phòng - Thống kê cấp xã
Dựa trên cơ sở phân tích ở trên về năng lực thực thi công vụ, tiêu chí
đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã gồm bốn tiêu chí:
- Tiêu chí 1: Trình độ của công chức Văn phòng - Thống kê.
- Tiêu chí 2: Mức độ thành thạo chuyên nghiệp trong quá trình giải quyết công việc của công chức Văn phòng - Thống kê.
- Tiêu chí 3: Mức độ hài lòng về thái độ, hành vi của công chức Văn
phòng - Thống kê.
- Tiêu chí 4: Mức độ hoàn thành nhiệm vụđƣợc giao của công chức Văn
phòng - Thống kê.
1.2.2.1. Trình độ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã cần phải
có để có thể hoàn thành công việc được giao
Trình độ học vấn không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt
động của công chức Văn phòng - Thống kê nhƣng đây là tiêu chí quan trọng
ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý trong đội ngũ này. Nó là nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu đƣờng lối, chủtrƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nƣớc; là tiền đề tổ chức thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách,
pháp luật vào trong cuộc sống. Hạn chế về trình độ học vấn sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các chủtrƣơng, chính sách, các quy định của pháp luật, cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã. Do đó, trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý nhà nƣớc của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã.
Về trình độvăn hóa:
Đƣợc đánh giá thông qua những văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm có các bậc học nhƣ: Tiểu học cơ sở, Trung học cơ sở và cuối cùng là Trung học phổ thông; là nền tảng cơ bản cho việc tiếp thu kiến thức và hình thành nhân cách, hành vi ứng xử của mỗi cá nhân đối với ngƣời khác. Do đó, ngƣời có trình độvăn hóa cao sẽ có năng lực giải quyết công việc và cách ứng xử tốt hơn so với ngƣời có trình độ văn hóa thấp hơn, điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng kết quả công việc. Theo quy định tại Thông tƣ số 06/2012/TT- BNV yêu cầu trình độ văn hóa của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
“tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi” [7, tr.1].
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định đƣợc biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đây là những kiến thức mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không đƣợc thiếu khi giải quyết công việc của mình. Công chức
Văn phòng - Thống kê cấp xã có trình độ chuyên môn giỏi sẽ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất và ngƣợc lại nếu không có trình độ chuyên
môn, ngƣời đó sẽ không thể hoàn thành công việc. Nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã nhận thức rõ hơn
vai trò, trách nhiệm của mình trong hoạt động của UBND. Từ đó trang bị đầy
đủ các kỹ năng về nghiệp vụ văn phòng, kỹ năng xử lý công việc và các kỹ năng giao tiếp với nhân dân. Theo quy định tại Thông tƣ số 06/2012/TT-BNV yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã “tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm” [7, tr.2].
Trình độ lý luận chính trị là một trong những yêu cầu về kiến thức rất quan trọng mà đội ngũ công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã cần phải có. Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trƣờng giai cấp công nhân của cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng. Thực tế cho thấy nếu công chức Văn phòng - Thống kê có lập trƣờng chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tƣởng cách mạng thì sẽ đƣợc nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động đƣợc nhân dân thực hiện tốt các chủtrƣơng, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nƣớc. Ngƣợc lại, nếu công chức Văn phòng - Thống kê nào lập trƣờng chính trị không vững vàng, hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hóa, biến chất sẽđánh
mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc thấp. Tại Thông
tƣ số 06/2012/TT-BNV chƣa quy định cụ thể về trình độ lý luận chính trị đối với công chức nói chung và công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã nói riêng, mà mới chỉ dừng ở việc xác định:“sau khi được tuyển dụng phải hoàn
thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trịtheo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm” [7, tr.2].
Về trình độ quản lý hành chính nhà nƣớc:
Quản lý nhà nƣớc là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nƣớc. Đó là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải
có để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý. Quản lý vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên yêu cầu các cán bộ, công chức phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể. Thực tế cho thấy trong quá trình quản lý chỉ đạo dựa vào kinh nghiệm thôi
chƣa đủ mà phải đƣợc trang bịđầy đủ kiến thức và kỹnăng quản lý nhà nƣớc,
để qua đó nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc. Hiện nay, hạn chế lớn nhất của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã là trình độ quản lý nhà nƣớc, để
nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc thì cần phải nhanh chóng đào tạo, bồi
dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc cho công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã. Tuy nhiên, tại Thông tƣ số 06/2012/TT-BNV chƣa quy định cụ thể trình
độ quản lý nhà nƣớc đối với công chức nói chung và công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã nói riêng, mà mới chỉ dừng ở việc xác định:“sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành
chính nhà nước theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện
đảm nhiệm” [7, tr.2].
Về trình độ tin học văn phòng:
Là những kiến thức căn bản về tin học văn phòng, khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính, soạn thảo văn bản hành chính trên máy vi tính, khả năng ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính và trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Có trình độ tin học sẽ giúp cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Theo quy định tại Thông tƣ số
06/2012/TT-BNV yêu cầu trình độ tin học đối với công chức nói chung và công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã nói riêng là “có chứng chỉ tin học
văn phòng trình độ A trởlên” [7, tr.2].
1.2.2.2. Mức độ thành thạo chuyên nghiệp trong quá trình giải quyết công việc của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của công chức Văn
phòng - Thống kê cấp xã trong thực thi công vụ. Kỹ năng quản lý nhà nƣớc của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã là khả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực ở cơ sở. Khi công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã có khả năng sử dụng thuần thục kiến thức của bản thân để
giải quyết các tình huống hay công việc sẽ giúp đem lại chất lƣợng thực thi nhiệm vụ. Đối với công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã đòi hỏi cần phải
có những kỹnăng nhƣ: Kỹnăng thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông
tin; kỹnăng áp dụng quy định pháp luật vào giải quyết công việc; kỹnăng sử
dụng máy vi tính và soạn thảo văn bản; kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng giao
tiếp công vụ, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng tổ chức... Công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã phải thƣờng xuyên tiếp xúc với công dân, trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để giải quyết công việc mà nhân dân đề
nghị. Chính vì vậy để đảm bảo cho việc thực thi công vụ, công chức Văn
phòng - Thống kê phải áp dụng kỹ năng phù hợp trong giao tiếp và ứng xử
với nhân dân. Bên cạnh đó, mỗi công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã cần có kỹnăng giải quyết linh hoạt, phù hợp với từng tình huống cụ thể và có kỹ năng phối hợp với tập thể, cá nhân khác có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của chính quyền cơ sở. Nếu kỹ năng quản lý nhà nƣớc của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã không tốt thì giải quyết công việc mất nhiều thời gian và hiệu quả quản lý nhà nƣớc thấp; nếu kỹ năng quản lý nhà
nƣớc của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã tốt, thì họ sẽ giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả quản lý nhà nƣớc sẽ cao.
Kinh nghiệm thực tiễn cũng là yếu tố quan trọng của năng lực, bởi vì
năng lực của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển thông qua hoạt động thực tiễn và sự tích cực trong hoạt động đó. Trong nhiều trƣờng hợp, kinh nghiệm lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Kinh nghiệm ở đây là kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, đƣợc đánh giá
bằng thời gian và công việc mà cá nhân đã trải nghiệm, bao gồm sự hiểu biết chung của cá nhân vềcon ngƣời và xã hội, về hành vi ứng xử, về lối sống, đặc biệt là những kinh nghiệm xử lý, tiến hành những gì liên quan đến công việc mà cá nhân đảm trách. Nhờ có kinh nghiệm mà công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã xử lý tốt hơn các tình huống công việc, tránh đƣợc những sai
sót đã từng vấp phải trƣớc đây, chủ động, tự tin trong cách giải quyết công việc đƣợc giao.
1.2.2.3. Mức độ hài lòng về thái độ, hành vi của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã
Thái độ, hành vi chính là quan điểm, là ý thức, là tính cách, là đạo đức,
là văn hóa của công chức. Đó là khả năng làm chủ đƣợc thái độ, hành vi của công chức trong hoạt động thực thi công vụ, giải quyết công việc nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã cùng với những công chức cấp xã khác là những ngƣời thƣờng xuyên làm việc, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, giải quyết công việc nhân dân đề nghị do vậy công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã cần phải có thái độ, tác phong lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; có văn hóa, đạo đức, tạo ấn tƣợng tốt, gần gũi, cởi mở, tôn trọng, tận tụy với nhân
dân; không đƣợc cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn phiền hà cho nhân dân
khi đến liên hệ giải quyết công việc. Khi giải quyết công việc, công chức Văn
phòng - Thống kê cấp xã cần phải hƣớng dẫn cho nhân dân thực hiện theo
đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo thời gian theo quy định, thấu tình đạt lý. Công chức khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự và phải đeo thẻ công chức trong quá trình làm việc, tiếp xúc với nhân dân. Trong
cơ quan, phải đoàn kết, gần gũi, cởi mở, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công tâm đánh giá, nhận xét trung thực, khách quan, đoàn kết và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan. Sự hài lòng của công dân, đồng nghiệp về thái độ, hành vi của công chức Văn phòng - Thống kê sẽ tạo đƣợc niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc mà còn là sự thể hiện năng
lực của công chức Văn phòng - Thống kê, giúp cho công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã có thể nhanh chóng, dễ dàng triển khai thực hiện nhiệm vụ
ngừng học tập, rèn luyện, tu dƣỡng và tích lũy về kỹ năng giao tiếp hành
chính, đạo đức công vụ.
1.2.2.4. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của công chức Văn
phòng - Thống kê cấp xã
Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã chính là cách ghi nhận chính thức của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã trong một năm. Thông qua việc thực hiện quy trình đánh giá, công
chức Văn phòng - Thống kê cấp xã đƣợc đánh giá và phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo bốn mức sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụnhƣng còn hạn chế về năng lực. - Không hoàn thành nhiệm vụ.
1.3. Những yếu tốảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công chức
Văn phòng - Thống kê cấp xã
Chủ tịch HồChí Minh đã nói: “Năng lực của con ngƣời không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, mà phần lớn do công tác, do luyện tập mà có” [15].
Năng lực không phải là tƣ chất bẩm sinh thuần vốn có của con ngƣời, mà là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con ngƣời.
Do đó, năng lực công chức không phải là yếu tố bất biến, nó đƣợc tích lũy và thay đổi theo thời gian và chịu tác động của nhiều yếu tố, năng lực công chức nói chung, công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã nói riêng ảnh hƣởng bởi những yếu tố sau:
1.3.1. Cơ chế tuyển dụng
Có thể nói tuyển dụng là bƣớc đầu tiên và có ảnh hƣởng quyết định tới việc hoạt động của chính quyền cấp xã nơi sử dụng công chức nói chung.
Tuyển dụng là việc thực hiện đánh giá những ngƣời có nguyện vọng để đƣa vào làm việc tại cơ quan, tổ chức có nhu cầu nhân lực thông qua các
phƣơng thức khác nhau. Theo đó, tuyển dụng công chức là công việc của cơ
quan có thẩm quyền nhằm tiến hành đánh giá những ngƣời có nguyện vọng trở thành công chức theo các trình tự, thủ tục và phƣơng thức do pháp luật
quy định để lựa chọn những ngƣời có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có khả năng đáp ứng đƣợc vị trí việc làm, tuyển chọn đƣợc những ngƣời thực sựcó đức có tài vào làm việc trong cơ quan có nhu cầu về nhân lực.
Theo quy định của Điều 63 Luật cán bộ, công chức đối với công chức cấp xã có hai phƣơng thức tuyển dụng: “Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển, đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì
có thể đƣợc tuyển dụng thông qua xét tuyển [17, tr.19].
Để công tác tuyển dụng công chức đạt chất lƣợng cao, trong quá trình tuyển dụng cần bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật: Tất cả
mọi thông tin vềđiều kiện, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chuyên ngành tuyển dụng, nội