Các tiêu chí đánh giá chất lượng công chức phường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức phường thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 47)

1.2.2.1. Tiêu chí về phẩm chất chính trị

Đây là tiêu chuẩn đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi người công chức. Để trở thành những nhà tổ chức, người công chức có năng lực trước hết phải là người có phẩm chất chính trịẾ Đó là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân; là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường đi lên CNXH.

Phẩm chất này đòi hỏi người công chức phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có tinh thần cương quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện lệch lạc, sai trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của nhân dân.

Phẩm chất này được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối lý tưởng cách mạng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, phải có biện pháp để đường lối đó đi vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân trên địa bàn.

Người công chức có phẩm chất chính trị tốt không chỉ bằng những lời tuyên bố, hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chỉ thị, nghi quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong công tác, tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của nhân dân địa phương; luôn trăn trở trước những khó khăn của địa phương; quyết tâm đưa địa phương - nơi mình công tác ngày càng phát triển về mọi mặt, thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh.

1.2.2.2.Tiêu chí về phẩm chất đạo đức

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức chính là cái gốc quan trọng hàng đầu của người cách mạng “Người cách mạng phải có đức, không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”[27, tr.252]. Đối với người cán bộ, nếu thiếu hoặc yếu về đạo đức cách mạng thì không thể làm tốt những công việc được giao. Đạo đức là hết sức cần thiết cho tất cả mọi người và đặc biệt cần thiết cho người cán bộ, công chức. “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”[29, tr.283].

Người đã chỉ ra tiêu chí cụ thể về đạo đức đối với cán bộ cách mạng là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; mỗi người cán bộ phải hội tụ đầy đủ các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Đồng thời, Hồ Chí Minh còn chỉ ra những căn bệnh mà cán bộ phải phòng tránh, sửa chữa như tư tưởng bè phái, quân phiệt, hẹp hòi, chuộng hình thức, lối làm việc bàn giấy, vô kỷ luật, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, lãng phí, ...

Quan điểm về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh trước sau cơ bản là nhất quán, thể hiện ở một số điểm: Trung với nước, hiếu với dân, người cán bộ phải là đầy tớ của nhân dân, dũng cảm hy sinh, không sợ khó khăn, gian khổ, gạt bỏ lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, khiêm tốn học hỏi, không tự cao, tự đại, cần kiệm liêm chính và tinh thầnđoàn kết hữu nghị.

Công chức phường là người trực tiếp làm việc với nhân dân. Cho nên, đạo đức của họ sẽ có tác động rất lớn tới người dân, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền phường. Nếu công chức có đầy đủ các phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì nhân dân sẽ tin tưởng họ và sự nghiệp cách mạng của Đảng, từ đó nhân dân tự giác thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Ngược lại, nếu người công chức không có đủ các phẩm chất trên thì họ sẽ bị mất niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng sẽ bị hạn chế.

Công chức phường chỉ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách thôi chưa đủ mà họ phải là người tiền phong gương mẫu trong việc chấp hành đường

lối, chủ trương, chính sách đó. Họ phải nói đi đôi với làm, họ phải là tấm gương sáng để nhân dân noi theo như Bác Hồ đã dạy: Một tấm gương sáng còn giá trị hơn một triệu bài diễn văn tuyên truyền.

Người công chức có đạo đức cách mạng là người phải tích cực đấu tranh chống lại các tiêu cực của xã hội như: Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tha hoá, sa sút về đạo đức lối sống chạy theo địa vị danh lợi, tranh giành kèn cựa lẫn nhau mất đoàn kết nội bộ, dối trá, lười biếng, suy thoái về tư tưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, ...

Người công chức phường muốn được dân tin yêu (nói dân nghe, làm dân tin) thì phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức trong mọi lúc, mọi nơi như Bác Hồ đã từng khuyên “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [29, tr.293]. Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với công chức phường, là cái gốc của người cán bộ. Người công chức phải có đầy đủ đạo đức cách mạng thì mới có đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Đảng. Nếu thiếu hoặc yếu kém về đạo đức cách mạng sẽ không thể làm tốt công việc được giao và đây là nguyên nhân của tệ quan liêu, tham nhũng, tạo nên nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn của chế độ XHCN. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn, mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [27, tr.252-253]. Đạo đức cách mạng của người công chức là 05 đức tính, đó là Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.

1.2.2.3. Tiêu chí về trình độ, năng lực * Về trình độ

Trình độ học vấn (trình độ văn hoá) không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả hoạt động của công chức cơ sở nhưng đây là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trong đội ngũ này. Nó là nền tảng cho việc nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là tiền đề tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp

luật vào trong cuộc sống. Hạn chế về trình độ học vấn sẽ hạn chế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật, cản trở việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức phường. Do đó, trình độ học vấn là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý nhà nước của công chức phường. Theo tiêu chuẩn trình bày ở trên thì công chức cần có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đây là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Những kiến thức này đòi hỏi người công chức phường không được thiếu khi giải quyết công việc của mình. Nếu thiếu kiến thức này thì công chức sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành công việc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp. Hiện nay, trình độ chuyên môn của công chức phải đạt trung cấp trở lên.

Trình độ lý luận chính trị: Đây là cơ sở xác định quan điểm, lập trường giai cấp công nhân của công chức nói chung và công chức phường nói riêng. Thực tế cho thấy, nếu công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sẽ được nhân dân kinh trọng, tin yêu và họ sẽ vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Ngược lại, nếu công chức nào lập trường chính trị không vững vàng, hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá, biến chất sẽ đánh mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nước thấp. Vì vậy, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cần thiết phải nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức phường. Theo tiêu chuẩn trình bày ở trên, công chức cần có trình độ lý luận chính trị tối thiểu phải đạt trung cấp.

Trình độ quản lý nhà nước: Đây là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước, là những kiến thức đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ra trong quá trình điều hành, quản lý. Quản lý vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên yêu cầu đội ngũ công chức phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể.

Thực tế cho thấy, trong quá trình quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm thôi chưa đủ mà phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước. Theo tiêu chuẩn trình bày ở trên, công chức cần có chứng chỉ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

* Vềnăng lực

Năng lực đầu tiên ở đội ngũ công chức là năng lực quản lý, khả năng tổ chức động viên nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, để tuyên truyền thực hiện tốt được đường lối của Đảng và Nhà nước trong quần chúng, đòi hỏi đội ngũ công chức phải có năng lực thực hành dân chủ, nghĩa là phải có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, tin ở quần chúng và học hỏi ở chính quần chúng, “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân”[28, tr.88]; và phải cần có sự giúp đỡ của dân, vì “Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”[27, tr.293]. Theo Hồ Chí Minh, năng lực tổ chức thực hành của người cán bộ thểhiện ở những điểm như quyết định vẫn đúng, tổ chức thi hành đúng và tổ chức kiểm soát đúng. Năng lực này còn thể hiện ở chỗ phải biết: “Một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng” [27, tr.288].

Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người công chức và quyết định hiệu quả công việc của họ. Năng lực thường có quan hệ mật thiết với quyền lực, hiệu lực và hiệu quả. Quyền lực chỉ là tiền đề cho năng lực, năng lực là thước đo hoặc là chuẩn mực biểu thị quyền lực của bộ máy nhà nước trong thực tiễn đời sống xã hội. Nếu một cá nhân hay tổ chức nào đó có quyền hạn to lớn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho nhưng bản thân họ không có năng lực hoặc năng lực yếu kém thì họ không thể biến thẩm quyền đó thành hiện thực nghĩa là không thể thực hiện được quyền lực của mình. Lênin đề cao trình độ năng lực của người cán bộ, công chức. Người viết: “chỉ dựa vào tinh thần xung kích phấn khởi và nhiệt tình không thôi, thì không thể làm được gì cả”[44, tr.253], “Lòng trung thành được kết hợp với năng lực hiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về tổ chức thì chỉ có lòng trung thành đó mới

có thế rèn luyện ra tổ chức lớn” [45, tr.509]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, mà phần lớn do công tác, do luyện tập mà có” [27, tr.40].

Một trong những yếu tố phản ánh năng lực của công chức nói chung và công chức phường nói riêng là năng lực chung bao gồm:

- Năng lực nhận thức, tư duy: năng lực nhận thức, tư duy là năng lực hết sức quan trọng không chỉ đối với công chức phường mà đối với bất kỳ cá nhân nào. Để quá trình thực thi công vụ có hiệu lực, hiệu quả đòi hỏi mỗi công chức phải có năng lực nhận thức thể hiện ở khả năng nhận biết nhanh, hiểu sâu sắc vấn đề, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực thi công vụ, có tư duy logic, biện chứng, giải quyết công việc dựa trên các quy định của pháp luật, có lòng say mê, hứng thú với công việc. Có năng lực nhận thức, công chức phường mới hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND phường tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả.

- Năng lực lập kế hoạch: trong quản lý hành chính ở phường, lập kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng, giúp UBND phường cũng như công chức phường xác định chính xác mục tiêu cần đạt được và cách thức thực hiện để đạt tới mục tiêu đó. Không có kế hoạch, các hoạt động của UBND phường sẽ diễn ra một cách ngẫu nhiên, tự phát và các nhà quản lý sẽ hành động theo cách ứng phó với các thay đổi dẫn đến hiệu quả quản lý không cao.

- Năng lực soạn thảo văn bản quản lý hành chính nhà nước: trong quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện chủ yếu, quan trọng để ghi lại, chuyển tải các quyết định và thông tin quản lý; là hình thức để cụ thể hóa pháp luật. Do đó, năng lực soạn thảo văn bản nói chung và văn bản QLHCNN nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng của công chức phường.

- Năng lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ: trong thực thi công vụ, công chức phường cần có sự phối hợp, hỗ trợ với các bộ phận và các công chức khác. Thực tế đã chứng minh, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong hoạt động hành chính là điều kiện cần để xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch, hiện đại, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực và hiệu quả.

- Năng lực xử lý và giải quyết tình huống: Năng lực xử lý tình huống của công chức phường thể hiện ở khả năng phân tích tình huống; khả năng dự báo, dự đoán, sử dụng quyền lực trong điều hành, đề ra phương án, giải pháp để giải quyết tình huống. Để có năng lực xử lý và giải quyết tình huống đòi hỏi công chức cấp xã phải biết kết hợp sự từng trải trong kinh nghiệm sống, sự hiểu biết pháp luật và sự khéo léo trong ứng xử.

- Năng lực giao tiếp, ứng xử: do đặc điểm của công chức phường vừa là người dân, vừa là người đại diện cho cộng đồng, vừa là người đại diện cho Nhà nước nên trong quá trình thực thi công vụ tất yếu nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột chi phối hoạt động công vụ của họ, đặc biệt trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước

Mặc dù công chức phường có những yêu cầu chung về năng lực như đã trình bày ở trên, nhưng đối với từng chức danh công chức phường các năng lực này đòi hỏi có những khác biệt, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của họ. Cụ thể là:

- Năng lực của công chức Tài chính - Kế toán:

+ Năng lực xây dựng, thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết toán ngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của phường;

+ Năng lực thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công tại phường;

+ Năng lực tham mưu cho UBND trong khai thác nguồn thu, thực hiện các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức phường thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 33 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)