CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45)

4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

2.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ

2.4.1. Nhân tố vĩ mô

2.4.1.1. Chính sánh của Tỉnh, Huyện liên quan đến sản xuất lúa

Các chính sánh được ban hành đều ảnh hưởng đến tất cả mọi đối tượng (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đối với nông dân trong xã thì chính sách của Tỉnh

hay Huyện có liên quan đến sản xuất lúa tác động trực tiếp đến hoạt động của họ. Các chính sách sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng...đều tác động đến quy mô ruộng đất của hộ, chính sách hỗ trợ kích thích sản xuất, kể cả các chính sách xóa đói giảm nghèo cho nông dân... cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư sản xuất của họ. Do đó, khi ra bất kỳ quyết định gì liên quan đến đời sống sản xuất của nông dân cần phải xem xét nó trên tất cả các khía cạnh tác động tránh ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất của nông dân.

2.4.1.2. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, các trung tâm thương mại... Chúng phục vụ hoặc hỗ trợ sản xuất lúa, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ. Đặc biệt quan trọng là hệ thống thủy lợi nội đồng. Nó quyết định đến việc mảnh đất đó có trồng lúa được hay không. Nếu không có nước trời và không đảm bảo được nước tưới thì không thể trồng lúa. Ngược lại, trồng lúa mà không tiêu được nước dẫn đến ngập úng thì sản xuất cũng không hiệu quả. Nói chung, hệ thống này phát triển giúp nông dân dễ dàng hơn trong nhiều khâu công việc, yên tâm đầu tư sản xuất, giảm bớt các khoản chi phí, nâng cao hiệu quả trồng lúa và ngược lại.

2.4.1.3. Sự phát triển của hệ thống dịch vụ

 Phát triển của dịch vụ đầu vào

Mỗi nông dân không thể tự đến tận nhà máy để mua các loại giống, phân bón,... Điều đó có thể làm tăng chi phí sản xuất. Do đó sự tồn tại các dịch vụ đầu vào rất quan trọng. Nó phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ. Hệ thống này hoạt động tốt sẽ giúp người dân yên tâm sản xuất và đảm bảo quá trình này diễn ra liên tục và ngược lại. Trong điều kiện khó khăn hiện nay, là vùng xa trung tâm nhưng hệ thống giao thông còn hạn chế không đáp ứng được nhu cầu thông thương của nhân dân. Mặt khác các cơ sở cung cấp đầu vào trên địa bàn xã rất ít, cả xã chỉ có 2 hộ buôn bán vật tư nông nghiệp mà dịch vụ này của HTX chưa làm được. Vì vậy trong thời gian tới, ban lãnh đạo xã cần phối

46

hợp với các cơ quan liên quan nhằm đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ này đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân.

 Phát triển của dịch vụ đầu ra

Hệ thống dịch vụ đầu ra cũng quan trọng như dịch vụ đầu vào. Nó phát triển giúp nông dân tăng cường đầu tư sản xuất bởi lúc nào cũng có nơi tiêu thụ sản phẩm của mình, giúp họ giảm bớt những lo lắng khi vụ thu hoạch đến. Hiện nay, trên địa bàn xã và các xã lân cận đều không có tổ chức nào thu mua và chế biến lúa gạo mà chỉ có các tư thương mua đi bán lại hoặc mua về xay xát rồi đem gạo đi bán ở chợ. Lúa gạo ở đây chỉ dùng để ăn, nấu rượu hoặc chăn nuôi. Do điều kiện giao thông khó khăn nên nông dân cũng không thể tự đem sản phẩm của gia đình mình đi bán. Mặt khác, sản phẩm được tiêu thụ kịp thời làm tăng giá trị sản xuất nhờ giảm được chi phí lưu trữ, bảo quản, bảo đảm chất lượng lúa gạo, giúp nông dân tăng được hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Khi hệ thống này hoạt động không tốt thì kết quả sản xuất giảm là tất yếu.

2.4.1.4. Giá cả thị trường

Yếu tố giá thị trường tác động trực tiếp đến hành vi sản xuất của nông dân. Nó gồm giá cả các đầu vào (giống, phân bón, lao động, các loại dịch vụ...) và đầu ra (lúa, gạo và các phụ phẩm). Giá đầu vào đang ngày một tăng cao gây khó khăn cho nhiều nông dân. Trong khi đó các nông hộ trong xã lại chỉ bón phân hóa học mà không hề sử dụng phân hữu cơ nên rất bị động khi giá cả cứ tiếp tục tăng. Mặt khác, hiện nay giá lúa thấp và biến động thất thường gây ảnh hưởng không tốt trong tâm lý người dân. Trên địa bàn, giá lúa HTX mua vào chỉ 4000đ/kg, còn bán cho tư thương thì rất thất thường vì họ dựa vào lượng lúa bán ra của nông dân để đưa ra giá và người dân dễ bị ép giá do không nắm được thông tin. Do đó, cho dù giá các đầu vào có thấp đến đâu mà giá sản phẩm bán ra không đủ bù đắp các khoản chi thì cũng không khuyến khích được sản xuất phát triển. Chỉ khi giá các yếu tố này biến đổi nhưng sản xuất có lời

mới làm cho người dân tích cực sản xuất. Như vậy muốn tăng sản lượng lúa, giúp nông dân cải thiện đời sống cần phải chú ý đến lợi ích của họ.

2.4.2. Các nhân tố vi mô

2.4.2.1. Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất

Quy mô ruộng đất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất lúa. Nếu quy mô đất đai đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và các hoạt động được tổ chức tốt, trình độ thâm canh cao thì mức thu nhập sẽ được nâng lên và ngược lại. Khi ruộng đất được tập trung thì việc sản xuất được tiến hành thuận lợi hơn, giảm được những chi phí không cần thiết, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất. Để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này đến kết quả và hiệu quả sản xuất tôi tiến hành phân tổ các hộ sản xuất theo quy mô đất đai.

Tổ I có diện tích nhỏ hơn 5,31 sào (gồm 49 hộ, chiếm 76,56%), bình quân quy mô đất sử dụng là 3,58 sào. Tổ II có quy mô đất từ 5,31 đến 8,42 sào (gồm 14 hộ chiếm 21,88%), quy mô đất bình quân của các hộ này là 6,44 sào. Tổ III có diện tích đất trồng lúa lớn hơn 8,42 sào (chỉ có 1 hộ chiếm 1,56%). Ở vụ Đông Xuân, những hộ có quy mô ruộng đất dưới 5,31 sào kết quả và hiệu quả sản xuất đều thấp hơn các hộ có diện tích lớn hơn. Các hộ này có GO/hộ chỉ đạt 3476,85 nghìn đồng . Cao nhất là những hộ có diện tích trên 8,42 sào, VA của họ bằng gần 4 lần của các hộ ở tổ I. Qua bảng 15 ta thấy rằng kết quả và hiệu quả sản xuất tăng dần theo quy mô ruộng đất. Trên thực tế, ruộng đất của các hộ trong xã được chia ra thành những mảnh nhỏ từ 1 đến 2 sào, mỗi hộ có khoảng 3 mảnh ruộng nằm cách xa nhau, một số hộ thiếu đất để sản xuất do đó gây khó khăn cho việc đầu tư thâm canh cũng như áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Vì thế trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của xã cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân tập trung được ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống. Tránh tình trạng manh mún ruộng đất làm cho sản xuất kém hiệu quả. Việc thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa để sản xuất tập trung là việc làm cần thiết của các cấp chính quyền và người dân nơi đây.

48

Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô ruộng đất đến sản xuất lúa của nông hộ

Phân tổ theo DT Khoảng cách tổ (sào) Số hộ % DT lúa BQ/hộ(sào) GO BQ/hộ (1000đ) VA BQ/hộ (1000đ) Vụ Đông Xuân 64 100 4,32 4237,92 2809,68 Tổ I < 5,31 49 76,56 3,58 3476,85 2270,56 Tổ II 5,31–8,42 14 21,88 6,44 6375,55 4318,71 Tổ III > 8,42 1 1,56 10,53 11603,64 8100,39 Vụ Hè Thu 64 100 4,32 3499,20 2058,87 Tổ I < 5,31 49 76,56 3,58 2881,15 1682,33 Tổ II 5,31–8,42 14 21,88 6,44 5235,02 3099,32 Tổ III > 8,42 1 1,56 10,53 9482,32 5943,08

( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010 )

Đối với vụ Hè Thu, cũng tương tự như vụ Đông Xuân. Kết quả sản xuất thấp nhất vẫn là các hộ thuộc tổ I, cao nhất là các hộ thuộc tổ III. Tuy nhiên, trong vụ này do thời tiết khắc nghiệt hơn gây bất lợi cho quá trình sản xuất và thời điểm thu hoạch lúa gặp nhiều mưa lụt làm cho năng suất lúa giảm đáng kể so với vụ Đông Xuân (từ 2,18 giảm còn 1,8 tạ/sào) nên trong cùng một tổ nhưng các chỉ tiêu kết quả thu được lại thấp hơn.

Từ những phân tích trên ta thấy quy mô đất là yếu tố quan trọng quyết định sản lượng thu được. Do đó nó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ. Tích tụ ruộng đất là cần thiết, nhưng trong quá trình CNH - HĐH hiện nay thì quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp là điều khó tránh khỏi. Yêu cầu đặt ra là cần phải tăng cường đầu tư thâm canh hợp lí nhằm mang lại hiệu quả cao. Để làm tốt công tác này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nông hộ trực tiếp sản xuất với cán bộ phụ trách khuyến nông cũng như sự chỉ đạo sâu sát của các cấp chính quyền.

2.4.2.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian

Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí bằng tiền mà người nông dân đầu tư trực tiếp vào sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất do đó tác động rất lớn đến kết quả sản xuất của các nông hộ. Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa cho ta thấy sự khác nhau của kết quả, hiệu quả sản xuất ở các mức đầu tư khác nhau. Mức đầu tư khác nhau dẫn đến sự khác nhau về giá trị sản xuất, thu nhập của hộ và một số chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất. Thực tế điều tra cho thấy, mức đầu tư chi phí trung gian cao và hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Ngược lại, mức đầu tư chi phí trung gian thấp thì hiệu quả mang lại cũng thấp hơn. Nó bao gồm: giống, phân bón, BVTV, thuê dịch vụ, thủy lợi phí... Trong đó chi phí phân bón chiếm tỷ trọng lớn và tác động mạnh mẽ đến năng suất lúa. Nếu xem xét mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố bằng phương pháp phân tổ thống kê thì rất phức tạp và khó theo dõi. Nên ở đây tôi chỉ phân tổ, xem xét

50

chung cho nhân tố IC, tức chỉ xem xét xu hướng chứ không cụ thể hóa ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành IC.

Qua bảng 16 ta thấy mức đầu tư chi phí trung gian bình quân mỗi sào giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch lớn (107 nghìn đồng ). Điều này chứng tỏ hiệu quả sản xuất và hiệu suất trên một đồng vốn giữa các nhóm hộ cũng có sự khác nhau.

Trong vụ Đông Xuân, khi chi phí trung gian tăng thì năng suất, giá trị sản xuất liên tục tăng. Tổ III là nhóm hộ có mức đầu tư cao nhất (trên 434,34 nghìn đồng), gồm 3 hộ chiếm 4,69% với mức bình quân 446,89 nghìn đồng/sào thì kết quả thu được cũng cao hơn các nhóm hộ còn lại. GO/sào của nhóm này là 1487860đ/sào, tăng 605740đ/sào so với nhóm hộ có mức đầu tư thấp nhất (IC/sào là 302,57 nghìn đồng). Chỉ tiêu GO/IC của nhóm hộ có mức đầu tư cao cũng cao nhất (3,33 lần).

Tổ I là những hộ đầu tư chi phí dưới 327,02 nghìn đồng/sào có IC/sào bằng 302,57 nghìn đồng (gồm 33 hộ chiếm 51,56%) thì năng suất thu được chỉ 1,93 tạ/sào (trong khi đó các hộ ở tổ III có năng suất bình quân lên tới 3 tạ/sào), thấp hơn 0,95 tạ/sào so với các hộ ở tổ III. Mức đầu tư thấp nên kết quả thu đượccũng thấp. Trung bình mỗi sào chỉ thu được 882,12 nghìn đồng giá trị sản xuất và 577,63 nghìn đồng giá trị gia tăng. Hiệu quả trên một đồng chi phí trung gian của nhóm hộ này cũng thấp nhất. Bình quân một đồng chi phí trung gian tạo ra 2,92 đồng giá trị sản xuất và 1,92 đồng giá trị gia tăng. Như vậy, nhóm hộ này có hiệu quả sản xuất và hiệu quả trên một đồng vốn thấp nhất nhưng lại chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số hộ được điều tra(51,56%).

Tổ II gồm những hộ có mức đầu tư IC/sào từ 327,02 đến 434,34 nghìn đồng, nhóm này có 28 hộ chiếm 43,75%. Trung bình IC của nhóm này là 351,20 nghìn đồng. Năng suất thu được và các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả đều cao hơn các hộ tổ I. Năng suất bình quân của nhóm này là 2,39 tạ/sào. Hiệu quả sản xuất đúng bằng mức trung bình chung.

Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả SX lúa của hộ điều tra Số tổ Phân tổ theo IC (1000đ/sào) Số hộ % NS BQ (tạ/sào) IC BQ/sào (1000đ) GO BQ/sào (1000đ VA BQ/sào (1000đ) GO/IC (lần) Vụ Đông Xuân 64 100 2,18 330,61 981,00 650,39 2,97 Tổ I < 327,02 33 51,56 1,93 302,57 882,12 577,63 2,92 Tổ II 327,02 – 434,34 28 43,75 2,39 351,20 1042,58 699,78 2,97 Tổ III > 434,34 3 4,69 3,00 446,89 1487,86 989,86 3,33 Vụ Hè Thu 64 100 1,8 333,41 810,00 476,59 2,43 Tổ I < 330,56 31 48,44 1,70 299,14 765,90 466,76 2,56 Tổ II 330,56-436,11 28 43,75 1.87 360,47 845,76 485,29 2,35 Tổ III >436,11 5 7,81 2,23 488,64 1003,30 514,66 2,05

( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010 )

52

Đối với vụ Hè Thu, mức đầu tư của các hộ không thay đổi nhiều nhưng kết quả thu được lại có sự khác biệt lớn. Tổ I là những hộ có IC nhỏ hơn 330,56 nghìn đồng, gồm 31 hộ chiếm 48,44%. IC bình quân của nhóm hộ này là 299,14 nghìn đồng, năng suất thu được là 1,70 tạ/sào. GO/sào và VA/sào thu được là thấp nhất nhưng các hộ này lại có GO/IC cao nhất trong ba tổ. Với các hộ ở tổ II, IC/sào từ 330,56 đến 436,11 nghìn đồng (có 28 hộ chiếm 43,75%) thì IC bình quân là 360,47 nghìn đồng, năng suất thu được là 1,87 tạ/sào. Chi phí tăng cao nhưng năng suất thấp làm cho GO/sào chỉ đạt 845,76 nghìn đồng. IC tăng gần 61000đ/sào trong khi VA chỉ tăng gần 19000đ/sào. Kết quả thu được không đủ bù đắp cho phần chi phí bỏ ra dẫn đến GO/IC chỉ đạt 2,35 lần, thấp hơn các hộ ở tổ I. Tương tự, ở tổ III là những hộ có IC cao nhất (trên 436,11 nghìn đồng), nhóm này có 5 hộ chiếm 7,81%. Năng suất trung bình của nhóm này là 2,23 tạ/sào, GO đạt 1003,30 nghìn đồng, VA đạt 514,66 nghìn đồng. Tuy GO và VA đều cao hơn các tổ khác nhưng chỉ tiêu GO/IC lại thấp nhất trong 3 tổ. Nguyên nhân chính là do vụ Hè Thu năm 2009 vừa qua vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch và cả suốt vụ thu hoạch lúa gặp nhiều bão lụt (liên tiếp 3 cơn bão và mưa kéo dài) làm cho nhiều diện tích lúa bị nảy mầm trên ruộng, lúa được thu hoạch về nhưng không phơi được cũng hư hỏng hết làm cho kết quả thu được trong vụ này giảm đáng kể. Do đó tuy mức đầu tư cao nhưng do yếu tố ngoại cảnh tác động dẫn đến kết quả và hiệu quả đạt thấp.

Qua phân tích trên ta nhận thấy, năng suất lúa tăng lên khi ta tăng mức đầu tư các đầu vào. Các hộ có mức đầu tư cao thì kết quả và hiệu quả thu được cũng cao hơn các hộ khác. Tuy nhiên các hộ này lại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Điều này chứng tỏ các hộ dân nơi đây chưa mạnh dạn đầu tư và chưa chú trọng đến việc tăng cường đầu tư thâm canh để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Xét trong một giới hạn nhất định thì kết quả và hiệu quả sản xuất tỷ lệ thuận với quy mô chi phí trung gian, do vậy cần tăng mức đầu tư trong thời gian tới. Hiện nay các hộ dân trong xã đã quan tâm hơn trong việc đầu tư thâm canh sản xuất lúa nhưng mức đầu tư vẫn chưa phù hợp, còn theo ý muốn chủ quan, chưa

cân bằng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa nên kết quả mang lại vẫn chưa

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các hộ nông dân ở xã điền hải, huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)