Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 71)

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

3.2.8. Một số giải pháp khác

 Giải pháp về lao động: Lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. Đối với các hộ trong xã, việc sử dụng công lao động vào sản xuất lúa rất ít. Công chăm sóc, làm cỏ không đáng kể mà chủ yếu sử dụng các hóa chất. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải tạo đất và giảm lượng hóa chất sử dụng tên đồng ruộng thì cần tăng cường đầu tư công lao động, làm cỏ sục bùn... thì cây lúa mới cho năng suất cao. Nghĩa là tăng cường đầu tư tham canh bằng cách tăng sử dụng lao động.

Hiện nay, trên địa bàn xã có rất ít các ngành nghề khác để nông hộ có thể tham gia nhằm nâng cao thu nhập, do vậy, lao động tham gia hoạt động nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Qua điều tra thực tế cho thấy lao động nông nghiệp tại địa phương hoàn toàn "không nông nhàn", mặc dù không phải ngày mùa tuy nhiên hoạt động sản xuất vẫn diễn ra liên tục, hoàn toàn không có ngày nghỉ. Tuy nhiên giá trị tạo ra của lao động trong thời gian này rất thấp. Việc tạo ra các ngành nghề tại địa phương, hạn chế tính nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân là rất cần thiết và cần được tiến hành ngay để nâng cao giá trị trên mỗi đơn vị hao phí lao động mà nông dân bỏ ra.

 Giải pháp về chủ trương chính sách

Thời gian qua, các chính sách cho nông nghiệp ở địa phương không đáng kể và vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Chính sách dồn điền đổi thửa

đã được triển khai thực hiện nhưng kết quả mang lại chưa cao. Trong thời gian tới, địa phương và nhân dân phải phối hợp để thực hiện tốt công tác này, đảm bảo sản xuất lúa theo quy hoạch vùng tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tư và bảo vệ.

Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân có thể khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những vùng có điều kiện phù hợp, khuyến khích nông dân tích cực đầu tư thâm canh bằng nhiều cách để nâng cao năng suất lúa. Đồng thời làm tốt công tác thông tin, dự báo giúp nông dân ổn định sản xuất.

 Nâng cao kiến thức và thay đổi tập quán canh tác của nông hộ cũng là giải pháp tốt góp phần làm tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa, cải thiện điều kiện sống cho người dân.

Hiện nay, các nông hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của bản thân hoặc được truyền lại. Họ ít tuân theo các quy trình kỹ thuật nên hiệu quả sản xuất lúa không cao. Mặc dù địa phương đã tổ chức một số lớp tập huấn kỹ thuật nhưng đó mới chỉ là lý thuyết, chưa có mô hình thực tế nên rất khó khăn cho nông dân khi áp dụng vào thực tế sản xuất. Do đó cần tập huấn cho các nông dân qua các mô hình để nâng cao hiệu quả hoạt động. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục để họ tự nâng cao hiểu biết, kiến thức, giúp họ tự nhận ra cái lợi để thực hiện một cách tự nguyện, thay đổi dần tập quán canh tác cũ kém hiệu quả. Nông dân cần phải biết vận dụng những kiến thức, kỹ thuật mới vào sản xuất nâng cao năng suất lúa.

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa cùng lúc nên để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất cần thực hiện đồng thời nhiều giải pháp, phải đặt chúng trong mối quan hệ tổng thể. Không thể tánh rời thực hiện từng giải pháp một cách kém hiệu quả mà cần có sự kết hợp đồng bộ. Việc này đòi hỏi sự phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương và người dân.

70

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)