Thực hiện tốt các chế độ và chính sách đối với đội ngũ công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng thống kê các phường, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 101)

Văn phòng - Thống kê các phường

Một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của

đội ngũ công chức cấp xã đó là ban hành các chính sách khen thƣởng, kỷ luật, tạo động lực lao động hợp lý cho công chức cấp xã dựa trên việc thực thi công việc đƣợc giao. Việc ban hành các chính sách hợp lý không chỉ tạo động lực

chính sách kỷ luật nghiêm ngặt. Hiện nay, tình trạng “chảy máu chất xám”,

cùng với sự thiếu hụt cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn cao

đang là một vấn đề rất lớn. Tình trạng công chức có trình độ chuyên môn khá giỏi không mặn mà vào làm việc trong các cơ quan công vụ, đặc biệt là ở cấp xã. Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là chế độ, chính

sách đối với công chức cấp xã còn quá thấp, chƣa hợp lý. Vậy để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, ngoài tiền lƣơng cần hỗ trợ thêm cho công chức cấp xã một khoản tiền bằng việc trích từ hoạt động kinh tế công, các khoản tiết kiệm chi

phí thƣờng xuyên theo cơ chế khoán chi ngân sách và tự chủ tài chính ở cơ sở đƣợc quy định trong Nghịđịnh số130/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Hai là, xây dựng các chế độđãi ngộ, khen thƣởng đối với công chức cấp

xã đạt thành tích cao trong quá trình thực thi công vụ và có các chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm thực hiện công vụ. Khen thƣởng thích đáng về

vật chất và tinh thần sẽ là động lực để công chức cấp xã tận tâm công tác, tập trung hết sức lực và trí tuệ của mình để thực hiện đúng chức trách và nhiệm vụđƣợc giao, đồng thời là giải pháp quan trọng trong công cuộc chống tham

nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức.

Ba là, cần quan tâm đến chính sách thu hút lao động giỏi, sinh viên giỏi về làm công chức cấp xã.

Theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm

2009 của Chính phủ về chức danh, số lƣợng, một số chế độ đối với cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách

ở cấp xã, hiện nay công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã đƣợc hƣởng

lƣơng theo Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức

trong các cơ quan nhà nước ban hành kèm Nghị định số 204/2004/NĐ-CP

bộ, công chức, viên chức và lực lƣợng vũ trang, nghĩa là họ đƣợc hƣởng

lƣơng dựa trên bằng cấp đào tạo; ngoài ra, còn đƣợc hƣởng phụ cấp công vụ

bằng 25% mức lƣơng hiện hƣởng cộng phụ cấp thâm niên vƣợt khung (nếu có) theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ. Với mức lƣơng cơ sở hiện hành thì tổng thu nhập lƣơng của một công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã đƣợc xếp bậc 1

chƣa tới 3 triệu đồng mỗi tháng, mức thu nhập này là thấp, khó trang trải chi phí cuộc sống thƣờng ngày của họ dẫn đến tình trạng một bộ phận công chức

Văn phòng - Thống kê không chuyên tâm vào công việc, không cống hiến hết mình cho công việc vì họ còn phải tìm cách kiếm thêm thu nhập ngoài lƣơng để đảm bảo cuộc sống. Cách tính lƣơng nhƣ thế này là chƣa phù hợp, chƣa giúp đƣợc công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã yên tâm công tác.

Do đó, đổi mới chính sách tiền lƣơng cần phải đảm bảo đúng nguyên tắc

hƣởng theo năng lực, đặc biệt đối với những công chức có tài năng, có nhiều cống hiến. Từng bƣớc thực hiện cải cách chế độ tiền lƣơng đảm bảo trả lƣơng theo cơ chế thị trƣờng, theo vị trí việc làm và việc xếp lƣơng dựa trên kết quả

thực hiện nhiệm vụ, chứ không dựa trên bằng cấp nhƣ hiện nay.

3.3.6. Đẩy mnh công tác cải cách hành chính, tăng cường đầu tư cơ sở vt cht cn thiết cho công s cp xã

Để công chức có thể phát huy hết năng lực của mình, điều kiện cần là phải có một môi trƣờng làm việc thuận lợi, điều kiện làm việc thích ứng. Việc tạo lập môi trƣờng làm việc dân chủ, công khai, minh bạch trong thực thi công vụ của công chức cấp xã là rất cần thiết. Theo quy định hiện nay, nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã ngày càng đƣợc mở rộng và

tăng cƣờng thì việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất để công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã có điều kiện triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ đƣợc giao là rất cần thiết. Chính vì thế cấp ủy, chính quyền quận cần sớm rà

soát, đánh giá và đầu tƣ tu sửa hệ thống trụ sở làm việc tại 14 phƣờng, từng

bƣớc hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Văn phòng

- Thống kê cấp xã nhƣ trong công tác thống kê, soạn thảo văn bản, lƣu trữ tài liệu, tổ chức hội họp đúng quy định và đảm bảo chất lƣợng, giảm giấy tờ hành

chính đến mức thấp nhất, phấn đấu 100% công chức Văn phòng - Thống kê

các phƣờng sử dụng hòm thƣ điện tử gửi và nhận văn bản qua địa chỉ Email.

Đối với công chức Văn phòng - Thống kê đƣợc phân công nhiệm vụ

tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, trƣớc mắt đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để công chức Văn phòng - Thống kê có thể

thực hiện đƣợc các thao tác giải quyết hồ sơ hành chính theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Bên cạnh đó phải trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị

phục vụ công dân, tổ chức tại phòng tiếp dân và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND

ngày 08 tháng 3 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành

quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc thuộc thành phố Hà Nội.

Tiếp tục rà soát và thực hiện công khai, minh bạch, rõ ràng mọi thủ tục hành chính. Tập trung triển khai nâng cao chất lƣợng và thực hiện có hiệu quả “cơ chế một cửa”, “cơ chế một cửa liên thông” và đảm bảo các điều kiện vật chất theo quy định, tiến tới “một cửa liên thông hiện đại”.

Tiến hành triển khai thực hiện phƣơng pháp đo lƣờng mức độ hài lòng của ngƣời dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp xã theo chƣơng trình và lộ trình cải cách hành chính nhà nƣớc.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Từ thực trạng về năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - thống kê các phƣờng quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội và những yêu cầu từ

thực tiễn hoạt động thực thi công vụ ở cơ sở. Tác giả đề xuất các quan điểm và giải pháp cụ thể góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng - thống kê các phƣờng của quận Hoàng Mai.

Hệ thống giải pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, cho nên trong quá trình thực hiện cần phải tiến hành một cách đồng bộ, chặt chẽ, nhất quán. Thực hiện tốt hệ thống giải pháp này sẽ góp phần củng cố, kiện toàn một độ ngũ công chức Văn phòng - thống kê các phƣờng trên địa bàn quận Hoàng

Mai đủ về sốlƣợng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về trình độ, kỹnăng quản lý nhà

nƣớc tốt, nâng cao hiệu quả quản lý hành chính công ở cơ sở, từ đó ra sức

thúc đẩy nền kinh tế - xã hội địa phƣơng phát triển theo hƣớng mạnh mẽ và bền vững.

KẾT LUẬN

Trong suốt các thời kỳ phát triển của lịch sử dân tộc, chúng ta thấy rằng:

đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn có vai trò rất quan trọng, họ là cầu nối giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể với nhân dân, mọi chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thực chất đều do cán bộ, công chức cấp xã nghiên cứu, đề xuất, tổ chức triển khai thực hiện trong nhân dân để biến nó thành hiện thực. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sẽ

góp phần giúp chính quyền cấp xã hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, củng cố

niềm tin vững chắc của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nƣớc.

Công chức cấp xã nói chung, công chức Văn phòng - Thống kê nói riêng có vai trò quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thực thi công vụ. Tuy nhiên, hoạt động thực thi công vụ của công chức cấp xã thời gian qua đã và đang có nhiều tồn tại, hạn chế về trình

độ, năng lực, trách nhiệm công vụ... Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã

lựa chọn đề tài luận văn cao học “Năng lực thực thi công vụ của công chức

Văn phòng - thống kê các phƣờng, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội”.

Với kết cấu 3 chƣơng, luận văn đã đƣa ra đƣợc khung lý thuyết về chất

lƣợng công chức Văn phòng - Thống kê cấp xã, các chỉ tiêu đánh giá chất

lƣợng, các nhân tốảnh hƣởng đến năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công

chức Văn phòng - Thống kê cấp xã. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào phân tích

thực trạng chất lƣợng đội ngũ công chức Văn phòng - Thống kê các phƣờng ở

quận Hoàng Mai, đồng thời đã chỉ ra những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ

những mặt còn hạn chế về năng lực thực thi công vụ của công chức Văn

phòng - Thống kê các phƣờng. Từ đó, tác giả đã đƣa ra 6 giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao năng lực thực thi công vụ đội ngũ công chức Văn phòng -

Thống kê các phƣờng ở quận Hoàng Mai. Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức Văn phòng

- Thống kê các phƣờng ở quận Hoàng Mai với những giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đề tài luận văn cũng có thể là một khuyến nghị đối với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý trong việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng có hiệu quảđội ngũ công chức Văn

phòng - Thống kê các phƣờng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của các hoạt động hành chính ởđịa phƣơng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 03-

NQ/TW ngày 18 tháng 6 năm 1997 về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X (2009), Kết luận số 37-

KL/TW ngày 02 tháng 02 năm 2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từnay đến năm 2020.

3. Lý Thị Kim Bình(2011), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công. Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

4. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 04/2011/TT-BNV ngày 10 tháng 02 năm 2011 hướng dẫn bổ sung nhiệm vụ, tổ chức và biên chế Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về công tác thanh niên, Hà Nội.

5. Bộ Nội vụ (2012), Quản trị văn phòng và Văn hóa công sở - Tập tài liệu giảng dạy dành cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức Văn

phòng - Thống kê xã khu vực đồng bằng, Hà Nội.

6. Bộ Nội vụ (2012), Thống kê - Tập tài liệu giảng dạy dành cho lớp bồi

dưỡng nghiệp vụ chức danh công chức Văn phòng - Thống kê xã khu vực

đồng bằng, Hà Nội.

7. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10

năm 2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nội.

8. TS. Ngô Thành Can (2012), Công chức và chất lượng thực thi công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc số 11/2012.

9. Chính phủ (2011), Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12

năm 2011 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn chung của công chức xã,

phường, thị trấn, Hà Nội.

10. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai

đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam - Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW

Đảng khóa IX (2002), Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị

trấn, Hà Nội.

12. Nguyễn Mạnh Hà (2012), Nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức cấp xã tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ

Quản lý hành chính công. Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

13. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (2011), Một số vấn đề về phát triển năng

lực của cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc số 09/2011.

14. Đinh Ngọc Hiện, Bùi Thế Vĩnh (2000), Một số thuật ngữ hành chính,

Nxb Thế giới, Hà Nội.

15. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Phòng Nội vụ quận Hoàng Mai (2016), Báo cáo tổng hợp số lượng, chất lượng cán bộ, công chức các phường tính đến ngày 01/7/2016.

17. Quốc hội (2008), Luật số22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008

về cán bộ, công chức, Hà Nội.

18. TS. Nguyễn Minh Sản (2009), Pháp luật về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà

19. Võ Kim Sơn(2012), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức - Một thách thức của cải cách hành chính Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc số 200.

20. GS.TS Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức, Nhà xuất bản

Tƣ pháp, Hà Nội.

21. ThS. Vũ Văn Thi (2013), Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp xã huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính, Hà Nội.

22. Thủ tƣớng Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25

tháng 01 năm 2016 phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025, Hà Nội.

23. PGS.TS Nguyễn Phú Trọng (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. UBND thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 57/2010/QĐ-UBND ngày 17/12/2010 về việc quy định sốlượng, chức vụ, chức danh, chế độ, chính

sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thành phố Hà Nội, Hà Nội. 25. UBND thành phố Hà Nội (2016), Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 24/8/2016 về cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.

26. UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 31/5/2016 về việc phân loại, điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính xã,

phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội, Hà Nội.

27. UBND thành phố Hà Nội, Quy chế tuyển dụng công chức xã,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng thống kê các phường, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)