Giải pháp về cải tiến công nghệ sau thu hoạch

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 69)

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

3.2.7. Giải pháp về cải tiến công nghệ sau thu hoạch

Việc bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm. Sản phẩm được bảo quản tốt bao giờ cũng bán được giá hơn. Hầu hết các nông hộ vẫn thường làm khô lúa bằng các phương pháp thủ công truyền thống là đem phơi nắng đã làm chất lượng lúa giảm sút do lúa khô không đều và hư hỏng nhiều. Như trong vụ Hè Thu do thu hoạch vào mùa có mưa bão nên lúa không phơi được, có hộ có lúa thu hoạch nhưng cũng coi như mất trắng. Do đó, việc đưa được máy sấy về với các xã nông nghiệp nếu được thực hiện sẽ là một bước đột phá trong sản xuất và chế biến lúa trên địa bàn xã. Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được thì chi phí của việc sấy lúa cũng không cao, từ 70 đến 80 nghìn đồng/tấn, như vậy khả năng mà người dân sử dụng dịch vụ này nhiều là tương đối cao. Bởi ngoài việc tiết kiệm được thời gian phơi thì lúa sấy còn đảm bảo chất lượng hơn và cho giá bán cao hơn.

68

Bên cạnh đó, việc bảo quản lúa sau thu hoạch của các hộ còn nhiều hạn chế. Thông thường sau khi phơi khô, các hộ cho vào bao tải rồi cất vào một góc nhà hoặc cho vào rương hay sập để cất. Trong điều kiện thời tiết, khí hậu của Việt Nam, độ ẩm không khí cao thì cách bảo quản như vậy sẽ không giữ được chất lượng lúa. Lúa bị “vô hơi”, đổi màu hoặc bị mọt. Do vậy cần tìm phương pháp bảo quản mới hoặc cải tiến phương pháp bảo quản nhằm đảm bảo giá trị lúa gạo. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thu mua nông sản trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)