Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức phường thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 87)

2.4.2.1. Về hạn chế

Mặc dù chất lượng công chức phường đã có nhiều thay đổi cả về số lượng và chất lượng, nhưng so với Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, công chức phường ở TP. Tuyên Quang chưa đạt chuẩn về trình độ quản lý nhà nước, lý luận chính trị tương đối nhiều, kể cả cán bộ chủ chốt và số lượng cán bộ chưa qua lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị còn chiếm tỉ lệ lớn. Cụ thể: 44% công chức chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ quản lý Nhà nước; 25% công chức chưa tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị; 6% công chức chưa đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ. Mặt khác, việc phân bổ số lượng công chức theo chức danh chưa hợp lý: Công chức Tư pháp - Hộ tịch ở phường Ỷ La chưa có công chức TP-HT, trong khi đó phường Tân Quang lại bố trí 02 công chức TP-HT; chức danh công chức ĐC-XD bố trí chưa hợp lý ở 2 phường Nông Tiến và Tân Quang công chức ĐC-XD lại bố trí 03 người.

Công chức phường phải là những người tinh thông chuyên môn, thành thạo các kỹ năng quản lý nhà nước về lĩnh vực được giao phụ trách. Thực tế, ở TP. Tuyên Quang hiện nay, công chức phường còn lúng túng trong việc đề xuất, tham mưu trong việc giải quyết một số công việc cụ thể mà mình phụ trách, đặc biệt là xử lý tình huống quản lý nhà nước, có nhiều trường hợp họ không giải quyết được nên đã đùn đẩy lên cấp trên hoặc cũng có trường họp họ không giải quyết đựơc nhưng cũng không báo cáo với Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND

để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết vụ việc, có nhiều công chức chưa thực sự am hiểu chính sách, pháp luật nên giải quyết công việc chưa đúng, cũng có những trường hợp mặc dù họ biết quy định của pháp luật nhưng không có kỹ năng để giải quyết công việc dẫn đến công việc bị ùn tắc, ứ đọng, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở thấp.

Đồng thời, với trình độ lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà Nước của công chức phường như trên đã phần nào hạn chế năng lực quản lý Nhà nước của đội ngũ này. Một bộ phận nhỏ công chức có biểu hiện dao động, cơ hội, gây khó khăn cho nhân dân, làm giảm hiệu quả quản lý ở cơ sở.

Trong bối cảnh an ninh quốc gia có nhiều diễn biến phức tạp và sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong nền kinh tế tri thức, những hạn chế này cũng là nguyên nhân cản trở việc khai thác và sử dụng tối đa, có hiệu quả nguồn lực, lợi thế của địa phương. Thực tế cho thấy, năng lực quản lý nhà nước của bộ phận nhỏ công chức phường ở TP. Tuyên Quang còn nhiều hạn chế.

* Một số hạn chế của từng chức danh công chức phường TP. Tuyên Quang: - Công chức Văn phòng - Thống kê: Công tác soạn thảo văn bản quản lý đôi khi làm chưa tốt, giải quyết các thủ tục đôi lúc chưa linh hoạt khi lãnh đạo bận công việc đột xuất, chưa kịp thời điều chỉnh bổ sung việc làm cho phù hợp. Nhiều công chức văn phòng gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch làm việc cho cơ quan, cho lãnh đạo; công tác tổ chức các kỳ họp, hội nghị vẫn còn làm chưa đúng quy trình, thủ tục. Việc đảm bảo điều kiện vật chất phục vụ cho các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, UBND và việc nhận - trả kết quả trong giao dịch công việc giữa UBND với cơ quan, tổ chức và công dân theo cơ chế một cửa còn hạn chế.

- Công chức Tài chính - Kế toán: Thực hiện dự toán thu - chi ngân sách vẫn còn hạn chế, việc quản lý các dự án xây dựng cơ bản, tham mưu cho UBND phường trong khai thác nguồn thu còn hạn chế, nhất là công tác lập các dự toán và quyết toán dự án các công trình xây dựng mà phường làm chủ đầu tư. Năng lực báo cáo tài chính, ngân sách nhiều khi còn chậm so với quy định.

- Công chức Địa chính - Xây dựng: Việc tham mưu giúp UBND phường hoà giải, tranh chấp đất đai đôi khi chưa thuyết phục dẫn đến tranh chấp kéo dài, vượt cấp, tham gia xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở phường chưa thực sự

khoa học và tầm vĩ mô, chưa khai thác hiệu quả được tiềm năng, lợi thế của đất; việc tuyên truyền, phổ biến Luật đất đai chưa sâu rộng trong nhân dân; việc tham mưu cho UBND phường quản lý công tác xây dựng, giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật còn chậm; khả năng kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm luật đất đai để kiến nghị UBND phường xử lý chưa kịp thời.

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch: Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân hiếu biết về pháp luật và lấy ý kiến nhân dân đối với các dự thảo luật còn hạn chế. Công tác hộ tịch của công chức ở nhiều nơi chưa tốt, tình trạng nể nang khiến cho việc thực hiện pháp luật về khai tử, kết hôn, nhận con nuôi chưa hiệu quả. Việc phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổhoà giải trong giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp, thi hành biện pháp giáo dục tại phường chưa thực sự hiệu quả.

- Công chức Văn hoá - Xã hội: Công tác nắm bắt thông tin và tình hình môi trường văn hoá ở địa phương chưa nhạy bén. Công tác tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình KT- XH ở địa phương và việc báo cáo thông tin về dư luận quần chúng lên Chủ tịch UBND phường chưa tốt. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho đối tượng chính sách còn chậm và chất lượng chưa cao.. Việc tổ chức và thu hút phong trào văn nghệ quần chúng ở cấp phường chưa hiệu quả, công tác tham mưu cho UBND phường về các hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân còn nghèo nàn.

- Công chức Chỉ huy trưởng quân sự: Việc tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân phường lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch huấn luyện còn chậm, chưa sát với thực tế của địa phương; công tác huy động dân quân huấn luyện còn chưa đảm bảo; việc phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở phường tổ chức lực lượng dân quân tham gia làm công tác vận động quần chúng còn chưa thường xuyên.

Ngoài ra, các yếu tố về cơ cấu, số lượng, nhận thức về đường lối đổi mới và cơ chế mới còn chậm và chưa đầy đủ; tư duy kinh tế chậm đổi mới để phù hợp với sự phát triến của kinh tế thị trường; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu

cái mới, thiếu năng động, sáng tạo, tác phong, lề lối làm việc chậm chạp ...đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.

2.4.2.2. Nguyên nhân hạn chế về chất lượng của công chức phường ở TP

Tuyên Quang

Xét về nguyên nhân hạn chế chất lượng công chức phường ở TP Tuyên Quang bao gồm nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Thứ nhất, bản thân công chức phường nhiều khi chưa thực sự tự giác, chủ động trong công việc và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Cuộc sống gia đình nhiềucông chức còn khó khăn hoặc những công chức trẻ có thu nhập thấp nên điều kiện để tham gia học tập, giành thời gian tận tâm cho công việc còn hạn chế.

Thứ hai, trình độ sản xuất hàng hoá, cơ sở vật chất kỹ thuật của TP. Tuyên Quang khá tốt. Đây là môi trường lợi thế đế công chức rèn luyện, trưởng thành nhưng cũng là nguyên nhân khiến họ chịu những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường, yếu tố này đã tác động không nhỏ đến quá trình điều hành và năng lực quản lý nhà nước của công chức phường.

Thứ ba, chế độ tuyển dụng còn nhiều điểm bất cập về nội dung và hình thức thi tuyển, quy trình đánh giá công chức tập sự và thời gian tập sự. Đồng thời, công tác tuyển dụng trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đảm bảo tính khách quan, một số công chức được tuyển dụngnhờ vào các mối quan hệ quen biết (xem bảng 2.8)

Bảng 2.8. Tỉ lệ phù hơp của công tác tuyến dụng, sử dụng, đánh giá, xếp loại công chức đến chất lượng công chức phường ở TP. Tuyên Quang hiện nay

(Nguồn: Tác giả điều tra tháng 6 năm 2016)

TT Nội dung đánh giá

Tỉ lệ lựa chọn (%) Rất phù hợp Phù hợp Tươngđối phù hợp Không phù hợp Rât không phù hợp 1 Công tác tuyên dụng 47,1 39,3 9,0 4,7 0 2 Bốtrí, sử dụng 35,8 34,1 20,8 9,3 0 3 Đánh giá, xếp loại 23,2 43,2 24,0 9,6 0

Kết quả điều tra cho thấy, vẫn còn 4,7% công chức đánh giá công tác tuyển dụng công chức phường trên địa bàn TP hiện nay là không phù hợp (Họ cho rằng cần có cơ chế tuyển thẳng để thu hút sinh viên giỏi ở các trường ĐH, CĐ về phục vụ địa phương); 9,3% ý kiến cho rằng việc bố trí, sử dụng công chức và 9,6% ý kiến cho rằng việc đánh giá, xếp loại công chức là không phù hợp.

Thứ tư, việc bố trí công chức ở một số phường chưa bám sát tiêu chuẩn chức danh. Một phần là do lịch sử để lại (số lượng này ít và đang sắp đến tuổi về hưu), phần còn lại là do quen thân, dòng tộc nên được bố trí làm các công việc chuyên môn, do đó chưa chuẩn hoá theo quy định và yêu cầu, từ đó không đảm bảo hiệu quả của công việc.

Thứ năm, ở một số phường chưa làm tốt công tác phân công công việc cho từng công chức nên dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp công việc hoặc thiếu trách nhiệm, đùn đẩy công việc cho nhau. Khi công chức không biếtđược rõ về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mình thì việc thực thi công vụ sẽ không đem lại hiệu quả cao.

Hình 2.4. Tỉ lệ về sự phù hợp của chƣơng trình, tài liệu, giảng viên và cơ sở vật chất ở các khóa học

(Nguồn: Xử lý từ phiếu điều tra)

Thứ sáu, một số cấp uỷ và tập thể lãnh đạo chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nguyên tắc, nghị quyết, quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác tổ

chức và quản lý công chức nên chưa tạo được quyết tâm và sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện. Trong thời gian dài vừa qua, các cấp, các ngành chưa xây dựng được quy hoạch mang tầm chiến lược về công chức nhất là tiêu chuẩn cho từng chức danh công chức phường. Chưa xử lý kỷ luật nghiêm minh và kịp thời những công chức, đảng viên có nhiều sai phạm. Điều kiện, phương tiện cần thiết cho công chức phường còn thiếu, chưa đồng bộ (xem hình 2.4)

Công chức các phường ở TP. Tuyên Quang cũng được lấy ý kiến về nội dung chương trình, tài liệu các khóa học đã được tham gia. Hầu hết, các ý kiến đều cho rằng chương trình, tài liệu, giảng viên và cơ sở vật chất ở các khóa học là phù hợp (trung bình đạt 54,2%), còn ở mức độ rất phù họp (trung bình đạt 19,2%) và tương đối phù hợp (trung bình đạt 23%). Tuy nhiên vẫn còn 3,3% số phiếu được hỏi cho rằnggiảng viên,tài liệu giảng dạy cho công chức ở các khóa học và 8,3% cho rằng cơ sở vật chất phục vụ cho học tập của công chức là không phù hợp.

Thứ bảy, việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, tin học và ngoại ngữ cho công chức phường còn chậm và nếu có đào tạo thì nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa thiết thực, còn thiên về lý luận, chưa chú trọng kỹ năng xử lý tình huống thực tế; nội dung chương trình đạo tạo, bồi dưỡng chưa gắn với từng chức danh đảm bảo đáp ứng nhu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức phường ở TP. Tuyên Quang.

Thứ tám, các quy định của TW về chế độ, chính sách đối với công chức phường chậm được đổi mới, mức phụ cấp thấp, chưa tương xứng với yêu cầu công việc, chưa có sức hấp dẫn đối với những người có trình độ đại học chính quy, những người khá giỏi về công tác tại phường. Lương thấp dẫn đến chất lượng cuộc sống không đảm bảo, công chức phường không thể yên tâm công tác và phục vụ hết sức cho nền công vụ nhà nước.

Thứ chín, công tác đánh giá công chức nói chung và công chức phường nói riêng còn mang nặng tính hình thức, chưa phản ánh đúng được thực chất công chức.

Thứ mười, công tác thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ chưa được thực hiện thường xuyên nên những vấn đề sai phạm của công chức phường chưa được khắc phục kịp thời; công tác thi đua khen thưởng đối với những công chức làm việc có hiệu quả còn chậm.

Tiểu kết chƣơng 2

Với lợi thể về vị trí địa lí và thuận lợi về tự nhiên, xã hội, TP. Tuyên Quang có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng công chức nói chung và công chức phường nói riêng. Qua phân tích chất lượng công chức phường ở TP. Tuyên Quang nhận thấy, về cơ bản chất lượng công chức phường đã đáp ứng được yêu cầu theo quy định và họ giữ vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp lớn trong tiến trình phát KT-XH ở địa phương, nâng cao vị thế của thành phố Tuyên Quang trong vùng miền núi phía Bắc nói chung và tiểu vùng Đông Bắc nói riêng. Tuy nhiên, trước yêu cầu của thời kỳ đấy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế; thiếu về số lượng theo quy định (ở một số phường) và hạn chế về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu, tạo nguồn cán bộ trẻ còn chậm; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, kém năng động, sáng tạo còn phố biến trong một bộ phận công chức; một số công chức có biếu hiện dao động, bè phái, ... đã làm giảm uy tín với nhân dân, hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở thấp. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu do chưa xây dựng được quy hoạch mang tính chiến lược về công chức, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nướccho công chức ở cơ sở.

Để bảo đảm hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở cơ sở, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân ở các phường trên địa bàn TP đòi hỏi các cấp uỷ Đảng và chính quyền TP. Tuyên Quang cần tiến hành sơ kết thường xuyên, tổng kết, đánh giá đúng thực trạng công chức phường. Từ đó, quán triệt các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho phù hợp với thực tiễn, kịp thời và đồng bộ. Đồng thời, có cơ chế chính sách phù hợp trong tuyển dụng và quy hoạch công chức, thu hút được nhân tài.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG CHỨC PHƢỜNG Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG,

TỈNH TUYÊN QUANG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chất lượng công chức phường thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)