Quy mô cơ cấu đất của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 33)

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

2.2.1 Quy mô cơ cấu đất của các hộ điều tra

Đất đai là điều kiện cần để tiến hành hoạt động sản xuất lúa. Tuy nhiên, quy mô đất khác nhau có ảnh hưởng đến các hoạt động cũng như kết quả sản xuất. Quy mô đất lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ trong việc đầu tư thâm canh, sử dụng máy móc hiện đại...góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa. Đặc biệt là chất lượng đất quyết định lớn đến năng suất và chất lượng lúa gạo. Nhưng do hạn chế về nhiều mặt nên trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô đất đai của các hộ mà không nghiên cứu chất lượng đất.

Bảng 7: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra

( Tính bình quân/hộ )

Chỉ tiêu

Đội 2 Đội 9 BQC

Sào (%) Sào (%) Sào (%)

Tổng diện tích 6,12 100 4,97 100 5,54 100

1. DT đất nông nghiệp 5,48 89,68 4,41 88,74 4,94 89,26

Đất trồng cây hàng năm 5,48 100 4,41 100 4,94 100

+ Đất trồng lúa 4,72 86,25 3,91 88,66 4,32 87,32

+ Cây trồng khác 0,76 13,75 0,5 11,34 0,62 12,68

2. Đất phi nông nghiệp 0,64 10,32 0,56 11,26 0,6 10,74

( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010 ) Theo nguồn thông tin điều tra thực tế từ đội trưởng các đội và các nông hộ, đất nông nghiệp được chia đều cho các nhân khẩu trong toàn xã. Tại thời điểm chia đất (từ năm 1994 theo nghị định 64 của chính phủ) thì mỗi nhân khẩu chỉ được 12-15 thước (tương đương với 0,8 - 1 sào) gồm cả đất lúa và đất

màu. Vì vậy nói chung tình hình đất nông nghiệp của các hộ cùng đội phụ thuộc vào số nhân khẩu trong gia đình, đất vườn thừa và một vài yếu tố khác. Còn giữa 2 đội thì sự khác biệt khá rõ ràng, thể hiện:

Tổng diện tích đất bình quân hộ đạt 5,54 sào , trong đó diện tích đất nông nghiệp là 4,94 sào và diện tích đất phi nông nghiệp là 0,6 sào . Đất phi nông nghiệp là đất nhà ở, một số công trình phụ và đất vườn tạp, chiếm khoảng 10,72% tổng diện tích, phần còn lại là đất sản xuất nông nghiệp. Như vậy, nhìn chung tổng quỹ đất của các hộ điều tra còn nghèo nàn cả về quy mô lẫn chủng loại phân theo mục đích sử dụng. Cụ thể, ở đội 2 trung bình mỗi hộ được 6,12 sào. Trong khi đó ở đội 9 chỉ 4,9 sào. Có sự chênh lệch này là do quỹ đất của đội 9 ít hơn đội 2 mà tổng nhân khẩu lại nhiều hơn. Điều đó làm cho đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của đôi 9 cũng thấp hơn đội 2.

Đất sản xuất nông nghiệp chỉ dùng để trồng cây hàng năm (lúa và các loại rau màu) chứ trên địa bàn xã không có cây lâu năm, trong đó đất trồng lúa chiếm trên 70% (4,32 sào), phần còn lại ít ỏi (0,62 sào) được chia ra trồng rất nhiều các loại rau và cây hoa màu như: ớt, lạc, rau cải, mướp đắng...

Mặt khác, phần đất được chia đã không lớn còn được chia ra thành nhiều mảnh và ở từng vùng cánh xa nhau. Trung bình mỗi thửa có diện tích từ gần 1 sào đến 2 sào, bình quân mỗi hộ được 3 thửa đất ruộng.

Đây là những khó khăn lớn cho việc phát triển kinh tế của xã và gây cản trở cho việc thực hiện cơ giới hóa, đầu tư thâm canh tăng năng suất của các hộ dân, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập và điều kiện sống của nông dân. Vì thế, chính quyền xã cần có những chính sách phát triển các ngành nghề khác phù hợp với điều kiện của xã, thực hiện “ ly nông bất ly hương ” nhằm ổn định cuộc sống cho nông dân. Khuyến khích chuyển nhượng đất đai để chuyển đất từ những hộ có đất nhưng không đủ điều kiện đầu tư sản xuất cho các hộ có nhu cầu đảm bảo sử dụng đất hiệu quả hơn.

32

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)