ

sở ( trong đó có 13 trƣờng đã đạt chuẩn Quốc gia nhƣ Trƣờng Mầm non Yên Sở, Trƣờng Mầm non thực hành Linh Đàm...)

Hệ thống các trƣờng dạy nghề của quận cũng đã và đang phát triển, góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho quận và thành phố.

Về y tế:

Trên địa bàn quận Hoàng Mai hiện có 3 phòng khám và 14 trạm y tế phƣờng. Ngoài ra còn có các Đội y tế dự phòng và Đội chăm sóc sức khoẻ

sinh sản hiện đang hoạt động trên địa bàn Quận.

Danh lam thắng cảnh:

Trên địa bàn quận Hoàng Mai có 56 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có

một số di tích nổi tiếng nhƣ: Chùa Nga My, chùa Liên Đàm, chùa Lủ, đền Lƣ Giang, đình Thanh Trì, đình Hoàng Mai, Miếu Gàn...

Quận Hoàng Mai có nhiều làng nghề góp phần tạo nên một nét rất riêng của Hà Nội nhƣ làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (Phƣờng Thanh Trì), làng

rƣợu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, làng bún ốc Pháp Vân (Phƣờng Hoàng Liệt), làng đậu phụ mơ (Phƣờng Mai Động)… Ngoài ra, nhiều phƣờng của quận Hoàng Mai còn nổi tiếng với các nghề trồng hoa, rau sạch (Phƣờng Vĩnh Hƣng, Lĩnh Nam), làng cá Yên Sở(Phƣờng Yên Sở)...

2.1.3. Đánh giá chung

Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên

thông vận tải... cùng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của các cấp, các ngành, sự đồng lòng của nhân dân trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Hoàng Mai đã và đang có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, đạt đƣợc các thành tựu quan trọng về kinh tế - văn hóa - xã hội, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Song cũng không tránh khỏi những khó

khăn, hạn chế do tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng, phân hóa giàu

nghèo, trình độ dân trí tại các địa phƣơng...

Trong những năm gần đây công cuộc cải cách hành chính trên địa bàn quận tiếp tục đƣợc chú trọng thực hiện. Các thủ tục hành chính đƣợc công

khai và đơn giản hóa, bên cạnh đó quận Hoàng Mai còn chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm và đổi mới phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, thực thi nhiệm vụ của cơ quan nhà nƣớc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Sự phát triển mạnh mẽ của quận Hoàng Mai trong nhiều năm gần đây về

tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong chính quyền các phƣờng nói riêng, trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc nói chung phải ngày càng hoàn thiện và nâng cao

hơn nữa vai trò của ngƣời cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan công

quyền của nhà nƣớc, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của hoạt động quản lý trong tình hình mới.

2.2. Khái quát về đội ngũ công chức Văn phòng - Thống kê các phƣờng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Cùng với sự lớn mạnh của thành phố Hà Nội nói chung, quận Hoàng Mai nói riêng, hiệu quả công tác của chính quyền cơ sở và chất lƣợng đội ngũ

cán bộ, công chức trên địa bàn quận đã và đang có những chuyển biến tích cực. Trong đó, bộ máy quản lý nhà nƣớc tại các phƣờng đã và đang từng bƣớc

đƣợc củng cố; đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đƣợc tăng thêm về số lƣợng và chất lƣợng; trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng làm việc đƣợc nâng cao, ý thức phục vụ nhân dân, tinh thần trách nhiệm trong công việc đã dần

đƣợc cải thiện.

Theo số liệu tổng hợp báo cáo của Phòng Nội vụ quận Hoàng Mai tính

đến 31/12/2016, thực trạng đội ngũ công chức Văn phòng - Thống kê các

phƣờng ở quận Hoàng Mai nhƣ sau: Số lƣợng công chức Văn phòng - Thống kê của 14 phƣờng là 35 ngƣời.

2.2.1. Xét v cơ cấu giới tính, độ tui, t l đảng viên và thâm niên đảm nhn chc danh

Bng 2.1. Số lượng, giới tính, độ tuổi, tỷ lệ đảng viên và thâm niên đảm nhận chức danh của đội ngũ công chức Văn phòng - Thống kê các phường thuộc quận Hoàng Mai tính đến 31/12/2016.

Đơn vịtính: Người Tổng số/Tỷ lệ Giới tính Độ tuổi Đảng viên

Thâm niên đảm nhiệm chức danh Nam Nữ Dƣới 30 tuổi Từ 30 đến 45 tuổi Từ 46 tuổi đến 60 tuổi Dƣới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm 35 6 29 2 30 3 32 6 17 12 100% 17,1 82,9 5,7 85,7 8,6 91,4 17,1 48,6 34,3

“Nguồn: Phòng Nội vụ quận Hoàng Mai năm 2016”

Về giới tính, sốlƣợng công chức Văn phòng - Thống kê là nam chỉ có 06

ngƣời, công chức Văn phòng - Thống kê là nữ có 29 ngƣời, điều này cho thấy có sự chênh lệch về giới tính trong đội ngũ công chức Văn phòng - Thống kê

Về cơ cấu độ tuổi và thâm niên đảm nhiệm chức danh công chức Văn

phòng - Thống kê, qua kết quả thống kê tại Bảng 2.1, sốlƣợng công chức Văn

phòng - Thống kê các phƣờng ở quận Hoàng Mai ở độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng thống kê các phường, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)