Định hướng hoàn thiện kiểm soát chithường xuyênngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, TP.Hà Nội (Trang 65 - 66)

năm 2025

Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, việc xác định mục tiêu và những nhiệm vụ chủ yếu của KBNN trong giai đoạn mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội, phát triển nền tài chính công; góp phần tích cực vào thực hiện chiến lược phát triển KBNN đến năm 2025 đã được chính phủ phê duyệt như sau: Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định trên cơ sở cải cách chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt chức năng: quản lý NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước để tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai; minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của nhà nước.

Mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Tây Hồ đối các trường THCS cũng nằm trong mục tiêu chiến lược phát triển chung của Kho bạc Nhà nước. Đó là đổi mới công tác quản lý, kiểm soát chi dựa trên sự chỉ đạo của KBNN cấp trên tiến tới kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách, thực hiện phân loại các khoản chi ngân sách nhà nước theo nội dung và giá trị đến xây dựng quy trình kiểm soát chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro, phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, có chế tài xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức sai phạm hành chính về sử dụng ngân sách nhà nước.

Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử. Áp dụng các phương tiện thông tin hiện đại, các điều

kiện sẵn có về hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin để thực hiện công khai hóa thủ tục KSC NSNN qua KBNN. Kết quả của cải cách thủ tục hành chính phải được hướng đến đối tượng là đơn vị sử dụng ngân sách và các nhà cung cấp cho lĩnh vực công, một mặt đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch thông tin, mặt khác đảm bảo vai trò trung gian của KBNN bảo đảm thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Quy trình thủ tục KSC NSNN đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát và người thụ hưởng, đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.

Kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN Tây Hồ hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Quản lý cán bộ theo khối lượng và công việc được giao, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm vật chất của cán bộ trên từng vị trí công tác, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn cao, sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN Tây Hồ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mô hình tổ chức của Kho bạc Nhà nước.

KBNN Tây Hồvới chức năng quản lý quỹ NSNN cần phải cải cách mạnh mẽ về thể chế chính sách, tổ chức bộ máy, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính, ngân sách trong tình hình mới góp phần đấu tranh loại bỏ tiêu cực, nhũng nhiễu, chống tham nhũng, lãng phí, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền, tài sản của nhà nước. Vì vậy, định hướng hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN được đặt ra như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Kiểm soát chi thường xuyên NSNN cho các trường THCS qua Kho bạc Nhà nước Tây Hồ, TP.Hà Nội (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w