Nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài kho bạc nhà nước quận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, TP.Hà Nội (Trang 25 - 27)

Một là,hệ thống quy định của pháp luật về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi NSNN cho các trường THCS qua KBNN:

Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý quỹ ngân sách. Khi Luật ngân sách nhà nước được ban hành, thì cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN mới được hình thành và đi vào cuộc sống. Sau khi Luật Ngân sách nhà nước ra đời thì một loạt chế độ chính sách về quản lý và kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN được ban hành, đó là nghị định của chính phủ, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các bộ, ngành chức năng, các văn bản của KBNN. Đây là hệ thống chế độ, chính sách làm cơ sở cho KBNN thực hiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS. KBNN không thể thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS được nếu như không có hệ thống hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách về chi thường xuyên NSNN.

Hiện nay, hệ thống luật pháp và chế độ, chính sách chi và kiểm soát chi thường xuyên cho các trường THCS của chúng ta hiện nay ban hành đã khá đầy đủ, đồng bộ và tương đối sát với thực tiễn cuộc sống. Nhưng do chi thường xuyên NSNN đa dạng, phức tạp và rộng khắp, đồng thời chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, nên nhiều khi ban hành còn thiếu cơ sở thực tế để thực hiện, có tình trạng chưa đồng bộ. Các văn bản càng đầy đủ, chi tiết, độ bao quát sâu sát với thực tế chi NSNN thì càng tạo ra môi trường thuận lợi cho KBNN thực hiện việc kiểm soát chi, ra quyết định thanh toán hay từ chối thanh toán đối với từng khoản chi của đơn vị. Tránh trường hợp các văn bản chồng chéo, không hợp lý trong thực thi văn bản.

Đối với các khoản chi từ nguồn NSNN cần có hệ thống quy định liên quan đến cấp phát thanh toán như một quy chuẩn để tất cả các đơn vị thực hiện, tránh việc chi trả không đúng, sử dụng lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

Hai là,năng lực quản lý điều hành của cơ quan chính quyền địa phương và sự phối hợp trong quá trình điều hành ngân sách

Tổ chức bộ máy chính quyền địa phương là nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN. Khi bộ máy chính quyền được bố trí khoa học, hợp lý thì quy trình phân bổ dự toán, phê duyệt dự toán NSNN không bị trùng lặp, chồng chéo, hạch toán cân đối NSNN tại KBNN phản ánh đúng kết quả cân đối ngân sách giữa các cấp chính quyền, quyết toán số liệu ngân sách thường xuyên khi hết niên độ ngân sách được thực hiện kịp thời nhằm phát hiện được những khoản chi còn sai sót của đơn vị giao dịch, tăng cường sự sát sao trong việc quản lý nguồn

ngân sách. Và ngược lại, nếu tổ chức cồng kềnh, phức tạp sẽ kéo theo sự phưc tạp trong quản lý ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương. Việc phối hợp trong quản lý điều hành giữa cơ quan cấp phát vốn là tài chính và cơ quan thanh toán là KBNN quận phải thật nhịp nhàng mới tạo điều kiện quản lý ngân sách một cách dễ dàng.

Ba là, sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo KBNN cấp trên:

Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình công tác của đội ngũ công chức là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm soát của KBNN trong chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS. Từ đó đặt ra yêu cầu công chức kiểm soát chi phải có trình độ nghiệp vụ cao, am hiểu một cách chuyên sâu các văn bản, thông tư, nghị định. Để có được điều đó, KBNN cấp trên liên tục tổ chức các cuộc thi về chuyên môn nghiệp vụ tại các đơn vị KBNN trên toàn quốc. Qua đây đào tạo lại kiến thức cho cán bộ công chức. Hổng chỗ nào đào tạo chỗ đó. Liên tục cập nhất văn bản nhà nước, giúp công chứckiểm soát chi nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên.Qua đó, giúp cho chất lượng hoạt động của nghiệp vụ được nâng cao, góp phần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của công chức của KBNN cấp huyện, mang lại sự hài long, tin tưởng của khách hang khi đến KBNN để giao dịch.

Hiện đại hóa công nghệ KBNN là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác KSC NSNN qua KBNN. Ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào hoạt động KBNN sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực đến toàn bộ hoạt động quản lý quỹ NSNN. Nhất là trong hoàncảnh hiện nay khi khối lượng chi thường xuyên NSNN qua KBNN ngày càng lớn và nhiều, thì việc phát triển ứng dụng công nghệ sẽ tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn.

Hạ tầng công nghệ lớn mạnh, hiện đại và an toàn là cơ sở cho việc trao đổi thông tin giữa KBNN, cơ quan tài chính và ĐVSDNS, giúp cho giao dịch ngày càng thuận tiện, tăng tính minh bạch đối với công tác KSC nâng cao hiệu quả quản lý ngânsách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, TP.Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w