Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 50)

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

2.4.2.1. Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất

Quy mô ruộng đất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất lúa. Nếu quy mô đất đai đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và các hoạt động được tổ chức tốt, trình độ thâm canh cao thì mức thu nhập sẽ được nâng lên và ngược lại. Khi ruộng đất được tập trung thì việc sản xuất được tiến hành thuận lợi hơn, giảm được những chi phí không cần thiết, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất. Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này đến kết quả và hiệu quả sản xuất tôi tiến hành phân tổ các hộ sản xuất theo quy mô đất đai.

Tổ I có diện tích nhỏ hơn 5,31 sào (gồm 49 hộ, chiếm 76,56%), bình quân quy mô đất sử dụng là 3,58 sào. Tổ II có quy mô đất từ 5,31 đến 8,42 sào (gồm 14 hộ chiếm 21,88%), quy mô đất bình quân của các hộ này là 6,44 sào. Tổ III có diện tích đất trồng lúa lớn hơn 8,42 sào (chỉ có 1 hộ chiếm 1,56%). Ở vụ Đông Xuân, những hộ có quy mô ruộng đất dưới 5,31 sào kết quả và hiệu quả sản xuất đều thấp hơn các hộ có diện tích lớn hơn. Các hộ này có GO/hộ chỉ đạt 3476,85 nghìn đồng . Cao nhất là những hộ có diện tích trên 8,42 sào, VA của họ bằng gần 4 lần của các hộ ở tổ I. Qua bảng 15 ta thấy rằng kết quả và hiệu quả sản xuất tăng dần theo quy mô ruộng đất. Trên thực tế, ruộng đất của các hộ trong xã được chia ra thành những mảnh nhỏ từ 1 đến 2 sào, mỗi hộ có khoảng 3 mảnh ruộng nằm cách xa nhau, một số hộ thiếu đất để sản xuất do đó gây khó khăn cho việc đầu tư thâm canh cũng như áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Vì thế trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của xã cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân tập trung được ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống. Tránh tình trạng manh mún ruộng đất làm cho sản xuất kém hiệu quả. Việc thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa để sản xuất tập trung là việc làm cần thiết của các cấp chính quyền và người dân nơi đây.

48

Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất đến sản xuất lúa của nông hộ

Phân tổ theo DT Khoảng cách tổ (sào) Số hộ % DT lúa BQ/hộ(sào) GO BQ/hộ (1000đ) VA BQ/hộ (1000đ) Vụ Đông Xuân 64 100 4,32 4237,92 2809,68 Tổ I < 5,31 49 76,56 3,58 3476,85 2270,56 Tổ II 5,31–8,42 14 21,88 6,44 6375,55 4318,71 Tổ III > 8,42 1 1,56 10,53 11603,64 8100,39 Vụ Hè Thu 64 100 4,32 3499,20 2058,87 Tổ I < 5,31 49 76,56 3,58 2881,15 1682,33 Tổ II 5,31–8,42 14 21,88 6,44 5235,02 3099,32 Tổ III > 8,42 1 1,56 10,53 9482,32 5943,08

( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010 )

Đối với vụ Hè Thu, cũng tương tự như vụ Đông Xuân. Kết quả sản xuất thấp nhất vẫn là các hộ thuộc tổ I, cao nhất là các hộ thuộc tổ III. Tuy nhiên, trong vụ này do thời tiết khắc nghiệt hơn gây bất lợi cho quá trình sản xuất và thời điểm thu hoạch lúa gặp nhiều mưa lụt làm cho năng suất lúa giảm đáng kể so với vụ Đông Xuân (từ 2,18 giảm còn 1,8 tạ/sào) nên trong cùng một tổ nhưng các chỉ tiêu kết quả thu được lại thấp hơn.

Từ những phân tích trên ta thấy quy mô đất là yếu tố quan trọng quyết định sản lượng thu được. Do đó nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Tích tụ ruộng đất là cần thiết, nhưng trong quá trình CNH - HĐH hiện nay thì quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp là điều khó tránh khỏi. Yêu cầu đặt ra là cần phải tăng cường đầu tư thâm canh hợp lí nhằm mang lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nông hộ trực tiếp sản xuất với cán bộ phụ trách khuyến nông cũng như sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)