4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
2.2.2. Các nguồn lực khác
Để tiến hành sản xuất lúa thì bên cạnh đất đai các hộ còn phải sử dụng những nguồn lực khác. Qua số liệu điều tra, tình hình nguồn lực sản xuất của các hộ được thể hiện như sau:
Bảng 8: Nguồn lực sản xuất của các hộ điều tra
(Tính bình quân/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Đội 2 Đội 9 BQC
1. Lao động Người 3,34 2,47 2,91
2. TLSX 1000đ 265,15 228,75 246,96
-Bình phun thuốc BVTV 1000đ 91,56 78,75 85,16
-Nông cụ nhỏ 1000đ 173,59 150 161,80
( Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2010 )
Lao động gia đình
Để tiến hành sản xuất thì yếu tố lao động là không thể thiếu. Con người sử dụng tư liệu lao động tác động có chủ đích vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình. Nguồn lực lao động có thể là từ bên ngoài hoặc lao động gia đình. Ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam, việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng các nguồn lực trong gia đình mà ít thuê từ bên ngoài (phần lớn là người già, ít có thanh niên). Qua số liệu điều tra ở 2 đội trên địa bàn xã cho thấy, nguồn lao động trong các nông hộ khá dồi dào. Trong 64 hộ được điều tra gồm 283 nhân khẩu có tới 186 người trong độ tuổi lao động, đạt trên 50%. Đây là một yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế của hộ và kinh tế xã nhà. Tuy nhiên, cần xem xét nguồn lực này dưới nhiều góc độ và về nhiều mặt nhằm đánh giá đúng để có kế hoạch phát triển và sử dụng hợp lý.
Xét về độ tuổi chủ hộ: Bình quân trên toàn vùng, tuổi chủ hộ là 56,9 tuổi và sự chênh lệch tuổi tác giữa các chủ hộ trong các vùng được điều tra không đáng kể. Ở đội 2, tuổi trung bình là 56,56 và ở đội 9 là 57,25. Đây là độ tuổi đã có bề dày kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (là yếu tố rất quan trọng trong nghề nông). Nhưng đây cũng là độ tuổi đáng lẽ là đã được nghỉ ngơi, an nhàn. Với cái tuổi này thì việc tiếp thu cái mới có phần hạn chế, nhiều người rất “lười học” bởi có học bây giờ cũng không “vào” được. Vì vậy khả năng tiếp thu khoa học, kỹ thuật mới gặp nhiều khó khăn. Để thuyết phục họ cần có người đi tiên phong thực hiện và đạt kết quả tốt, lúc đó họ mới có thể tin tưởng và tự nguyện làm theo. Do đó cần có biện pháp tác động hợp lý tránh sự bất mãn trong tâm lý của người nông dân.
Quy mô lao động: Qua bảng trên ta thấy, cứ trung bình mỗi hộ có khoảng 3 lao động trong khi đó quy mô hộ là gần 5 người/hộ, và số lao động bằng 0,65 lần số nhân khẩu (chiếm khoảng 2/3 tổng nhân khẩu). Điều đó thể hiện khả năng cung cấp sức lao động của vùng rất lớn, cần chú ý khai thác và sử dụng. Trong đó có sự khác biệt giữa hai đội, ở đội 2 lực lượng lao động nhiều hơn đội 9 và quy mô hộ cũng lớn hơn. Việc giảm quy mô hộ là rất cần thiết đối với các nông hộ bởi đời sống của họ còn rất khó khăn khi mà nguồn thu nhập để “nuôi con” dựa hết vào những mảnh ruộng và những lao động lớn lên từ các vùng quê vẫn luôn trong tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, phải đi tìm việc ở các khu kinh tế lớn tạo nên nhiều bất ổn cho xã hội.
Trình độ văn hóa: Đây là vấn đề quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và cả nhiều lĩnh vực khác. Thế nhưng, những chủ hộ ở đây chỉ có trình độ văn hóa phổ biến từ lớp 2 đến lớp7. Những thanh niên trong độ tuổi lao động thì mới học hết lớp 9 và một số ít học hết cấp 3. Trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi nhiều những lao động có trình độ (văn hóa và chuyên môn) còn những lao động như thế chỉ có thể làm các công việc thủ công, đơn giản. Đây là một khó khăn lớn nhất trong chiến lược phát triển của xã cũng như của đất nước.
34
Nguồn lực TLSX
Dựa vào bảng số liệu thì mức độ đầu tư các tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất lúa là không nhiều. Chúng chỉ gồm : Bình phun thuốc BVTV, hầu hết các hộ dân đều có bình quân 0,82 cái/hộ, giá trị giao động từ 80 - 150 ngàn một bình tùy loại tốt xấu hay mua vào thời gian nào (trung bình 85,16 ngàn), chỉ có những gia đình khiếm khuyết “trụ cột chính” hoặc quá lớn tuổi không thể sử dụng mới không có và họ thuê những người khác làm. Thời gian sử dụng bình là khoảng 5 - 7 năm; những nông cụ nhỏ như cào, cuốc, rựa, thúng... trị giá khoảng 10 - 30 ngàn/cái phục vụ cho cả những hoạt động khác, những loại cây trồng khác. Trung bình mỗi hộ mất khoảng 161,80 ngàn cho các vật dụng này và thời gian sử dụng chúng là không thể nói trước, cũng có thể là hàng năm nhưng có khi chỉ được một vụ là đã hỏng. Trên địa bàn xã các công việc như làm đất đều thuê dịch vụ, thu hoạch xong thì thuê máy tuốt luôn ở ngoài đồng rồi mới mang về nên các hộ không nuôi trâu bò cày kéo, không có cày tay hay bừa tay... thậm chí cả xã chỉ có 3 hộ nuôi bò thịt và dùng để kéo thuê.
Thực tế cho thấy, các nông hộ sử dụng TLSX vào rất nhiều các hoạt động cùng một lúc. Bình phun thuốc BVTV, cào cuốc, ... vừa dùng cho cây lúa, vừa sử dụng cho các loại cây rau, hoa màu hay các loại cây cảnh (trong xã rất phổ biến việc trồng và chơi cây cảnh). Các loại thúng mủng, rổ rá, triêng, gánh thì vừa sử dụng cho sản xuất lúa, các loại cây trồng khác vừa gánh hàng đi chợ... Các hoạt động làm đất, vận chuyển được hộ thuê ngoài nên TLSX của nông hộ đơn giản và không nhiều, giá trị nhỏ nhưng mục đích sử dụng phong phú, thời gian sử dùng dài. Do đó khó tính được khấu hao cho các TLSX này.