Đầu tư chi phí cho sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 43)

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

2.3.2.2. Đầu tư chi phí cho sản xuất lúa

Với đầu vào phải sử dụng như trên thì nông hộ phải bỏ ra các khoản chi phí tương ứng và một số chi phí khác. Tuy nhiên, không phải cứ đầu tư càng nhiều càng tốt mà cần xác định mức và cơ cấu đầu tư phù hợp. Việc này không những giúp tăng năng suất, chất lượng lúa mà còn làm giảm chi phí đầu tư. Qua điều tra các nông hộ, mức đầu tư chi phí được thể hiện như sau:

Bảng 12: Chi phí và kết cấu chi phí sản xuất lúa của các hộ điều tra

( Tính bình quân/sào )

Loại chi phí

Vụ Đông Xuân Vụ Hè Thu Hè Thu/Đông Xuân BQC 1000đ % 1000đ % +/- % 1000đ %

1.Chi phí trung gian 330,61 39,65 333,41 39,92 2,8 0,85 332,01 39,79

- Giống 32,45 3,89 32,45 3,89 0 0 32,45 3,89 - Phân bón 178,72 21,43 178,72 21,40 0 0 178,72 21,42 - BVTV 11,45 1,37 12,45 1,49 1 0,3 11,95 1,43 - Thủy lợi 11,55 1,39 11,55 1,38 0 0 11,55 1,38 - Thuê DV 81,36 9,76 82,81 9,92 1,45 0,44 82,09 9,84 - Khác 15,08 1,81 15,43 1,85 0,35 0,11 15,26 1,83 2.LĐGĐ quy ra tiền 503,21 60,35 501,76 60,08 -1,45 -0,29 502,49 60,21 Tổng chi phí 833,82 100 835,17 100 1,35 0,16 834,50 100

( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế nông hộ năm 2010 )

40

Chi phí giống

Giống là yếu tố quan trọng quyết định năng suất tối đa có thể đạt được, là TLSX sống có quan hệ chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh như đất đai, khí hậu và chế độ canh tác của từng vùng. Với điều kiện sản xuất trên địa bàn xã, bình quân các hộ đều đầu tư ở mức 32,45 ngàn đồng, chiếm 3,89% tổng số vốn đầu tư. Chi phí giống giữa hai vụ và ở hai đội tính trên một sào hầu như không có sự khác biệt. Mức chi phí này là khá cao, cao hơn chi phí BVTV và chi phí thủy lợi cộng lại, trong khi trên thị trường giá nhiều loại giống lúa lai chỉ với khoảng 25 ngàn đồng/sào thì đó quả thật là thiệt thòi cho người dân. Do đó cán bộ khuyến nông xã cần cố gắng tìm các nguồn giống phù hợp với địa bàn sản xuất mà giá cả có lợi cho nông hộ hơn.

Chi phí phân bón

Trên địa bàn xã hầu như không có hộ nào sử dụng phân chuồng hay các loại phân xanh cho sản xuất lúa. Nông dân chỉ bón phân hóa học trong khi điều kiện đất đai của vùng không mấy màu mỡ (đất cát pha nghèo dinh dưỡng). Phân hóa học được sử dụng chủ yếu là: Phân đạm, lân và phân kali với giá tương ứng trong năm vừa qua lần lượt là 8000đ; 3500đ và 13000đ trên một kg. Do đó năng suất đạt được cũng không cao bằng các vùng khác cho dù mức đầu tư phân hóa học cao hơn. Trung bình nông hộ bỏ ra 357,44 ngàn đồng/sào/năm để mua phân bón. Chi phí phân bón chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu chi phí đầu tư (21,4%). Mức đầu tư phân bón ở đội 2 và đội 9 khác nhau, ở đội 2 là 352000đ thấp hơn 1200 so với mức đầu tư của các hộ đội 9 (364000đ). Và lượng phân sử dụng cho vụ Hè Thu ở hai đội luôn lớn hơn lượng dùng cho vụ Đông Xuân. Trong những năm gần đây, giá các loại vật tư nông nghiệp liên tục tăng với mức cao gây khó khăn lớn cho nhiều hộ nông dân, đặc biệt là khi họ không có loại phân nào thay thế hay bổ sung. Trước tình hình đó, xã nên có các hoạt động thu mua tập trung các loại phân bón với giá ưu đãi để đáp ứng nhu cầu sản xuất trên địa bàn xã, đồng thời khuyến khích các nông hộ tự sản xuất

và sử dụng các loại phân xanh để bón ruộng nhằm giảm bớt chi phí phân hóa học và cải thiện tình trạng đất.

Lao động gia đình

Lao động gia đình là phần chi phí đầu tư lớn nhất trong cơ cấu chi phí sản xuất của hộ, chiếm trên 60%. Bình quân mỗi hộ đầu tư khoảng 1 triệu đồng/sào/năm và không có sự khác nhau giữa hai vụ trong năm. Tuy nhiên, ở đội 2 mức đầu tư lao động thấp hơn đội 9 khoảng 40000đ/sào/vụ. Đây là khoản đầu tư lớn song thông thường các hộ dân không tính phần chi phí này vào các khoản chi phí sản xuất, do vậy họ không thấy rõ mức độ hiệu quả trong hoạt động sản xuất của mình.

Các khoản chi phí khác

Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Chỉ chiếm 1,42% trong tổng chi phí. Trung bình các hộ sử dụng khoảng 24000đ/sào/năm. Vụ Đông Xuân thời tiết thuận lợi, dịch hại ít có điều kiện phát triển nên chi phí cho BVTV trong vụ này không đáng kể. Nó tập trung phần lớn vào vụ Hè Thu bởi thông thường trong vụ này dịch bệnh và chuột hại nhiều.

Chi phí thuê dịch vụ: Bao gồm thuê làm đất, thuê máy tuốt và vận chuyển thuê dịch vụ BVTV.... Các khoản chi này khá lớn, chiếm khoảng 10% tổng chi phí. Sự chênh lệch trong chi phí thuê dịch vụ giữa 2 đội hay giữa 2 vụ là không đáng kể. Trên địa bàn xã hiện nay còn rất ít những hộ sử dụng cày tay và trâu bò cày kéo, bởi bây giờ công làm đất bằng trâu bò còn cao hơn thuê máy. Do vậy các hộ đều chọn giải pháp thuê máy.

Chi phí thủy lợi: Đây là khoản phải nộp cho đội để sử dụng hệ thống tưới tiêu, thuê máy bơm khi thiếu nước cũng như lúc ngập úng. Bình quân mỗi năm mức chi phì này thường là 22000đ chiếm 1,39% chi phí sử dụng. Chi phí này hoàn toàn phù hợp, nó không lớn nhưng nếu không có nó thì thiệt hại có thể xảy ra là không thể lường trước được.

42

Ngoài các chi phí nói trên, khi tiến hành sản xuất các hộ còn phải bỏ ra những khoản khác như mua vôi bón cải tạo đất... Trung bình hàng năm hộ phải chi khoảng 31 ngàn, chiếm 1,86% tổng tất cả các khoản chi.

Qua bảng số liệu và những phân tích trên ta thấy hàng năm lượng chi phí mà nông dân phải bỏ ra trong sản xuất không phải là nhỏ (khoảng 1,7 triệu/sào). Trong đó, ngoài chi phí lao động thì lượng lớn nhất là chi phí phân bón hóa học. Chi phí lớn làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của hộ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)